Viêm gan mạn tính: Triệu chứng, chẩn đoán và cách phòng ngừa
1. Viêm gan mạn tính là gì?
Viêm gan mạn tính là tình trạng viêm gan kéo dài ít nhất 6 tháng. Nguyên nhân phổ biến bao gồm virus viêm gan B, C và tác dụng phụ của một số loại thuốc. Tuy nhiên, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó phát hiện. Viêm gan mãn tính có thể tồn tại nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ. Có một số trường hợp bệnh khá nhẹ và không gây tổn thương đáng kể, song nhiều người tình trạng viêm làm tổn thương gan từ từ, dẫn đến xơ gan, suy gan và thậm chí là ung thư gan.
Viêm gan mạn tính là tình trạng viêm gan kéo dài trên 6 tháng
2. Các triệu chứng của viêm gan mãn tính
Theo nghiên cứu có khoảng ⅔ số người bị viêm gan mãn tính đều âm thầm tiến triển, không gây ra bất kỳ triệu chứng rối loạn gan nào cho đến khi bệnh diễn tiến nặng. Trong ⅓ còn lại bệnh phát triển từng đợt, và kéo dài hoặc tái phát sau đó vài tuần.
Viêm gan mãn tính thường có cảm giác rất mơ hồ như kém ăn và mệt mỏi. Một số triệu chứng đầu tiên khá phổ biến của bệnh viêm gan mãn tính là: đau tức vùng bụng trên, vàng da vàng mắt, đỏ lòng bàn tay, tích tụ dịch trong ổ bụng (cổ trướng).(1)
Biến chứng nguy hiểm hơn của bệnh viêm gan mãn tính là bệnh não gan. Nguyên nhân là do gan tổn thương nặng không thể loại bỏ chất độc hại ra khỏi máu như bình thường. Những chất này sau đó sẽ tích tụ trong máu ảnh hưởng đến não làm chức năng não bị suy giảm.
Viêm gan còn có xu hướng gây chảy máu, do tình trạng rối loạn đông cầm máu. Khi chức năng gan bị suy giảm, khả năng tổng hợp protein cũng như các yếu tố đông máu từ gan cũng bị suy giảm, làm cho quá trình đông máu gặp khó khăn hoặc kéo dài hơn bình thường. Vàng da, ngứa ngáy, phân bạc màu cũng là triệu chứng điển hình của người bị viêm gan do lúc này gan bị tổn thương không thể loại bỏ bilirubin khỏi máu. Bilirubin sau đó tích tụ trong máu và lắng đọng trên da. Phân có màu sáng do dòng chảy của mật ra khỏi gan bị tắc nghẽn và ít bilirubin được loại bỏ trong phân.
Tùy vào cơ địa của từng người mà bệnh có diễn tiến nhanh hay chậm, có người bị viêm gan mãn tính nhưng không tiến triển trong nhiều năm, tuy nhiên, nhiều người bệnh lại diễn tiến âm thầm và chỉ thể hiện ở giai đoạn nặng (xơ gan, ung thư gan).
3. Nguyên nhân viêm gan mạn tính
Viêm gan mạn tính xuất phát từ 3 yếu tố chính:
Do virus: virus viêm gan A, B, C, D, E. Trong đó, virus viêm gan C (HCV) chiếm khoảng 60-70% các trường hợp và ít nhất 75% các trường hợp viêm gan C trở thành mãn tính. 5-10% các trường hợp virus viêm gan B, và một ít có nhiễm phối hợp với virus viêm gan D trở thành bệnh mãn tính. Trường hợp hiếm gặp hơn, virus viêm gan E gây ra bệnh viêm gan mạn tính ở những người có hệ miễn dịch suy yếu như người đang dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch sau ghép tạng, người đang dùng thuốc để điều trị bệnh ung thư hoặc những người bị nhiễm HIV.
Do chất độc: rượu bia, thực phẩm nhiễm độc, thuốc (thuốc điều trị lao, thuốc giảm đau kháng viêm…), kim loại nặng, aflatoxins… Bệnh gan liên quan đến rượu bia và bệnh gan nhiễm mỡ không liên quan đến sử dụng rượu. Trong trường hợp hiếm gặp, viêm gan mạn tính là kết quả của việc thiếu alpha1-antitrypsin (một rối loạn di truyền), rối loạn tuyến giáp hoặc bệnh Wilson, một rối loạn do di truyền hiếm gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên liên quan đến lượng đồng bất thường trong gan.(3)
Thực phẩm nhiễm độc là một trong yếu tố góp phần làm gan suy yếu
Do tự miễn: Đây là nguyên nhân ít phổ biến hơn, tế bào gan bị tổn thương qua trung gian miễn dịch, chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh viêm gan không do virus hoặc gan nhiễm mỡ.
Những yếu tố gây hại (rượu bia, hóa chất, virus, vi khuẩn) khi xâm nhập vào cơ thể sẽ kích thích tế bào Kupffer (đại thực bào thường trú ở gan tạo ra phản ứng miễn dịch, đồng thời giúp loại bỏ các tế bào gan chết) sản xuất các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-ß… hủy hoại tế bào gan và làm chức năng gan bị suy giảm. Nếu không được phát hiện, điều trị, hỗ trợ đúng cách và kịp thời sẽ làm bệnh tiến triển thành xơ gan, thậm chí ung thư gan gây nguy hiểm đến tính mạng.
4. Chẩn đoán viêm gan mạn tính
Vì viêm gan mãn tính không có triệu chứng rõ ràng nên bệnh thường được phát hiện trong quá trình xét nghiệm máu định kỳ. Nếu nghi ngờ người bệnh bị viêm gan mãn tính, bác sĩ sẽ khám lâm sàng, và cận lâm sàng như quan sát màu sắc của da, đau vùng bụng (đặc biệt là góc trên bên phải của bụng), cũng như thăm khám phát hiện tình trạng tích tụ dịch trong ổ bụng (cổ trướng).
Xét nghiệm máu và nước tiểu: Nhằm kiểm tra chức năng của gan, cũng như thấy được mức độ nghiêm trọng của tổn thương gan, đồng thời xác định virus viêm gan nào gây ra. Men gan cao cũng là dấu hiệu của viêm gan mãn tính. Men gan được giải phóng khi tế bào gan bị viêm hoặc bị hư hỏng. Mức độ bilirubin, một sắc tố được tạo ra do sự phân hủy của các tế bào hồng cầu. Bilirubin tăng cao gây ra vàng da. Mức độ protein và các yếu tố đông máu để đánh giá gan đang hoạt động như thế nào.(2)
Sinh thiết gan là điều cần thiết trong việc xác định và chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của viêm gan, có để lại sẹo hoặc có dấu hiệu xơ gan hay không. Các sinh thiết có thể giúp xác định nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan.
Trong trường hợp bị viêm gan B mạn tính, người bệnh sẽ được chỉ định siêu âm định kỳ (6 tháng/lần) để sàng lọc ung thư gan. Mức độ alpha-fetoprotein tăng lên khi có ung thư gan. Người bị viêm gan C mạn tính được kiểm tra tương tự nhưng chỉ khi có kết luận xơ gan.
Ngoài ra, viêm gan mạn tính còn có các biểu hiện lâm sàng như nước tiểu đậm, dễ bị bầm tím và chảy máu tự phát, thậm chí lú lẫn có thể dẫn đến hôn mê. Nếu bệnh viêm gan mãn tính trở nên nghiêm trọng hơn, mọi người có thể gặp các triệu chứng khác, bao gồm: da (vàng da và mắt), bụng trướng, giảm cân, yếu cơ.
5. Cách điều trị viêm gan mạn tính
Tùy thuộc vào từng loại loại virus gây ra mà sẽ có các cách điều trị hợp lý khác nhau. Mục tiêu của điều trị viêm gan mãn tính là ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng thành xơ gan, suy gan hay ung thư gan.
Đối với viêm gan B và C mãn tính được điều trị bằng thuốc kháng virus. Các loại thuốc mới có tỷ lệ thành công rất cao.
Nếu bị viêm gan C, người bệnh nên chủng ngừa viêm gan A và B trừ khi xét nghiệm máu cho thấy đã miễn dịch với những loại virus này. Người bệnh có các triệu chứng viêm gan A hoặc B nghiêm trọng hơn so với người không bị viêm gan C.
Đối với những người viêm gan do rượu thì cần kiêng hoàn toàn rượu bia. Đối với những người gan nhiễm không do rượu bia thì cần giảm cân và cần tập thể dục nhiều hơn. Ngoài ra, những đối tượng có lượng đường trong máu cao thường xuyên, rất có thể tiến triển thành bệnh tiểu đường loại 2. Kiểm soát tốt lượng đường trong máu có thể giúp giảm sự tích tụ chất béo và viêm nhiễm trong gan.
Những người viêm gan do rượu thì cần kiêng hoàn toàn rượu bia
Những đối tượng có nghi ngờ bị xơ gan, bác sĩ sẽ chỉ định nội soi để phát hiện giãn tĩnh mạch thực quản, các tĩnh mạch giãn rộng trong thực quản có thể gây chảy máu đe dọa tính mạng. Khi nội soi, một ống soi mềm sẽ được đưa qua miệng vào thực quản của người bệnh. Ngoài ra, người bệnh cần kiểm tra định kỳ bằng xét nghiệm máu (alpha fetoprotein) và siêu âm để tầm soát ung thư gan giai đoạn đầu.
Sử dụng Corticosteroid và các loại thuốc khác như azathioprine để ức chế hệ thống miễn dịch là phương pháp điều trị chính của bệnh viêm gan mãn tính tự miễn dịch. Những loại thuốc này thường làm giảm các triệu chứng, giảm viêm gan và kéo dài thời gian sống sót.
Viêm gan mãn tính liên quan đến thuốc cần ngừng hoặc trao đổi với bác sĩ thay đổi thuốc. Trong trường hợp bệnh tiến triển thành xơ gan hoặc suy gan, bác sĩ sẽ tính đến phương pháp ghép gan.
Song song với phác đồ điều trị của bác sĩ thì người bệnh cần xây dựng lối sống lành mạnh. Một chế độ ăn uống cân bằng và thể chất tốt có thể giúp bệnh nhân chống lại sự mệt mỏi và cải thiện sức khỏe tổng thể. Đặc biệt, người bệnh cần ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, hạn chế ăn mặn, nhiều dầu mỡ, nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc bổ sung nào, bao gồm thuốc theo toa, không kê đơn và thuốc thay thế, vì có những loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan, làm tổn hại thêm cho chức năng gan đã bị suy yếu.
6. Cách phòng ngừa nhiễm viêm gan mạn tính
Với những biện pháp phòng ngừa sau đây, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh:
- Nên nghỉ ngơi đúng cách: Các chuyên gia khuyến nghị, mọi người cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Không nên thức khuya, làm việc quá sức, tránh cơ thể mệt mỏi, suy yếu.
- Tránh sử dụng rượu bia: Rượu bia chính là nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan, vừa là yếu tố tăng tốc độ tiến triển bệnh nhanh hơn. Những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan mãn tính nếu uống rượu bia có thể khiến suy gan, xơ gan, thậm chí ung thư gan diễn tiến nhanh hơn.
- Tránh sử dụng các loại thuốc có thể gây tổn thương gan: Mọi người cần tham vấn ý kiến bác trước khi dùng bất kỳ loại thuốc bổ sung nào, bao gồm thuốc theo toa, không kê đơn và thuốc thay thế, vì có những loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan, làm tổn hại thêm cho chức năng gan đã bị suy yếu.
- Không tiếp xúc trực tiếp với máu của người khác: Không dùng chung đồ dùng cá nhân như dao cạo hay bàn chải đánh răng. . Quan hệ tình dục an toàn. Không hiến máu, bộ phận cơ thể hoặc tinh dịch và cho nhân viên y tế biết khi bản thân nhiễm virus.
- Có chế độ dinh dưỡng vệ sinh, vận động khoa học: Lựa chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Cần đa dạng nhóm thực phẩm, ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, ưu tiên rau củ, trái cây, ngũ cốc, hạn chế thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, ăn ít mỡ động vật. Vệ sinh thân thể sạch sẽ, tập thói quen rửa tay sạch trước khi ăn.
- Nên khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần, giúp người bệnh kiểm tra tình trạng sức khỏe, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của gan. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, tránh để bệnh tiến triển nặng.
- Tiêm vaccine phòng ngừa bệnh: Theo đánh giá của các chuyên gia, việc tiêm vaccine đạt hiệu quả đến 95%. Viêm gan mãn tính có nhiều nhóm khác nhau: A, B, C, D, song, hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh Viêm gan C, D. Tuy nhiên, viêm gan C đã có thuốc chữa rất hiệu quả. Trong khi đó, viêm gan B gần như không chữa được và phải uống thuốc suốt đời..
Viêm gan mạn tính nên ăn gì kiêng gì? Tìm hiểu chế độ ăn uống dinh dưỡng cho người bệnh và cách phòng ngừa bệnh.
Sử dụng tinh chất thiên nhiên giúp chống độc, bảo vệ gan
Bên cạnh tiêm phòng điều chỉnh lối sống, sinh hoạt và ăn uống khoa học, cân bằng, thì nên chủ động sử dụng tinh chất thiên nhiên bảo vệ gan từ sớm, ngăn ngừa tổn thương gan sâu rộng. Bằng nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời sản phẩm Hewel được xem là giải pháp chăm sóc gan tối ưu, hỗ trợ ngăn ngừa tổn thương gan mang lại hiệu quả vượt trội, được các chuyên gia khuyên dùng.
Hewel là sự kết hợp của bộ đôi tinh chất thiên nhiên Wasabia và S.Marianum có tác dụng kiểm soát tốt hoạt động của tế bào Kupffer giúp phòng và cải thiện các bệnh về gan, tăng khả năng chống độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (vi sinh vật, hóa chất, thuốc cải thiện bệnh,…), hỗ trợ các liệu pháp khắc phục viêm gan siêu vi B, C; giảm tác hại của hóa trị. Sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến bậc tại Mỹ, giữ được trọn vẹn độ tinh khiết cao của tinh chất. Những thành phần trong sản phẩm đã được kiểm chứng khoa học về tính an toàn và hiệu quả nên người dùng có thể yên tâm sử dụng dài lâu. Chỉ cần sử dụng 2 viên mỗi ngày (sáng, tối) giúp gan hoạt động trơn tru, khỏe mạnh, phòng ngừa các bệnh lý về gan nguy hiểm.
7. Các thắc mắc liên quan về bệnh viêm gan mạn tính
Có rất nhiều câu hỏi xung quanh bệnh viêm gan mạn tính:
7.1 Viêm gan mạn có nguy hiểm không?
Viêm gan mạn tính chính là giai đoạn viêm gan nặng. Bệnh viêm gan mạn tính có thể diễn biến thành xơ gan, ung thư gan. Giai đoạn này người bệnh mệt mỏi, yếu sức, sụt cân nhanh, việc điều trị trở nên khó khăn.
7.2 Viêm gan mạn tính có chữa khỏi không?
Có những nguyên nhân gây viêm gan mạn tính có thể được chặn đứng hoặc chữa khỏi như thuốc kháng virus, ngưng dùng rượu bia, các loại thuốc hoặc độc chất hại gan, hoặc có những phương pháp điều trị giúp người bệnh có thể chung sống lâu dài với tình trạng viêm gan. Vì vậy người bệnh nên được bác sĩ thăm khám sớm để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp
7.3 Viêm gan mãn tính có lây không?
Câu trả lời là có. Viêm gan mãn tính do virus có thể lây nhiễm được, tùy theo virus gây bệnh mà có con đường lây nhiễm khác nhau. Nếu viêm gan B, C, D lây truyền qua đường máu, từ mẹ sang con và qua quan hệ tình dục, thì viêm gan A, E lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa, do đồ ăn, thức uống, dụng cụ cá nhân bị nhiễm virus, chủ yếu trong nước bọt, nước tiểu, phân thải của người bệnh.
7.4 Viêm gan cấp và viêm gan mạn cái nào nguy hiểm hơn?
Viêm gan cấp tính chỉ là giai đoạn đầu của bệnh viêm gan. Chúng phát sinh đột ngột và thời gian mắc bệnh ngắn, chúng thường phát sinh trong vòng 6 tháng. Giai đoạn cấp tính thường người bệnh chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Tuy nhiên, khi bệnh kéo dài trên 6 tháng thì bệnh đang trên đà tiến triển nặng thành viêm gan mạn, xơ gan, hoặc thậm chí ung thư gan.
Viêm gan mãn tính là giai đoạn bệnh nặng, có thể diễn tiến nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị tích cực. Do vậy, người bệnh cần xây dựng lối sống khoa học, cần quan tâm chăm sóc cơ thể, thăm khám sức khỏe định kỳ và nên chủ động sử dụng các sản từ thiên nhiên giúp bảo vệ gan, chống độc hiệu quả từ bên trong.