Ăn gan bổ gan đúng không? Ăn gan có bổ gì khác cho cơ thể không?

06:06 02/10/2023

Quan niệm dân gian thường cho rằng “ăn gì bổ nấy” như ăn thận bổ thận, ăn gan bổ gan… nên nhiều người khi gặp vấn đề về gan hay muốn cải thiện sức khỏe gan lại tích cực ăn gan động vật. Liệu điều này có cơ sở khoa học và thực sự có hiệu quả hay chỉ là một văn hóa truyền miệng? Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về tác dụng của gan động vật đối với sức khỏe trong bài viết này.

ăn gan bổ gan

Ăn gan bổ gan có đúng không?

Gan là một thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng và đạm khá cao. Trong danh sách các loại gan động vật theo thứ tự hàm lượng đạm từ nhiều đến ít, gan lợn đứng đầu (100g lợn có khoảng 18,9g đạm), tiếp đó là gan gà, gan bò và gan vịt. Qua đó có thể thấy gan là một nguồn cung cấp đạm quý báu cho cơ thể. Ngoài ra, gan còn chứa nhiều vitamin A, B, D và axit folic cần thiết cho sức khỏe.

Thông tin từ nhiều nghiên cứu cho thấy, hàm lượng vitamin A trong gan cao hơn nhiều so với các nguồn khác như sữa, trứng, thịt và cá. Ví dụ, trong 100g gan gà có khoảng 6.960mcg vitamin A, trong khi gan lợn có 6.000mcg và gan bò có 5.000mcg. Nếu xét về lượng chất sắt, gan lợn, gan bò và gan gà đều cung cấp một lượng đáng kể, với tỷ lệ tương ứng là 12g, 9g và 8g trong mỗi 100g. Bên cạnh đó, gan cũng là một nguồn giàu vitamin C và selen, đây là các dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.(1)

ăn gan bổ gì

Các món ăn từ gan động vật có nhiều chất dinh dưỡng

Mặc dù gan có nhiều lợi ích về mặt dinh dưỡng, nhưng vẫn có một số điểm cần lưu ý. Gan là cơ quan tham gia vào quá trình chuyển hóa và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Nếu gan của động vật không khỏe mạnh, bị nhiễm bệnh, khả năng hoạt động của gan sẽ suy yếu. Điều này có thể dẫn đến tích tụ các chất độc hại trong gan, gây nguy cơ cho sức khỏe của con người. Ngoài ra, gan động vật cũng có thể bị nhiễm ký sinh trùng như sán lá gan, chứa nhiều vi khuẩn, virus hoặc độc tố gây bệnh khác.

Hiện nay, hầu hết các loại gia súc và gia cầm được nuôi bằng thức ăn công nghiệp, các chất này khi tiếp xúc với cơ thể sẽ được gan tiếp nhận và xử lý. Do đó, gan cũng có thể chứa nhiều chất độc từ thức ăn này. Thêm vào đó, gan cũng là thực phẩm chứa nhiều cholesterol, vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến cáo người có vấn đề về chuyển hóa, béo phì và các rối loạn liên quan không nên tiêu thụ nhiều món ăn chế biến từ gan. Trong trường hợp này có thể thấy ăn gan bổ gan là điều chưa chính xác.

Người bị viêm gan ăn gan có tốt không?

Những người mắc các bệnh về gan, đặc biệt là bệnh lý liên quan đến chức năng chuyển hóa của gan, phải cẩn trọng khi tiêu thụ gan động vật. Khi cơ thể tiếp nhận quá nhiều thực phẩm với hàm lượng chất béo cao sẽ tạo áp lực lên gan, dẫn đến tình trạng gan làm việc quá sức, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, những người mắc các bệnh như viêm gan, rối loạn chuyển hóa, tăng cholesterol máu, thừa cân, béo phì, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và đái tháo đường cần hạn chế tiêu thụ gan động vật.

Bên cạnh đó, gan là thực phẩm chứa nhiều vitamin A và đồng. Ăn quá nhiều nhóm thực phẩm này có thể dẫn đến rủi ro nhiễm độc từ đồng và gặp phải tình trạng ngộ độc vitamin A. Do đó, mọi người không nên thường xuyên ăn gan, thậm chí người có sức khỏe bình thường cũng chỉ nên tiêu thụ một lần mỗi tuần để đảm bảo cân đối dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe.

Ăn gan có tốt không? Nên ăn gan động vật nào?

Về mặt khoa học, một loại thực phẩm được đánh giá tốt cho sức khỏe phải có giá trị dinh dưỡng, không gây hại cho cơ thể,… Dưới đây là một số thông tin của các loại gan động vật thường được sử dụng để chế biến thành món ăn, bạn có thể tham khảo.

1. Ăn gan bò có tốt không?

Gan bò chứa một lượng lớn protein, vitamin và khoáng chất. Mặc dù mọi người thường xuyên tiêu thụ các chế phẩm từ thịt bò, nhưng lại không chú trọng gan bò. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100gr gan bò, bạn có thể tìm thấy khoảng 133 calo, 20.35g protein, 4.78 miligam sắt và 274 mg cholesterol.

Dù chứa nhiều dưỡng chất nhưng tiêu thụ gan bò có thể đi kèm với một số rủi ro nhất định. Gan bò chứa một lượng lớn vitamin A, tiêu thụ quá nhiều gan bò có thể gây ngộ độc vitamin A. Ngộ độc vitamin A có thể làm tổn thương gan, gây áp lực cho hệ thần kinh trung ương, dẫn đến vấn đề về thị lực và thậm chí gây đau nhức xương khớp.

Hơn nữa, gan bò cũng chứa nhiều đồng. Ngộ độc đồng có thể có tác động nghiêm trọng đối với sức khỏe, bao gồm mất hồng cầu, suy thận, suy tim, bệnh gan, tổn thương não và nhiều vấn đề khác. Ngoài ra, một bài báo được đăng trên Science Direct đã lưu ý rằng gan bò đôi khi có thể chứa lượng kháng sinh đáng lo ngại cho sức khỏe con người. Điều này xuất phát từ việc động vật được tiêm kháng sinh gần thời điểm giết mổ. Vì vậy, chúng ta chỉ nên ăn gan bò tối đa 1 lần mỗi tuần và không nên tiêu thụ quá nhiều.(2)

ăn gan có bổ gan không

2. Gan lợn ăn có tốt không?

Tương tự như gan bò, gan lợn là loại thực phẩm có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng gan là nơi tập trung các chất cặn bã gây hại cho sức khỏe. Khi ăn nhầm gan lợn nhiễm bệnh, không được xử lý và chế biến đúng cách sẽ dẫn đến nhiều tác hại không nhỏ. Ngoài ra, gan lợn cũng chứa một hàm lượng cholesterol khá cao. Điều này đặc biệt không tốt đối với những người mắc các bệnh tim mạch và rối loạn mỡ máu.

Thêm vào đó, không ít người chăn nuôi không tuân thủ quy trình an toàn trong việc nuôi dưỡng lợn, sử dụng thức ăn chứa nhiều chất độc hại và kim loại nặng, ảnh hưởng đến chất lượng của gan lợn. Việc ăn nhiều gan lợn có tốt không phụ thuộc vào số lượng và tần suất tiêu thụ, cũng như khả năng đào thải độc tố khỏi cơ thể. Đối với trẻ em, ăn 2 bữa gan lợn mỗi tuần có thể cung cấp lượng vitamin A cần thiết, giúp tăng cường sức kháng, phát triển chiều cao, chống thiếu máu. Còn đối với người lớn, ăn 1 bữa gan lợn mỗi tuần có thể mang lại dinh dưỡng cân đối.

3. Có nên ăn gan gà không?

Trong một đĩa gan gà chín chứa khoảng 45 calo, 1gr chất béo, 15mg natri và không chứa carbohydrate. Một khẩu phần gan gà cung cấp khoảng 7gr protein và 180mg cholesterol. Nhiều nghiên cứu cho thấy, gan gà là nguồn cung cấp sắt phong phú, giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể. Hàm lượng dinh dưỡng và khoáng chất như protein và folate trong gan gà quan trọng với sức khỏe sinh sản và có thể ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh.

Hơn nữa, gan gà còn cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng khác như sắt, kẽm, vitamin B12, axit folic,… Tuy nhiên, trong gan gà vẫn chứa một hàm lượng cholesterol khá cao. Do đó, tiêu thụ quá nhiều gan gà có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Để ăn gan gà an toàn, mỗi tuần người lớn nên tiêu thụ tối đa 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 50 – 70g, trong khi trẻ em nên tiêu thụ 30 – 50g mỗi bữa.

4. Ăn gan vịt có tốt không?

Gan vịt là một nguồn cung cấp nguồn dinh dưỡng khá đa dạng, bao gồm protein, khoáng chất, vitamin, đồng và các axit amin thiết yếu khác. Các dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng xương, kích thích hormone và điều chỉnh nhịp tim của cơ thể. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, đồng có tính chất chống oxy hóa và có khả năng giúp đề kháng bệnh ung thư.

Tuy nhiên, giống như các loại gan động vật khác, gan vịt cũng có khả năng tích tụ cặn và cholesterol do tham gia vào quá trình thải độc. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người tiêu dùng nên chọn những sản phẩm gan vịt đã qua kiểm dịch và chỉ nên tiêu thụ gan vịt tối đa hai lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng 50 – 100gr.

ăn gan có giúp bổ gan

Để an toàn cho sức khỏe, người dùng nên chọn gan động vật đã qua kiểm dịch

Những lưu ý cho người mắc bệnh gan khi ăn gan

Đối với người bình thường khỏe mạnh, ăn gan động vật ở liều lượng phù hợp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những người mắc các bệnh liên quan đến gan như xơ gan, viêm gan, ung thư gan, gan nhiễm mỡ,… không nên ăn gan quá thường xuyên. Gan là cơ quan tham gia vào quá trình chuyển hóa chất độc và thức ăn trong cơ thể, trong khi tế bào gan của người bị bệnh gan không hoạt động bình thường. Khi tiêu thụ quá nhiều gan động vật, cơ thể người bệnh khó có thể xử lý hết các chất dinh dưỡng trong gan, đồng thời còn khiến gan phải làm việc quá sức.

Như đã giải thích trước đó, trong gan động vật chứa nhiều chất dinh dưỡng và có hàm lượng chất béo cao, đồng nghĩa gan của những người mắc bệnh gan sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý và chuyển hóa các dinh dưỡng này. Thế nên đối với những người bệnh gan không chỉ quan trọng ăn gì để bổ gan, còn cần tập trung vào việc tăng cường sức khỏe gan và bảo vệ gan. Điều này bao gồm việc tăng cường khả năng chống độc của gan, tránh tiếp xúc với thực phẩm không an toàn và các hóa chất có thể gây hại cho gan.

Muốn bổ gan nên ăn gì?

Chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của gan. Để biết ăn gì bổ gan bạn hãy tham khảo các nhóm thực phẩm đa dạng dinh dưỡng như sau:

    • Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, lúa mạch,… chứa nhiều chất xơ và các dưỡng chất tốt cho gan.
    • Trái cây và rau quả: Hãy phối hợp nhiều loại trái cây và rau quả khác nhau trong chế độ ăn hàng ngày. Bưởi, việt quất, quả hạch và các loại rau xanh lành mạnh là các thực phẩm tốt cho gan.
    • Protein: Thực phẩm chứa protein như thịt gà, cá, và các loại hạt như hạt lanh, hạt óc chó giúp cung cấp năng lượng lành mạnh cho cơ thể.
    • Sữa và chất béo lành mạnh: Sữa không béo, sữa chua không đường và các loại chất béo tốt như dầu olive, hạt hướng dương nên được thêm vào thực đơn hàng ngày.
ăn gì để bổ gan

Muốn ăn bổ gan bạn hãy tập trung vào nhóm thực phẩm tốt cho gan

Ngoài bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt hãy đảm bảo uống đủ nước hàng ngày để giúp gan hoạt động tốt hơn. Hạn chế tiêu thụ thức ăn chứa nhiều chất béo, đường và muối, vì theo thời gian, chúng có thể ảnh hưởng đến chức năng gan. Nên hạn chế thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, đồ chiên rán,… để bảo vệ sức khỏe gan của bạn.

Như đã đề cập, gan thực hiện nhiều chức năng quan trọng, trong đó vai trò quan trọng nhất là khả năng chống độc, biến đổi các chất độc thành chất ít độc hoặc không độc, và loại bỏ chất độc hại ra khỏi cơ thể. Do đó, sử dụng thực phẩm và món ăn bổ gan là điều thiết thực nhưng chưa đủ. Chúng ta cần có biện pháp chủ động chống độc cho gan, loại bỏ các chất độc mỗi ngày, để cơ thể luôn khỏe mạnh và đối phó với các căn bệnh nguy hiểm.

Một trong những cách để bảo vệ gan từ gốc là kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer – đại thực bào nằm trong khoang gan. Khi tế bào Kupffer hoạt động quá mức, chúng có thể phóng thích các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… gây tổn thương và hủy hoại tế bào gan. Do đó, cần phải chủ động chống độc và bảo vệ gan ngay từ khi gan chưa bị nhiễm độc hoặc nhiễm độc chưa quá nặng nề. Biện pháp này sẽ giúp gan duy trì được vai trò của mình và bảo vệ cơ thể tốt nhất.

tăng cường giải độc

Hewel với thành phần kết hợp giữa bộ đôi tinh chất Wasabia và S.Marianum giúp tăng cường chức năng và giải độc gan hiệu quả

Sự kết hợp giữa Wasabia và S.Marianum (có trong HEWEL) đã cho thấy nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe gan. Nghiên cứu tại Nhật Bản và Đức đã chứng minh, sự kết hợp này giúp kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer trong gan, làm giảm hơn 50% lượng các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… mà tế bào Kupffer tiết ra chỉ sau 24 giờ sử dụng. Điều này đồng nghĩa với việc hạn chế quá trình viêm nhiễm cũng như tổn thương ở gan, tăng cường khả năng giải độc và hỗ trợ phòng ngừa nhiễm độc gan. Đặc biệt, sự kết hợp này cũng có khả năng ngăn chặn sự hình thành các mô sợi gây xơ gan, hạn chế tiến triển sang các giai đoạn nặng của các bệnh lý gan nguy hiểm.

Tóm lại, Ăn gan bổ gan là một quan niệm sai lầm. Ăn gan đúng cách với lượng hợp lý có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe. Riêng những người mắc bệnh gan không nên ăn gan quá nhiều để tránh tình trạng thừa chất dinh dưỡng và các nguy cơ gây hại cho sức khỏe khác.

5/5 - (1 vote)
07:24 02/10/2023
Tác Giả: Đội Ngũ Hewel - Eco Pharma

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

15 nước uống thanh nhiệt, mát gan cho cơ thể tràn đầy sức sống

Theo quan niệm dân gian, nước uống thanh nhiệt có tác dụng giúp làm mát, thanh lọc cơ thể và hỗ trợ chức năng gan, thích hợp dùng trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, không phải loại thức uống thanh nhiệt nào cũng có tác dụng làm mát, giải...
Chi tiết

Nước đậu xanh giải độc gan có đem lại hiệu quả? 5 công thức đơn giản tại nhà

Đậu xanh được nhiều người biết đến với công dụng thanh nhiệt, giải độc. Vậy dưới “lăng kính” khoa học, nước đậu xanh giải độc gan có đem lại hiệu quả? Công dụng của đậu xanh Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt, tính mát, vào tâm và vị,...
Chi tiết

Top 15 cách thanh lọc cơ thể hiệu quả cho sức khỏe của bạn

Thanh lọc cơ thể (Detox) đang là xu hướng “sống xanh” được nhiều người hướng đến bởi công dụng đào thải độc tố, ngăn ngừa ung thư, trẻ hóa làn da,… Đặc biệt, sau đại dịch Covid-19, phương pháp này hứa hẹn giúp phục hồi sức khỏe từ sâu bên...
Chi tiết

Ăn gì giải độc gan? 20 thực phẩm thanh lọc gan hiệu quả tốt nhất

Gan chịu trách nhiệm chính cho hoạt động loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Thế nên khó tránh khỏi gan bị tích tụ độc tố nếu không thể đào thải toàn bộ tạp chất ra ngoài. Vậy nên ăn gì giải độc gan? Đâu là những thực phẩm làm...
Chi tiết

Khi nào cần giải độc gan và những ai cần phải tìm cách cứu mình?

Gan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, những tác động xấu từ thực phẩm độc hại, môi trường ô nhiễm có thể khiến gan bị quá tải. Vậy khi nào cần giải độc gan và giải...
Chi tiết

Cách thải độc cơ thể bằng bột sắn dây có thực sự giúp giải độc gan?

Theo Y học cổ truyền, bột sắn dây có vị ngọt, tính mát có tác dụng làm mát, thanh nhiệt cơ thể, đào thải độc tố trong gan, thận, máu…. Dưới góc độ của Y học hiện đại, liệu cách thải độc cơ thể bằng bột sắn dây có thực...
Chi tiết