4 Bước phòng bệnh viêm gan A đơn giản

16-12-2019

Tác Giả: Đội Ngũ Hewel

Viêm gan A là bệnh nhiễm siêu vi, gây viêm và tổn thương gan tạm thời. Khác với viêm gan B và C, viêm gan A lây qua đường “phân – miệng”, người bệnh có thể nhiễm phải virus gây bệnh thông qua đường ăn uống sinh hoạt, tiếp xúc thông thường. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tiêm ngừa vaccine là những nguyên tắc cơ bản để phòng ngừa viêm gan A.

Những yếu tố rủi ro

phòng chống viêm gan a


Các loại rau củ tưới phân không được rửa sạch có thể tiềm ẩn nguy cơ chứa
virus viêm gan A

Virus viêm gan A không lây qua đường hô hấp như ho, hắt hơi, nó tồn tại trong phân người bệnh. Khi ăn uống những thực phẩm kém vệ sinh, tiếp xúc với phân người bị viêm gan A (dù rất nhỏ không nhìn thấy được) đều có thể nhiễm phải virus. Dưới đây là một số yếu tố rủi ro cần được nhận diện để phòng ngừa viêm gan A lây nhiễm:

– Rau củ tưới phân hữu cơ không được rửa sạch: các loại phân hữu cơ có ưu điểm là thân thiện với môi trường, không để lại dư lượng trong thực phẩm. Tuy nhiên, tại nhiều nơi việc dùng phân tươi, phân người bón trực tiếp cho cây trồng dẫn còn tồn tại. Các loại phân tươi chưa qua xử lý có thể gây ảnh hưởng tới dịch tễ, sức khỏe.

– Nguồn nước nhiễm bẩn, tương tự thực phẩm bẩn, nguồn nước kém vệ sinh cũng là một trong những môi trường mà virus viêm gan A có thể tồn tại.

– Quan hệ tình dục qua đường hậu môn, như đã nói viêm gan A lây chủ yếu qua phân người bệnh, quan hệ tình dục đồng tính nam hoặc qua đường hậu môn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

– Du lịch đến các quốc gia hoặc làm việc ở vùng dịch tễ viêm gan A.

– Sinh hoạt, dùng chung dụng cụ cá nhân với người bị viêm gan A.

Các biện pháp phòng chống viêm gan A

Viêm gan A hoàn toàn có thể lây lan trong sinh hoạt thông thường nếu vô tình tiếp xúc với virus từ người bệnh. Mọi người có thể tự làm giảm nguy cơ cho bản thân bằng những biện pháp phòng ngừa viêm gan A cơ bản.

Rửa tay

phòng tránh viêm gan a

Rửa tay với xà phòng và nước sạch giúp làm giảm rủi ro nhiễm bệnh viêm gan A

Để phòng bệnh viêm gan A, hãy rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn sau khi tiếp xúc với người bệnh, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Cần lưu ý khi đi vệ sinh ở nhà vệ sinh công cộng, đây là nơi dễ để lại virus từ người bệnh.

Rửa sạch rau, quả trước khi ăn

Đối với các loại rau, sản phẩm nông nghiệp dùng ăn sống cần được ngâm qua nước muối và rửa sạch trước khi ăn, tương tự với trái cây cũng cần được rửa kỹ và gọt vỏ. Chỉ mua thực phẩm tại nơi uy tín, tốt nhất là nắm rõ về nguồn gốc.

Tránh thức ăn, nguồn nước không sạch

ngăn ngừa viêm gan a

Cần hạn chế các món chưa được nấu chín kỹ như beefsteak, thịt tái để phòng bệnh
viêm gan A

Thực phẩm bẩn, nguồn nước không sạch là nơi tìm ẩn rủi ro viêm gan A và các loại virus gây bệnh khác. Để phòng bệnh viêm gan A cần chú ý hơn đến những điều sau:

– Cần hạn chế ăn các món ăn tái sống, nấu kỹ thức ăn, tránh ăn thịt cá chưa được nấu chín.

– Cẩn trọng với món ăn đường phố, hàng rong khi đi du lịch.

– Nên tìm hiểu về địa điểm du lịch trước khi đến, để đề phòng tốt nhất nên tiêm ngừa vaccine phòng chống viêm gan A trước 1 tháng nếu quốc gia bạn đến là vùng có nguy cơ cao nhiễm virus viêm gan A.

– Nên uống nước đã qua đun sôi để phòng chống viêm gan A.

Tiêm vaccine phòng bệnh

Viêm gan A chưa có phương pháp điều trị triệt để, do đó việc tiêm phòng đóng vai trò hết sức quan trọng. Tại Việt Nam, vaccine phòng bệnh viêm gan A chưa có trong chương trình tiêm chủng mở rộng, người có nhu cầu tiêm loại vaccine này cần chủ động đến các trung tâm tiêm chủng dịch vụ cao cấp để được tư vấn tiêm phòng.

Vaccine phòng chống viêm gan A cho trẻ nhỏ: Trẻ từ 12 tháng đến 15 tuổi cần tiêm 2 mũi vaccine cách nhau tối thiểu 6 tháng. Vaccine cho người lớn trên 15 tuổi, tiêm 3 mũi: Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu một tháng và mũi 3 cách mũi 1 tối thiểu 6 tháng.

Đánh giá bài viết
06-09-2023

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bệnh viêm gan C có tái phát không? Cách phòng bị mắc lại ra sao?

Bên cạnh viêm gan B và rượu, viêm gan C là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm mãn tính, xơ gan và ung thư gan. Do đó, nhiều người sau khi điều trị viêm gan C thành công lại lo lắng rằng không biết viêm gan C...
Chi tiết

4 cách phòng ngừa viêm gan B hiệu quả và đúng khoa học

Hiện nay, virus viêm gan B vẫn là mối đe dọa lớn đến sức khỏe toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2019, khoảng 296 triệu người đang sống chung với bệnh viêm gan B mãn tính, với 1,5 triệu ca nhiễm mới...
Chi tiết

Viêm gan B thể ngủ: Nguyên nhân, xét nghiệm và cách điều trị

Viêm gan B thể ngủ là một thể virus viêm gan B ở dạng ngủ, không hoạt động. Tuy nhiên, mọi người không nên chủ quan vì bệnh có thể trỗi dậy bất cứ khi nào khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút. 
Chi tiết

Viêm gan B cấp tính: Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết bệnh

Viêm gan B cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh viêm gan B, chúng thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng, bệnh nhân thường phát hiện bệnh khi ở giai đoạn mãn tính với các triệu chứng nặng như xơ gan, ung thư gan. 
Chi tiết

Bị viêm gan B có nên ăn trứng, vịt lộn không và cần lưu ý gì?

Chế độ ăn uống của người viêm gan B là vấn đề quan tâm của rất nhiều người. Trong đó, có thắc mắc viêm gan B có nên ăn trứng, vịt lộn hay không và cần lưu ý gì. Những thông tin này sẽ được giải đáp trong bài viết...
Chi tiết

7 cách phòng ngừa viêm gan siêu vi hiệu quả, chuẩn an toàn

Viêm gan siêu vi là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng gan và nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng xơ gan, suy gan và thậm chí là ung thư gan. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước...
Chi tiết