Phương pháp điều trị viêm gan C
Những người mắc bệnh viêm gan C (viêm gan siêu vi C) cần được sớm chữa trị, do tỷ lệ chuyển sang xơ gan, ung thư gan cao. Để cải thiện hiệu quả viêm gan C cao, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí, người bệnh nên lưu ý những điều sau.
Các phương pháp điều trị viêm gan C hiện tại
Hiện nay, với sự tiến bộ của y học, bệnh viêm gan C có thể hỗ trợ chữa khỏi nếu được phát hiện sớm.
1. Các thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan siêu vi C
Có hai phác đồ hỗ trợ điều trị viêm gan C là phác đồ có Interferon và phác đồ không có Interferon. Phác đồ không có Interferon là sự kết hợp các thuốc kháng virus tác động trực tiếp thế hệ mới, tuy nhiên có chi phí rất cao. Còn phác đồ có Interferon chủ yếu là dùng thuốc đặc trị viêm gan siêu vi C Peg – interferon phối hợp với Ribavirin. (1)
-
Peg – interferon
Peg – interferon có hai loại là Peg – interferon α – 2a và Peg – interferon α – 2b, có tỷ lệ đáp ứng virus duy trì dao động khoảng 40% tùy theo Genotype và thời gian thanh thải thuốc chậm nên chỉ dùng 1 lần/tuần. Nếu được hỗ trợ cải thiện phối hợp với thuốc hỗ trợ khắc phục bệnh viêm gan C, Ribavirin sẽ cho tỉ lệ đáp ứng cao hơn, khoảng 60% bệnh nhân đạt đáp ứng siêu vi bền vững kéo dài (SVR). Trong trường hợp bệnh nhân chống chỉ định dùng thuốc Ribavirin có thể được hỗ trợ cải thiện bằng Peg – interferon nhưng ở liều lượng khác nhau tùy vào từng bệnh nhân.
Sau khi dùng thuốc Peg–interferon người bệnh có thể bị sốt, người mệt mỏi.
So với các loại thuốc hỗ trợ cải thiện viêm gan C mới nhất hiện nay, Peg – interferon được sử dụng nhiều vì giá tương đối thấp hơn, tuy nhiên vẫn còn khá cao so với điều kiện kinh tế của bệnh nhân Việt Nam. Thời gian dùng thuốc kéo dài và có thể gây ra những tác dụng phụ, thường gặp là đau nơi tiêm, mệt, ớn lạnh, sốt, đau khớp, triệu chứng giống cúm, trầm cảm…. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp tình trạng nhìn mờ, lú lẫn, phát ban, thiếu máu, táo bón, rối loạn tâm thần, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, rong kinh ở phụ nữ…
-
Ribavirin
Ribavirin là một loại thuốc hỗ trợ chữa viêm gan C có vai trò quan trọng trong phác đồ phối hợp với Peg – interferon trong suốt quá trình điều trị.
Về cơ chế, Ribavirin có tác dụng làm tăng đáp ứng cytokin kiểu 1 và đáp ứng tăng sinh tế bào T gây độc tế bào. Thuốc có thời gian bán thải là 44 – 49 giờ sau liều dùng đầu tiên và sẽ tăng cao khi dùng lâu dài, vì thế sau khi ngừng thuốc cơ thể cần nhiều tuần để đào thải Ribavirin. Sự thanh thải Ribavirin kém ở bệnh nhân suy thận nên chống chỉ định ở nhóm đối tượng này.
Ribavirin chống chỉ định với người mắc bệnh tim mạch, rối loạn nhịp tim…
Giống như Peg–interferon, Ribavirin cũng gây ra một số tác dụng phụ, thường gặp là gây tan máu, thiếu máu, rối loạn tâm thần, co giật… Do đó, không được dùng cho phụ nữ mang thai, những bệnh nhân xơ gan mất bù, bệnh tự miễn, rối loạn nhịp tim, người thiếu máu, suy thận.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa qua đã phê chuẩn thuốc viên kết hợp ledipasvir và sofosbuvir để hỗ trợ cải thiện virus viêm gan C mạn tính mà không cần dùng interferon hoặc Ribavirin, giúp rút ngắn thời gian hỗ trợ cải thiện, ít tác dụng phụ, hiệu quả cải thiện lên đến 99%. Do các thuốc thế hệ mới kháng virus trực tiếp giá thành rất cao và chưa được sự hỗ trợ của Bảo hiểm y tế ở nước ra, phác đồ Peg-interferon phối hợp với Ribavirin cho thấy có hiệu quả khá tốt trên bệnh nhân Việt Nam nên hiện nay vẫn còn là lựa chọn chính trong hỗ trợ cải thiện viêm gan siêu vi C ở nước ta.
2. Hóa trị, xạ trị
Khi kết hợp Peg-interferon và Ribavirin không hiệu quả với cơ thể và gan biến chứng sang giai đoạn ung thư, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân chuyển sang điều trị bằng phương pháp xạ trị, hóa trị.
Xạ trị ung thư gan là phương pháp sử dụng tia X với cường độ cao để phá hủy các tế bào ác tính và làm nhỏ khối u ở gan. Xạ trị thường được áp dụng đối với những khối u khu trú, không phẫu thuật được hoặc sau phẫu thuật, nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau điều trị.
Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư gan bằng cách sử dụng các loại thuốc đặc trị tác động mạnh lên tế bào gan… Sau 5 năm hóa trị ung thư gan, nếu ung thư không tái phát thì được coi là khỏi bệnh, bởi sau thời gian này, ung thư ít có khả năng tái phát. (5)
3. Cấy ghép gan
Nếu tình trạng bệnh viêm gan C đã chuyển sang các biến chứng nghiêm trọng do nhiễm viêm gan C mạn tính, ghép gan là lựa chọn phù hợp được bác sĩ khuyến cáo. Trong quá trình cấy ghép gan, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ phần gan bị hư hỏng của bệnh nhân và thay thế nó bằng một lá gan khỏe mạnh. Hầu hết gan được cấy ghép đến từ những người hiến tặng đã qua đời, người thân có tỉ lệ gan khỏe và phù hợp với người bệnh…
Song, vẫn có một số trường hợp người bệnh dù đã được cấy ghép gan khỏe mạnh nhưng không thể chữa khỏi viêm gan C. Bởi việc tái nhiễm virus có thể xuất hiện, cần phải điều trị bằng thuốc kháng virus để ngăn ngừa tổn thương cho gan được cấy ghép. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng các phác đồ dùng thuốc kháng virus tác dụng trực tiếp mới có hiệu quả trong việc chữa khỏi bệnh viêm gan C.
4. Tiêm ngừa
Mặc dù đến hiện tại Thế giới chưa phát minh ra thuốc đặc trị hay vắc xin ngừa viêm gan C, nhưng bác sĩ chuyên khoa có thể sẽ khuyến nghị mọi người bảo vệ và phòng ngừa viêm gan C bằng việc tiêm vắc xin phòng chống viêm gan A và B. Bởi vì, hai loại virus gây ra viêm gan A và B sẽ gây tổn thương gan và làm tăng khả năng nhiễm bệnh viêm gan C mạn tính, xơ gan và ung thư gan rất nguy hiểm. (2)
Tiêm vắc xin phòng viêm gan A&B là cách bảo vệ gan khỏi nguy cơ xơ gan và ung thư gan.
Điều trị bệnh viêm gan C tại nhà
Mặc dù chế độ ăn uống, sinh hoạt không thể thay thế hoàn toàn thuốc, nhưng khi ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, có lối sống lành mạnh, sẽ giúp tăng cường sức đề kháng để cơ thể vượt qua bệnh, hỗ trợ tốt quá trình điều trị viêm gan C.
1. Chế độ dinh dưỡng khoa học và vận động hợp lý
Khi bạn ăn đầy đủ dinh dưỡng, khẩu phần ăn đảm bảo đủ lượng đạm, bột đường, chất béo và vitamin, khoáng chất sẽ giúp cơ thể nói chung và gan nói riêng có đủ năng lượng để hoạt động. Ngược lại, ăn kiêng quá mức hay ăn quá nhiều chất béo, mặn, ngọt sẽ khiến bệnh tăng nặng, ảnh hưởng đến hiệu quả khắc phục bệnh viêm gan C.
Mỗi ngày, người bệnh nên dành khoảng 30 phút để tham gia các hoạt động thể chất như đi bộ, yoga, khiêu vũ… vừa giúp giải tỏa căng thẳng, giữ cho tinh thần thoải mái, vừa nâng cao sức khỏe để chống lại bệnh.
Viêm gan C nên ăn gì và không nên ăn gì? Người bệnh cần có một chế độ ăn uống dinh dưỡng để hỗ trợ cải thiện trong quá trình điều trị bệnh viêm gan C.
2. Từ bỏ các thói quen gây hại gan
Hạn chế bia rượu, thuốc lá thậm chí là từ bỏ hẳn là điều bạn cần phải làm khi trị viêm gan C. Vì chất cồn có trong bia rượu và những chất độc hại có trong thuốc lá (như benzen, toluene, formaldehyde, vinyl clorua,…) làm giảm sức đề kháng của cơ thể, đặc biệt chúng còn kích hoạt tế bào Kupffer khiến cho bệnh viêm gan C càng thêm nặng.
Cai bia rượu là cách đơn giản giúp bạn bảo vệ sức khỏe lá gan của mình.
Bạn cũng nên hạn chế thức khuya. Việc ngủ sớm trước (11h) và ngủ đủ giấc (8h/ngày) sẽ giúp hạn chế mệt mỏi, giảm áp lực cho gan, rất có ý nghĩa trong quá trình hỗ trợ khắc phục bệnh.
Tế bào Kupffer là một loại đại thực bào nằm trong xoang gan – nơi dẫn máu ra vào gan, là tế bào đầu tiên ở gan tiếp xúc với các vi khuẩn, độc tố, tạo phản ứng miễn dịch.
Khi virus viêm gan C tấn công gan, một mặt chúng sinh sôi và phát triển, làm hoại tử các tế bào gan. Mặt khác kích hoạt tế bào kupffer hoạt động quá mức, khiến tế bào này phóng thích nhiều chất gây viêm như TNF-α, TGF-β và Interleukin, làm tổn thương, hủy hoại các tế bào gan nghiêm trọng hơn, từ đó có thể dẫn đến biến chứng xơ gan, ung thư gan, đe dọa tính mạng người bệnh.
3. Tăng cường chống độc cho gan
Gan một mặt chịu sự tấn công của virus viêm gan C, mặt khác đang bị hủy hoại bởi các hóa chất độc hại có trong các loại thực phẩm bẩn mà chúng ta không may ăn phải mỗi ngày. Cả hai yếu tố này làm suy giảm khả năng khử độc của tế bào gan, khiến tế bào Kupffer hoạt động quá mức, làm hoại tử, chết các tế bào gan nhiều hơn, thúc đẩy bệnh viêm gan C tiến nhanh sang xơ gan, ung thư gan.
Do đó, việc chủ động tăng cường khả năng chống độc cho gan từ các sản phẩm được chiết xuất 100% thiên nhiên, nổi bật như Wasabia và S. Marinum không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng diệt virus, vi khuẩn, giảm các độc tố trong cơ thể mà còn giúp kiểm soát tế bào Kupffer không hoạt động quá mức, từ đó giúp gan khỏe mạnh, hỗ trợ các liệu pháp khắc phục viêm gan siêu vi hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Có thể bạn chưa biết về tinh chất Wasabia và S.Marianum (có trong HEWEL)
TTND Lê Văn Điềm – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chia sẻ: Wasabia được xem là loại dược liệu quý, từ lâu đã được người Nhật sử dụng trong y học và ẩm thực dành riêng cho giới quý tộc, hoàng gia. Trong Wasabia có chứa 3 hợp chất độc đáo gọi chung là Isothiocyanates mà không thể tìm thấy ở bất kỳ loài thực vật nào khác. Chúng có khả năng chống độc, kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer ở gan và thậm chí kháng ung thư gan.
Wasabia và S. Marianum (có trong Hewel) giúp hỗ trợ kiểm soát tế bào Kupffer giúp cải thiện tốt bệnh viêm gan C.
S. Marianum là loại dược liệu thiên nhiên có khả năng bảo vệ gan, được người La Mã áp dụng từ hơn 2000 năm trước. Nhờ sự phát triển của y học hiện đại mà các nhà khoa học đã phát hiện những tác dụng quan trọng của S. Marianum, đặc biệt là khả năng kiểm soát tế bào Kupffer ở xoang gan. Qua đó giúp làm chậm quá trình xơ hóa, kích thích hình thành tế bào gan mới đồng thời phục hồi, thay tế bào gan bị hủy hoại.
Tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị viêm gan C
Khi phát hiện bệnh viêm gan C và bắt đầu điều trị theo phác đồ của bác sĩ, điều quan trọng là mỗi bệnh nhân phải sử dụng thuốc đúng như đã được kê toa. Tức là phải dùng thuốc đúng liều lượng vào đúng thời gian quy định. Bệnh nhân tuân thủ điều trị thường có khả năng khỏi bệnh cao hơn. Tuy nhiên, nếu người bệnh ngưng thuốc sớm hay không dùng đúng liều đều có thể không diệt được virus và không điều trị viêm gan C dứt điểm. (4)
Các thắc mắc về cách chữa viêm gan C
1. Viêm gan C có chữa được không?
Mặc dù là bệnh truyền nhiễm có mức độ tử vong cao, nhưng bệnh viêm gan C có thể chữa khỏi. Hiện nay, các nhà khoa học đã phát minh ra một số loại thuốc điều trị viêm gan C mạn, ức chế virus viêm gan C tiến triển gây ra xơ gan và ung thư gan. Tuy nhiên, bệnh viêm gan C có hỗ trợ chữa khỏi được không phụ thuộc nhiều vào ý thức của bệnh nhân trong việc tái khám và tuân thủ phác đồ cải thiện của bác sĩ. Nghĩa là bệnh nhân phải dùng thuốc đúng liều, vào đúng thời gian quy định và thăm khám bệnh theo lịch hẹn của bác sĩ.
2. Có nên kết hợp chữa viêm gan C bằng Tây y và Đông y?
Hiện nay, có không ít trường hợp bệnh nhân không tuân thủ phác đồ hỗ trợ điều trị hoặc tự ý chuyển sang dùng các bài thuốc Đông y, Tây y… mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Điều này vô cùng nguy hiểm vì việc bỏ dở phác đồ điều trị sẽ tạo điều kiện cho virus viêm gan C phát triển mạnh hơn. Đồng thời, việc tự ý kết hợp hai phương pháp điều trị cùng lúc có thể gây ra ngộ độc, tăng thêm gánh nặng cho gan khi dùng quá nhiều thuốc.
Dùng quá nhiều chất có khả năng tấn công vào gan khiến các tế bào gan phải hoạt động liên tục để loại thải độc tố, sẽ kích hoạt tế bào Kupffer hoạt động quá mức, hủy hoại các tế bào gan nghiêm trọng hơn, khiến cho quá trình hỗ trợ khắc phục bệnh gặp nhiều khó khăn, tốn thời gian, mất nhiều chi phí.
3. Chi phí điều trị viêm gan C?
Thời gian và chi phí chữa viêm gan C phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một số thống kê gần đây cho thấy, chi phí điều trị viêm gan C theo phác đồ phối hợp thuốc Interferon và Ribavirin tiêu tốn khoảng 10 triệu đồng/tháng. Còn điều trị bằng thuốc thế hệ mới sẽ có chi phí cao hơn, khoảng hơn 21 triệu đồng mỗi tháng. Đó là chưa kể bệnh nhân còn phải tốn tiền khám, xét nghiệm, viện phí và các khoản chi phí khác.
Hiện nay, xu hướng điều trị viêm gan C là chỉ kết hợp các loại thuốc có các cơ chế tác động bổ trợ nhau để rút ngắn thời gian điều trị. Đồng thời, để giúp tăng cường miễn dịch cho gan và giảm các tác dụng phụ do việc dùng thuốc lâu dài, người bệnh nên sử dụng bổ sung tinh chất quý có nguồn gốc từ thiên nhiên để giúp tăng cường hiệu quả hỗ trợ cải thiện bệnh viêm gan C. (3)