Viêm gan B mãn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng
Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 2 tỷ người bị nhiễm viêm gan B, trong đó, Việt Nam có tỷ lệ viêm gan B đứng ở top cao nhất thế giới (chiếm từ 10-20%). Mỗi năm có khoảng 700.000 người tử vong do viêm gan B mãn tính và các biến chứng của bệnh này. Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa viêm gan B mãn tính giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng tránh được mối nguy hiểm.
1. Viêm gan B mãn tính là gì?
Viêm gan B mãn tính là do virus viêm gan B (HBV) tấn công và làm tổn thương gan kéo dài trên sáu tháng (có hoặc không có triệu chứng) và những người bị nhiễm bệnh có thể lây lan virus sang người khác trong thời gian này. Viêm gan B mãn tính tiềm ẩn rất lâu, có thể kéo dài 15-30 năm, người bệnh ít có triệu chứng rõ ràng. Nếu bệnh không được phát hiện và có biện pháp can thiệp sớm có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan.(1)
Viêm gan B mãn tính diễn tiến âm thầm và ít có triệu chứng rõ ràng
2. Các triệu chứng của bệnh viêm gan B mãn tính
Viêm gan B thường có rất ít triệu chứng, triệu chứng mờ nhạt, hoặc không có triệu chứng (thường gặp ở trẻ nhỏ). Thông thường, triệu chứng của bệnh viêm gan mãn tính phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Một số triệu chứng thường gặp nhất ở người viêm gan B, bao gồm:
- Khó chịu ở vùng bụng trên không đặc hiệu
- Nước tiểu đậm
- Sốt
- Đau khớp
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
- Buồn nôn và ói mửa
- Suy nhược và mệt mỏi
- Vàng da và vàng mắt
Khi bệnh tiến triển thành mãn tính (trên 6 tháng sau khi nhiễm bệnh), một số người bệnh sẽ có các dấu hiệu của xơ gan với các triệu chứng sau:
- Cổ trướng hay còn gọi báng bụng, là tình trạng tích tụ dịch trong khoang bụng do tình trạng suy yếu chức năng gan
- Vàng da
- Ngứa
- Dễ bị bầm tím và chảy máu(2)
3. Viêm gan B mãn tính lây qua đường nào?
Viêm gan siêu vi B là do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Virus lây truyền qua máu, tinh dịch, dịch âm đạo hoặc các chất dịch cơ thể bị nhiễm virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể của người không bị nhiễm hoặc chưa được tiêm phòng. Bệnh không lây lan qua đường hô hấp như hắt hơi và ho.
Virus viêm gan B thường lây lan qua những đường sau:
- Lây qua đường máu: Do dùng chung kim tiêm có dính máu bị nhiễm virus, hoặc tiếp xúc với máu của người bị viêm gan B qua dụng cụ y tế hoặc các dụng cụ sắc nhọn chưa được tiệt khuẩn. Những người dùng chung kim tiêm chích ma túy, nhân viên y tế, và bất kỳ ai tiếp xúc trực tiếp với máu người bệnh đều có nguy cơ cao mắc bệnh viêm gan B.
- Quan hệ tình dục không an toàn: HBV có thể lây trong quá trình quan hệ tình dục nếu bị trầy xước, do virus có trong máu, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo của người bệnh.
- Lây từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai bị nhiễm HBV, có thể truyền virus sang con trong giai đoạn sinh nở.
4. Cách chẩn đoán bệnh viêm gan B mãn tính
Để xác định bệnh viêm gan B chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm một số xét nghiệm dưới đây:
Xét nghiệm máu: Giúp phát hiện virus viêm gan B trong cơ thể và có thể xác định bệnh nhân có kháng thể miễn dịch với bệnh này hay chưa. Xét nghiệm máu với 2 loại cơ bản sau:
- Xét nghiệm HBsAg: HBsAg là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B. Nếu kết quả là HBsAg (+) cho biết cơ thể đang bị nhiễm virus viêm gan B.
- Xét nghiệm Anti-HBs: Xét nghiệm này kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể đối với virus viêm gan B. Trường hợp đã tiêm vaccine viêm gan B hoặc đã bị nhiễm virus viêm gan B và khỏi bệnh, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể chống lại virus và kết quả xét nghiệm là dương tính. Anti-HBs có nồng độ >10mUI/ml sẽ có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi virus viêm gan B.
Xét nghiệm máu là cách để xác định cơ thể có nhiễm viêm gan B chính xác nhất
Ngoài 2 xét nghiệm trên, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm khác gồm xét nghiệm men gan AST, ALT, xét nghiệm HBeAg, Anti-HBe, Anti-HBc… để đánh giá chức năng gan, lượng virus, khả năng nhân lên của virus.., từ đó đưa ra hướng điều trị thích hợp.
- Siêu âm gan: Phương pháp này có thể đánh giá tình trạng tổn thương gan thông qua những hình ảnh gợi ý trên siêu âm.
- Sinh thiết gan: Bác sĩ có thể lấy một mẩu gan nhỏ và soi dưới kính hiển vi để kiểm tra tổn thương gan. Để tiến hành phương pháp kiểm tra này, bác sĩ sẽ đâm một cây kim mỏng qua da và vào gan và lấy ra một mẫu mô để phân tích trong phòng thí nghiệm.
5. Điều trị viêm gan B mãn tính như thế nào?
Khác với viêm gan B cấp tính, bệnh sẽ thường tự hết mà không cần uống thuốc điều trị, những người bị viêm gan B mãn tính cần được theo dõi và điều trị suốt đời. Điều trị viêm gan B mãn tính có thể bao gồm:
- Thuốc kháng virus: Bao gồm các loại sau: entecavir (Baraclude), tenofovir (Viread), lamivudine (Epivir), adefovir (Hepsera) và telbivudine (Tyzeka). Các loại thuốc này sử dụng bằng đường uống, giúp chống lại virus và hạn chế khả năng gây hại cho gan.
- Thuốc tiêm interferon: Interferon alfa-2b (Intron A) chống lại virus và tăng cường miễn dịch, được dùng cho người trẻ, những người muốn tránh điều trị lâu dài hoặc những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản, muốn sinh con trong vài năm tới, sau khi hoàn thành một liệu trình điều trị hữu hạn. Đặc biệt, Interferon không được sử dụng trong thời kỳ mang thai. Thuốc có tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, nôn, khó thở và trầm cảm.
6. Viêm gan B mạn tính có nguy hiểm không?
Viêm gan B mãn tính nguy hiểm vì nó là một bệnh thầm lặng, không có triệu chứng rõ ràng, nên khó phát hiện bệnh. Siêu vi có thể tấn công gan lặng lẽ và liên tục trong nhiều năm mà không hay biết. Hầu hết những người bị nhiễm viêm gan B đều không biết mình bị nhiễm bệnh và có thể vô tình lây siêu virus sang người khác qua máu và dịch cơ thể bị nhiễm. Nếu không được phát hiện và kiểm soát bệnh kịp thời, bệnh có nguy cơ diễn tiến nặng thành suy gan, xơ gan hoặc ung thư gan dẫn đến tử vong.
Viêm gan nếu không phát hiện và kiểm soát kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm
7. Viêm gan B mãn tính có sinh con được không?
Đây là thắc mắc của nhiều người khi biết mình bị nhiễm viêm gan B mãn tính. Nhiều chị em lo lắng sợ mang thai em bé cũng bị nhiễm viêm gan B giống mẹ hoặc con sẽ bị dị tật nếu mẹ phải uống thuốc điều trị trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mẹ bị viêm gan B mãn tính vẫn có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh nếu tuân thủ theo điều trị của bác sĩ và tiêm phòng đầy đủ.
Nguyên nhân là virus viêm gan B có trong máu và dịch sinh dục của mẹ bầu nhưng hiếm khi truyền được qua nhau thai. Do vậy, mẹ bị viêm gan B không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi như các loại virus khác như cúm, rubella… Viêm gan B lây từ mẹ sang con đa số xảy ra trong thời kỳ chuyển dạ hoặc những tháng đầu sau sinh.
Mẹ bầu trong thời gian mang thai và sau sinh cần uống thuốc kháng virus trong máu, giúp giảm nguy cơ lây truyền virus sang cho con. Việc uống thuốc kháng virus và uống thời điểm nào cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và cần thăm khám định kỳ để theo dõi nồng độ virus. Phụ nữ bị viêm gan B trước, trong khi mang thai cần được tư vấn và theo dõi sức khỏe kỹ càng. Em bé sau khi sinh sẽ được tiêm vaccine trong vòng 24 giờ đầu. Ngoài tiêm sớm 01 mũi vaccine phòng viêm gan B để tạo ra miễn dịch chủ động, trẻ có mẹ dương tính với viêm gan siêu vi B còn cần tiêm 01 mũi Globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) là một loại kháng thể giúp trung hòa virus viêm gan B trong khi chờ tác dụng của vaccine. Nếu tuân thủ đúng phác đồ phòng ngừa thì nguy cơ em bé nhiễm virus hầu như không có.
8. Cách phòng ngừa viêm gan B mãn tính như thế nào?
Viêm gan B mãn tính là một bệnh lý nguy hiểm, chưa có thuốc điều trị triệt để, tuy nhiên tin vui là bệnh lý này đã có vaccine phòng ngừa hiệu quả. Bên cạnh đó, mọi người cần xây dựng lối sống lành mạnh.
8.1 Kiểm tra và tiêm chủng
- Đối với trẻ sơ sinh nên tiêm vaccine viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh và tiêm nhắc các mũi sau đó.
- Đối với người lớn, cần làm các xét nghiệm máu để xác định xem có đang nhiễm viêm gan B hay không, hoặc đã có kháng thể, có thể miễn dịch với bệnh viêm gan B, từ đó vaccine viêm gan B sẽ được chỉ định khi bạn không nhiễm viêm gan B và chưa có kháng thể miễn dịch.
8.2 Xây dựng lối sống lành mạnh
- Không tiêm chích ma tuý, không dùng chung kim tiêm với người khác.
- Không dùng chung các vật dụng chăm sóc cá nhân có thể dính máu (dao cạo râu, dụng cụ làm móng, bàn chải đánh răng…).
- Nếu là nhân viên chăm sóc sức khỏe hoặc nhân viên an toàn công cộng, hãy tuân thủ các biện pháp phòng ngừa chung về máu/dịch cơ thể và xử lý an toàn kim tiêm và các vật sắc nhọn khác.
- Hãy cân nhắc những rủi ro nếu muốn xăm mình, xỏ lỗ trên cơ thể hoặc châm cứu. Cần lưu ý các dụng cụ đã được khử trùng đúng cách chưa.
- Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su để ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả viêm gan siêu vi và HIV.
Với những trường hợp không may tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người bệnh viêm gan B thì cần báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời. Bệnh viêm gan B có thể được ngăn ngừa bằng cách chủng ngừa và tiêm HBIG (globulin miễn dịch viêm gan B) ngay sau khi tiếp xúc với virus. Những người mới tiếp xúc với HBV nên tiêm HBIG và chủng ngừa vaccine càng sớm càng tốt và tốt nhất là trong vòng 24 giờ, nhưng không quá 2 tuần sau khi bị phơi nhiễm.
Sử dụng tinh chất thiên nhiên bảo vệ gan từ sớm
Viêm gan là một bệnh lý được đặc trưng bởi sự hiện diện của các tế bào gan bị viêm. Trong đó, các nguyên nhân có thể khiến tế bào gan bị viêm, tổn thương và chết trên diện rộng bao gồm: vi rút gây viêm gan (A, B, C…), vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm mốc, các hóa chất độc hại từ bia rượu, thực phẩm nhiễm độc, thuốc lá, môi trường ô nhiễm, thuốc điều trị bệnh và các yếu tố tự miễn.
Các yếu tố độc hại trên khi vào cơ thể sẽ khiến tế bào Kupffer (đại thực bào thường trú ở gan) bị kích hoạt quá mức và sản sinh ra các chất gây viêm, đặc biệt là Interleukin, làm huỷ hoại tế bào gan, dẫn đến gan bị viêm và suy giảm chức năng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm gan có thể dẫn đến xơ gan, thậm chí ung thư gan.
Do đó, bên cạnh việc điều trị bệnh virus viêm gan A, B, C (nếu có), cần bổ sung các dưỡng chất đặc hiệu như Wasabia và S.Marianum để kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer, giảm quá trình viêm gan và tổn thương gan, phòng ngừa xơ hóa.
Hewel có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp chống độc, bảo vệ gan từ bên trong an toàn và hiệu quả
Sản phẩm Hewel đến từ Mỹ, kết hợp 2 tinh chất Wasabia và S.Marianum thiên nhiên bằng cách áp dụng công nghệ tiên tiến và phương pháp tinh chiết riêng biệt, đảm bảo chất lượng và độ tinh khiết cao của tinh chất. Mỗi ngày 2 viên giúp kiểm soát tốt tế bào Kupffer, mang đến hiệu quả kép chống độc, ngăn chặn sự phá hủy – tổn thương tế bào gan, bảo vệ gan từ bên trong đồng thời kháng khuẩn do nhiễm từ môi trường bên ngoài. Đây được xem là giải pháp toàn diện từ gốc nhờ tác động vào đúng tác nhân sinh bệnh.
Viêm gan B mãn tính là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại diễn tiến âm thầm với những triệu chứng mờ nhạt. Do vậy, bên cạnh tiêm vaccine phòng ngừa từ sớm, thì cần thăm khám sức khỏe định kỳ, điều chỉnh lối sống, kết hợp sử dụng các tinh chất thiên nhiên giúp đào thải độc tố, giúp lá gan hoạt động khỏe mạnh.