Bệnh viêm gan C có tái phát không? Cách phòng bị mắc lại ra sao?
Bên cạnh viêm gan B và rượu, viêm gan C là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm mãn tính, xơ gan và ung thư gan. Do đó, nhiều người sau khi điều trị viêm gan C thành công lại lo lắng rằng không biết viêm gan C có tái phát không? và phải làm gì để phòng tái phát viêm gan C?
Bệnh viêm gan C là gì?
Viêm gan C là tình trạng nhiễm trùng gan gây nên bởi Virus Hepatitis C – HCV. Virus viêm gan C tấn công làm tổn thương, hủy hoại các tế bào gan, gây rối loạn chức năng gan. Viêm gan C có thể ở 2 dạng cấp tính và mạn tính:
Viêm gan C cấp tính: Là tình trạng nhiễm virus viêm gan C ngắn hạn, kéo dài trong vòng 6 tháng khi virus xâm nhập vào cơ thể, theo thống kê có khoảng 15 – 25% trường hợp nhiễm virus viêm gan C có thể tự khỏi. Tuy nhiên, đa số các trường hợp mắc viêm gan C cấp tính đều tiến triển thành mạn tính.
Viêm gan C mạn tính: Là tình trạng nhiễm virus viêm gan C kéo dài trên 6 tháng. Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, người bệnh phải sống chung suốt đời và để lại nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như suy giảm chức năng gan, xơ gan, ung thư gan và thậm chí là tử vong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2019, có khoảng 290.000 người tử vong vì viêm gan C, chủ yếu là do xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan (ung thư gan nguyên phát).
Viêm gan C thường ít có dấu hiệu và triệu chứng bệnh khá mơ hồ nên dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Một số biểu hiện thường gặp của viêm gan C như: mệt mỏi, đau nhức cơ, ăn không ngon miệng, buồn nôn, nhức đầu, người nóng sốt, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, nước tiểu sẫm màu…

Viêm gan C là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm ở gan, có thể biến chứng thành xơ gan, ung thư gan
Bệnh viêm gan C có tái phát không?
Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical Infectious Diseases, dựa trên tổng kết lại các phân tích tổng hợp (meta-analysis) gồm hơn 9000 người nhiễm virus viêm gan C cho thấy: tỷ lệ tái phát viêm gan C trong 5 năm là 0,95% đối với nhóm nguy cơ thấp (những người chỉ nhiễm HCV, không bị HIV và không thuộc nhóm có nguy cơ tái nhiễm HCV), 10,67% đối với nhóm nguy cơ cao (những người chỉ nhiễm HCV, nhưng có ít nhất 1 nguy cơ xác định đối với tái nhiễm HCV, chẳng hạn tiêm chích ma túy hoặc đang ở tù) và 15.02% đối với nhóm đồng nhiễm HCV/HIV.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), ngay cả khi bạn đã khỏi bệnh hoặc đã đạt được đáp ứng virus kéo dài từ lần điều trị viêm gan C trước đó, điều này không có nghĩa là bạn sẽ miễn dịch với các virus viêm gan C mới trong tương lai. Thuốc điều trị chỉ giúp loại bỏ virus HCV hiện có chứ không có khả năng miễn dịch với nó trong suốt quãng đời còn lại. Như vậy có thể thấy, nhiễm virus viêm gan C một lần không cung cấp khả năng miễn dịch chống lại virus khi tái nhiễm. Một người có thể bị tái nhiễm lại viêm gan C sau khi virus được loại bỏ một cách tự nhiên hoặc sau khi được điều trị bằng thuốc.(1)
Các trường hợp có khả năng tái nhiễm viêm gan C:
-
- Dùng chung bơm kim tiêm với người mắc bệnh.
- Người bị nhiễm HIV.
- Xỏ lỗ tai hoặc xăm bằng dụng cụ không được khử trùng.
- Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình mà không dùng các biện pháp an toàn.
- Nhân viên y tế vô tình tiếp xúc với máu người bệnh.
- Có người thân trong gia đình mắc bệnh viêm gan C.
Viêm gan C tái phát phải làm sao?
Khi có các dấu hiệu nhận biết viêm gan C tái phát điều quan trọng bạn phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Việc điều trị viêm gan C tái phát sẽ khó khăn và mất thời gian hơn so với lần điều trị trước, do đó, người bệnh phải tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ của bác sĩ, để hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Nếu viêm gan C tái phát tiến triển, xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể cân nhắc, trao đổi với người bệnh và gia đình để tiến hành ghép gan. Tuy nhiên, phương pháp ghép gan khá phức tạp, tốn kém nhiều chi phí và phải tìm được nguồn gan từ người cho tương thích (đa phần là từ người thân, người cùng huyết thống).
Cách phòng ngừa viêm gan C tái phát
Hiện nay chỉ có vắc xin phòng ngừa viêm gan A và viêm gan B, bệnh viêm gan C vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa. Do đó, bản thân mỗi người cần nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân khỏi các yếu tố làm tăng nguy cơ lây truyền của bệnh cụ thể:
-
- Không dùng chung bơm kim tiêm với người khác.
- Không dùng chung các vật dụng cá nhân dễ gây chảy máu như dao cạo râu, kềm cắt móng tay, bàn chải đánh răng.
- Quan hệ tình dục an toàn.
- Lựa chọn địa chỉ xăm hình, xỏ khuyên thực hiện đúng quy trình vệ sinh, sử dụng kim và mực sạch dùng một lần.
Tăng cường chống độc, giải độc, bảo vệ gan bằng dưỡng chất thiên nhiên
Bên cạnh đó, để phòng ngừa viêm gan C tái phát, bạn cần duy trì lối sống lành mạnh, quản lý cân nặng, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây hại cho gan như virus, vi khuẩn, kí sinh trùng hại gan, thuốc lá, rượu bia, chất kích thích, hóa chất… Đặc biệt, chủ động tăng cường chống độc và bảo vệ gan, tăng cường sức đề kháng cho gan bằng các dưỡng chất thiên nhiên.
Bằng công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ phát hiện bộ đôi tinh chất Wasabia Japonica và S. Marianum (có trong sản phẩm Hewel) giúp hỗ trợ kiểm soát tế bào Kupffer (tế bào có vai trò miễn dịch trong gan), giúp tăng cường miễn dịch và hạn chế hình thành các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… Nhờ đó, tăng cường khả năng bảo vệ của cơ thể trước các yếu tố gây hại cho gan như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng…; đồng thời, cải thiện tình trạng tổn thương tế bào gan, tăng cường giải độc gan, hạ men gan, hạn chế tình trạng gan nhiễm mỡ và xơ hóa gan.
Đặc biệt, trong Wasabia có chứa hợp chất Isothiocyanates có tác dụng tăng cường giải độc và bảo vệ gan vượt trội. Nhờ vào cơ chế kích hoạt yếu tố bảo vệ Nrf2 và hoạt hóa men Glutathione-S-transferase (GST) thúc đẩy pha II của quá trình giải độc, đồng thời góp phần kiểm soát tế bào Kupffer hiệu quả. Nhờ đó, thúc đẩy quá trình giải độc, bảo vệ gan và tái tạo tế bào gan hư hại.

Tăng cường sức đề kháng cho gan bằng bộ đôi tinh chất quý Wasabia và S. Marianum được các nhà khoa học Mỹ chứng minh tính hiệu quả và độ an toàn
Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề “Bệnh viêm gan C có tái phát không? Và cách phòng ngừa viêm gan C tái phát. Cần lưu ý, người bệnh có thể nhiễm viêm gan C nhiều lần. Do đó, sau khi điều trị thành công cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng ngừa đền ngăn nhiễm trùng tái phát.