Viêm gan bí ẩn ở trẻ em: Cảnh báo đã xuất hiện ở các nước Đông Nam Á

13-05-2022

Tác Giả: Đội Ngũ Hewel

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tính đến ngày 3 tháng 5, toàn cầu có 228 trẻ mắc, 4 trẻ tử vong vì bệnh viêm gan bị ẩn và được phát hiện ở 20 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có một số nước ở Đông Nam Á. Viêm gan do virus bí ẩn có thể âm thầm cướp đi sinh mạng của trẻ nhỏ, do đó, cha mẹ cần trang bị những kiến thức căn bản về căn bệnh này để chủ động phòng ngừa cũng như phát hiện sớm triệu chứng của bệnh và có giải pháp xử lý kịp thời.

1. Viêm gan bí ẩn là gì?

Khi nhắc đến viêm gan, phần lớn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến các loại viêm gan như viêm gan A, B, C. Triệu chứng chung của viêm gan là đau bụng, buồn nôn và nôn, nước tiểu sẫm màu, vàng da, vàng mắt, sốt và mệt mỏi. Tuy nhiên, viêm gan bí ẩn ở trẻ em là do adenovirus gây ra, không phải do virus viêm gan gây ra. WHO ghi nhận chủng adenovirus 41 trong ít nhất 70 ca viêm gan.

Và phần lớn trẻ em mắc viêm gan bí ẩn được ghi nhận trên thế giới có các triệu chứng liên quan đến tiêu hóa, đường ruột như nôn, tiêu chảy, đau bụng và thường đi kèm với vàng da, sốt nhẹ. Đặc biệt, tất cả trẻ em mắc căn bệnh viêm gan bí ẩn này trước đó đều rất khỏe mạnh, bình thường và không có triệu chứng bất thường gì, đây là điều hiếm thấy trước đây. Và đây cũng là lý do vì sao cụm bệnh nhi mới này lại gây ra nhiều lo ngại.

2. Nguồn gốc của bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ nhỏ

Trong tuyên bố, CDC Mỹ khẳng định: “tại thời điểm này, chúng tôi cho rằng adenovirus có thể là nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em đã được báo cáo. Tuy nhiên, các yếu tố khác vẫn đang được điều tra, trong đó có yếu tố môi trường.”

Theo báo cáo của WHO ngày 23/4/2022, trong tổng số 169 trẻ mắc viêm gan bí ẩn, 74 ca dương tính với adenovirus, trong đó 18 ca dương tính với adenovirus type 41. Thêm vào đó, tại Anh, nơi có số ca viêm gan bí ẩn được báo cáo nhiều nhất, gần đây cũng ghi nhận sự gia tăng đáng kể các trường hợp nhiễm adenovirus trong cộng đồng. Do vậy, adenovirus hiện là tác nhân được nghi ngờ nhất gây ra bệnh viêm gan bí ẩn.

Adenovirus là một nhóm virus phổ biến, thường lây nhiễm vào niêm mạc mắt, đường thở, phổi, ruột, đường tiết niệu và hệ thần kinh. Hơn 50 loại adenovirus có thể gây lây lan cho con người và các loại phổ biến nhất có thể gây ra bệnh đường hô hấp. Đặc biệt, các bác sĩ đã tìm thấy một loại adenovirus tuýp 41- một loại virus cảm cúm là thủ phạm gây nên hàng loạt ca viêm gan bí ẩn ở trẻ nhỏ trong thời gian gần đây và chiếm hơn nửa tổng số ca viêm gan cấp ở trẻ trên toàn cầu. Gần giống với virus SARS-CoV-2 gây ra bệnh COVID-19 hiện nay, adenovirus 41 lây lan chủ yếu qua giọt bắn đường thở, qua tiếp xúc gần, và qua tiếp xúc với bề mặt đồ vật dính giọt bắn của người mắc bệnh.

virus gây viêm gan cấp tính

Hình ảnh mô phỏng adenovirus gây viêm gan bí ẩn ở trẻ em (Ảnh: Native Antigen)

Các dữ liệu trước đây, loại adenovirus 41 từng gây ra viêm gan ở trẻ suy giảm miễn dịch. Tuy nhiên, lại chưa từng gặp viêm gan do adenovirus 41 gây ra ở trẻ khỏe mạnh. Vì khả năng cao đây là dòng adenovirus bất thường hoặc đã đột biến.

Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ viêm gan bí ẩn này đều xét nghiệm dương tính adenovirus, có thể bệnh nhân nhiễm adenovirus kết hợp với một số yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn đồng nhiễm loại virus khác, sau đó tiến triển thành viêm gan.(1)

Tiến sĩ Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện nghiên cứu Y khoa Woolcock Việt Nam (ĐH Sydney, Úc) cho biết, hầu hết trẻ mắc viêm gan bí ẩn này không tiêm vắc xin Covid-19 nên vắc xin không phải nguyên nhân gây bệnh. Do đó, vẫn chưa thể nhận định nhóm trẻ nào dễ mắc bệnh viêm gan bí ẩn này.

Tuy nhiên, một số giả thuyết khác cũng được đặt ra, nếu trẻ cùng bị nhiễm COVID-19 và adenovirus, sẽ gây ra hiện tượng trao đổi gen và khiến adenovirus dễ dàng đột biến hơn. Cụ thể, đa phần số trẻ em được phát hiện nhiễm viêm gan bí ẩn đều sống ở vùng trước đây phải chống chọi với dịch COVID-19.

Chuyên gia cho rằng, đây là cơ chế bình thường, có thể xảy ra khi bất kỳ dịch bệnh nào đang lưu hành. Các nhà nghiên cứu cũng nhận định, 10-20% trẻ nhiễm bệnh viêm gan trên từng mắc COVID-19, do đó, cũng không thể nói COVID-19 là nguyên nhân gây bệnh.

3. Tình hình các ca nhiễm ở các quốc gia trên thế giới

Ít nhất 16 quốc gia và 10 bang của Mỹ đã xác định hoặc đang điều tra các ca viêm gan bí ẩn ở trẻ khỏe mạnh. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) châu u, các trường hợp này vẫn chưa nhiều, với khoảng 200 trường hợp.

Điều đáng nói, đây là căn bệnh được các chuyên gia đánh giá có nhiều điểm bất thường. Theo Cơ quan An ninh Y tế (UKHSA), tại Anh, trong 4 tháng đầu năm nay số ca mắc mới cao bằng tổng số trường hợp ghi nhận trong năm 2021. Các chuyên gia cho biết hầu hết bệnh nhi đều hồi phục hoàn toàn và khỏe mạnh nhưng có khoảng 10% trường hợp chuyển tiến nặng, cần phải ghép gan.

Sau Anh, các nước như Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ireland, Israel, Italy, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Romania, Tây Ban Nha cũng đã báo cáo các trường hợp tương tự.

Ngày 2 tháng 5, Bộ y tế Indonesia thông báo rằng 3 bệnh nhi ở nước này đã tử vong vì viêm gan bí ẩn, nâng số ca tử vong toàn cầu do căn bệnh này lên 4 trường hợp, cùng với đó là 7 trường hợp đang cần phải ghép gan và hàng chục trẻ khác đang cần được theo dõi trên toàn cầu.

Các chuyên gia cho rằng những con số này có thể chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, viêm gan bí ẩn ở trẻ em có thể đã len lỏi vào rất nhiều quốc gia và sẽ trở thành làn sóng dịch bệnh mới trong thời gian sắp tới.

Cảnh báo! Bệnh viêm gan bí ẩn đang “nhóm lửa” ở Việt Nam

Bộ Y tế yêu cầu ngành y tế các địa phương khẩn trương tăng cường các biện pháp giám sát nhằm phát hiện sớm ca viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân, trong bối cảnh 20 nước ghi nhận trẻ mắc bệnh này, trong đó có khu vực Đông Nam Á.

Chiều 6/5 Sở Y tế TP HCM khuyến cáo các cơ sở y tế, đặc biệt bệnh viện chuyên khoa nhi cần tăng cường phát hiện trường hợp trẻ bị viêm bí ẩn. Khi có trẻ bệnh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) phải cùng nhau cùng thu thập thông tin và bệnh phẩm, xét nghiệm PCR và kỹ thuật metagenomics để tìm tác nhân gây bệnh, có phải do adenovirus hay các tác nhân khác.

Trước đó, Cục Y tế dự phòng cũng ra văn bản yêu cầu các viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur theo dõi chặt tình hình bệnh này, chủ động giám sát, triển khai biện pháp nhằm kiểm soát số ca mắc, ca chuyển nặng và tử vong. Đặc biệt, Trẻ sơ sinh, trẻ dưới một tuổi và nhóm có nguy cơ cao cần được tiêm vaccine viêm gan B để hỗ trợ phòng bệnh.

Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa ghi nhận ca viêm gan bí ẩn nào. Tuy nhiên, Bộ Y tế bật “còi cảnh báo” chúng ta không được chủ quan vì rất có thể bệnh đã “len lỏi” vào Việt Nam và đang khởi phát.

4. Trẻ dễ nhiễm viêm gan bí ẩn ở độ tuổi bao nhiêu?

Theo các chuyên gia, adenovirus là một bệnh nhiễm virus phổ biến ở người và đặc biệt là trẻ em. Hầu hết mọi đứa trẻ đều bị nhiễm adenovirus ít nhất một lần trước 10 tuổi. Trong đó, adenovirus type 41 chủ yếu lây lan qua đường tiêu hóa và là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm dạ dày – ruột cấp tính ở trẻ em.

Ước tính, có 50% trẻ em phát triển kháng thể với adenovirus 41 từ 1 tháng đến 16 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông tin thêm, Singapore thông báo về 3 trẻ tử vong nghi do viêm gan siêu vi không rõ nguyên nhân. Các nạn nhân là ba em bé 2, 8 và 11 tuổi, tử vong sau khi vàng da, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, nước tiểu sẫm màu. Ngoài ra, 145 trẻ em ở Anh mắc viêm gan bí mật, chủ yếu từ 5 tuổi trở xuống.

5. Các triệu chứng viêm gan do virus bí ẩn

Adenovirus 41 còn được gọi là adenovirus đường ruột, vì chúng có thể gây bệnh viêm dạ dày đường ruột, đồng thời gây tổn thương gan, suy gan nếu bệnh nghiêm trọng hơn. Chúng được coi là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây tiêu chảy ở trẻ em, sau rotavirus.

So với rotavirus, adenovirus 41 không có mô hình phát triển theo mùa mạnh mẽ bằng. Nếu như rotavirus phổ biến hơn vào mùa đông. Thì adenovirus 41 lưu hành nhiều vào những đợt thời tiết ấm áp hơn. Theo thống kê, trẻ em dưới 2 tuổi thường lây nhiễm virus trong đường ruột.

nguyên nhân viêm gan bí ẩn

Nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, sốt, mệt mỏi là những triệu chứng thường gặp khi trẻ mắc viêm gan bí ẩn

Theo TS.BS. Đinh Thế Trung, chuyên khoa Gan mật, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, tần suất trẻ em mắc viêm gan ở nước ta gần đây không tăng bất thường và chưa ghi nhận trường hợp nào do adenovirus gây ra. Do đó, các bậc cha mẹ nên theo dõi tình hình bệnh và các thông tin từ Bộ Y tế, không nên quá hoang mang, lo lắng. Biểu hiện lâm sàng của viêm gan bí ẩn nhìn chung là giống với bệnh viêm gan virus cấp tính do virus viêm gan A, B, C, D và E như mệt mỏi, đau cơ, chán ăn, nôn ói, đau bụng, sốt nhẹ trong vòng 3 – 10 ngày đầu tiên; tiêu chảy, thời gian tiêu chảy trung bình là 12 ngày, sau đó vàng mắt vàng da, tiểu sậm màu có thể xuất hiện, khi vàng mắt vàng da xuất hiện thì bệnh nhân không sốt. Adenovirus 41 ít gây nhiễm trùng đường hô hấp. Đa số trẻ sẽ tự hồi phục hoàn toàn nhưng có thể nghiêm trọng hơn ở những trẻ có hệ thống miễn dịch kém hoặc có bệnh nền, đặc biệt là đang mắc viêm gan khác.

Trước tình hình hiện tại, các bậc cha mẹ cần nắm rõ các triệu chứng này và đưa con em đến cơ sở y tế chuyên khoa khám ngay khi có biểu hiện nghi ngờ, nhất là khi có vàng mắt vàng da, tiểu sậm màu xuất hiện..

6. Phương pháp điều trị bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, trẻ nhiễm adenovirus thường không được chỉ định dùng kháng sinh, bởi thuốc chỉ có thể tiêu diệt vi khuẩn chứ không thể tiêu diệt hoàn toàn virus. Thông thường, bệnh sẽ tự hết trong vài ngày nếu được chăm sóc tốt. Một số vấn đề khác có thể xảy ra như nhiễm trùng, đau mắt đỏ hoặc viêm phổi kéo dài một tuần hoặc hơn. Trẻ có hệ miễn dịch kém và có bệnh nền cần được điều trị, theo dõi tại bệnh viện.

Các trường hợp đặc biệt hơn, bác sĩ sẽ yêu cầu truyền dịch nếu trẻ mất nước, truyền dịch tĩnh mạch để quản lý chức năng thận, tiêm kháng sinh để không xảy ra tình trạng nhiễm trùng và vitamin để tăng cường dinh dưỡng, trẻ thường hồi phục sức khỏe trở lại.

Các bác sĩ cũng khuyến nghị thêm, với trẻ nhiễm virus, cha mẹ nên cho con uống nhiều nước. Thông thường, trẻ mắc bệnh sẽ bị mất nước do sốt, nôn mửa và tiêu chảy. Phụ huynh nên bổ sung nhiều nước trái cây hoặc nước lọc và có thể cho trẻ dùng thêm nước điện giải để bù nước.

viêm gan bí ẩn ở trẻ nhỏ

Phụ huynh nên bổ sung nhiều nước trái cây hoặc nước lọc và có thể cho trẻ dùng thêm nước điện giải để bù nước khi trẻ mắc viêm gan cấp tính

Nên cho trẻ xì mũi và vệ sinh mũi thường xuyên. Đối với trẻ sơ sinh, CDC khuyến nghị cha mẹ nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi bé và sau đó hút mũi bằng một chiếc xi lanh. Tuy nhiên, cần thực hiện đúng cách để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của bé. Ngoài ra, các gia đình có thể bật máy tạo độ ẩm, phun sương để làm dịu tình trạng tắc nghẽn nếu trẻ có dấu hiệu tổn thương đường hô hấp trên, giúp trẻ hô hấp dễ dàng hơn.

Đặc biệt, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc hạ sốt (như acetaminophen hoặc ibuprofen), cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Chuyên gia cũng khuyến cáo không cho trẻ dùng các sản phẩm có chứa aspirin vì dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như hội chứng Reye, gây sưng phù ở não và gan, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ đang hồi phục bệnh.

Trong trường hợp viêm gan nặng, một số liệu pháp khác cũng có thể giúp gan hồi phục trở lại, tùy theo căn nguyên gây ra bệnh. Ngoài ra, nếu tình hình xấu đi và các tổn thương gan lan rộng, bác sĩ có thể sẽ cân nhắc với phương pháp ghép gan. Đến nay, đã có 8 trẻ đã được cấy ghép gan.

7. Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan bí ẩn

Cũng theo TS.BS. Đinh Thế Trung, adenovirus được lây truyền từ người bệnh sang người khác qua đường tiêu hóa (phân của người bệnh có chứa virus), đường hô hấp (chất tiết đường hô hấp khi người bệnh ho hay hắt hơi có chứa virus) và qua tiếp xúc trực tiếp (bắt tay) hoặc gián tiếp (tiếp xúc với bề mặt hay vật dụng nhiễm virus của một người bệnh, sau đó đưa lên mắt mũi miệng mà không sát khuẩn tay). Biện pháp phòng bệnh cho trẻ bao gồm đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn (nhất là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi chạm vào mắt mũi miệng của mình) vẫn là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Trẻ nên tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh, ngoài ra nên giữ khoảng cách an toàn với người khác, đặc biệt là ở những nơi công cộng, việc này có thể giúp ngăn ngừa adenovirus, mà còn phòng ngừa COVID-19 và các bệnh nhiễm trùng khác.

Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến nghị, tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần tiêm ngừa viêm gan B, không chỉ phòng ngừa được virus viêm gan B mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm gan khác, trong bối cảnh viêm gan bí ẩn đang “ngấp nghé” ở Việt Nam.

Đồng thời, cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và sinh hoạt khoa học để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, vệ sinh thường xuyên nhà cửa, các bề mặt trẻ thường xuyên tiếp xúc .Đặc biệt chú ý, khi trẻ có dấu hiệu tiêu chảy, nôn, sốt kéo dài, cùng với triệu chứng vàng da hay đi tiểu sậm màu cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

phòng ngừa viêm gan bí ẩn

Cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, khoa học, bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất giúp trẻ tăng sức đề kháng từ đó phòng ngừa được nhiều bệnh, trong đó có viêm gan do virus bí ẩn.

Tuy các ca mắc viêm gan bí ẩn hiện nay chỉ mới xuất hiện ở trẻ em nhưng không loại trừ người lớn và trẻ trên 18 tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh trong tương lai. Do đó, chúng ta cần có biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu bằng cách xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe, thực hiện biện pháp 5K theo khuyến nghị của Bộ y tế.

Chủ động chống độc, bảo vệ gan bằng các tinh chất thiên nhiên hiện là xu hướng mới. Các tinh chất như S. Marianum và Wasabia thiên nhiên được chứng minh là giúp kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer, từ đó tăng cường khả năng chống độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (virus, hóa chất, thuốc điều trị…), hỗ trợ liệu pháp điều trị viêm gan B,C. Đồng thời, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa các dưỡng chất thiết yếu trong cơ thể như lipid, protide; tăng cường hoạt động của tế bào gan, bảo vệ và tái tạo cấu trúc gan. Hewel cũng giúp hạ men gan, phòng và hỗ trợ chức năng gan trong các trường hợp viêm gan mạn tính, xơ gan, gan nhiễm mỡ…

Viêm gan bí ẩn ở trẻ nhỏ là một loại bệnh mới, cần nhiều hơn các dữ liệu nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới. Viêm gan bí ẩn có khả năng cướp đi mạng sống của trẻ, do đó các bậc phụ huynh cần cảnh giác cao, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám, kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Đánh giá bài viết
18-09-2023

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bệnh viêm gan C có tái phát không? Cách phòng bị mắc lại ra sao?

Bên cạnh viêm gan B và rượu, viêm gan C là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm mãn tính, xơ gan và ung thư gan. Do đó, nhiều người sau khi điều trị viêm gan C thành công lại lo lắng rằng không biết viêm gan C...
Chi tiết

4 cách phòng ngừa viêm gan B hiệu quả và đúng khoa học

Hiện nay, virus viêm gan B vẫn là mối đe dọa lớn đến sức khỏe toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2019, khoảng 296 triệu người đang sống chung với bệnh viêm gan B mãn tính, với 1,5 triệu ca nhiễm mới...
Chi tiết

Viêm gan B thể ngủ: Nguyên nhân, xét nghiệm và cách điều trị

Viêm gan B thể ngủ là một thể virus viêm gan B ở dạng ngủ, không hoạt động. Tuy nhiên, mọi người không nên chủ quan vì bệnh có thể trỗi dậy bất cứ khi nào khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút. 
Chi tiết

Viêm gan B cấp tính: Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết bệnh

Viêm gan B cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh viêm gan B, chúng thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng, bệnh nhân thường phát hiện bệnh khi ở giai đoạn mãn tính với các triệu chứng nặng như xơ gan, ung thư gan. 
Chi tiết

Bị viêm gan B có nên ăn trứng, vịt lộn không và cần lưu ý gì?

Chế độ ăn uống của người viêm gan B là vấn đề quan tâm của rất nhiều người. Trong đó, có thắc mắc viêm gan B có nên ăn trứng, vịt lộn hay không và cần lưu ý gì. Những thông tin này sẽ được giải đáp trong bài viết...
Chi tiết

7 cách phòng ngừa viêm gan siêu vi hiệu quả, chuẩn an toàn

Viêm gan siêu vi là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng gan và nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng xơ gan, suy gan và thậm chí là ung thư gan. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước...
Chi tiết