Viêm gan E: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Viêm gan E (viêm gan siêu vi E) là loại bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa, phát triển mạnh ở các nước nhiệt đới, vệ sinh môi trường kém, thường xuyên có lũ lụt. Khoảng 10% các trường hợp bệnh viêm gan E diễn tiến sang xơ gan, ung thư gan. Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa là những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình.
1. Viêm gan E là gì?
Viêm gan E là một loại bệnh truyền nhiễm do Hepatitis E Virus (HEV) gây ra. Virus viêm gan E được tìm thấy vào năm 1955 trong một đợt đại dịch xảy ra tại New Delhi, Ấn Độ. Cho đến nay, bệnh đã lan truyền sang hầu hết các nước trên thế giới, nhưng tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là ở các nước vùng nhiệt đới, đặc biệt ở những nước chậm phát triển có vệ sinh môi trường kém, mưa lũ thường xuyên xảy ra.(2)
2. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm gan E
Những đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm viêm gan E chủ yếu phụ nữ mang thai và trẻ em ở độ tuổi vị thành niên và người trưởng thành trong độ tuổi 15-44. Ngoài ra, một số đối tượng sau đây cũng dễ bị nhiễm viêm gan E:
- Những người mới đến vùng dịch viêm gan E.
- Những người có thói quen sinh hoạt không sạch sẽ, ăn uống không đảm bảo vệ sinh.
- Ăn thịt hoặc sản phẩm làm từ thịt sống từ động vật bị nhiễm bệnh.
- Những người sống chung với người bị nhiễm viêm gan E mãn tính thì có khả năng lây nhiễm rất cao.
3. Triệu chứng viêm gan E
Dấu hiệu của viêm gan E khá giống với các bệnh gan do virus A, B, C, D. Bệnh có thời gian ủ bệnh khoảng từ 3-8 tuần. Thông thường các triệu chứng của bệnh thường nhẹ và nhất thời, không bị vàng da nên rất khó chẩn đoán. Triệu chứng bệnh sẽ phát triển theo từng giai đoạn bệnh.
Thời kỳ khởi phát: Ở giai đoạn này, người bệnh chỉ bị sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn… Những triệu chứng này khá giống với triệu chứng của bệnh cảm cúm nên dễ nhầm lẫn và bỏ qua.
Thời kỳ toàn phát: Đây là lúc bệnh bước vào giai đoạn mãn tính, người bệnh sẽ có những biểu hiện đặc trưng như các bệnh viêm gan khác như: vàng da, rõ nhất là lòng trắng mắt và, lòng bàn tay, móng tay bị vàng; sụt cân nhanh chóng; đau nhức xương khớp và vùng hạ sườn phải; nước tiểu sẫm màu, phân bạc trắng…
Ở cả hai giai đoạn khi xét nghiệm sẽ thấy men gan tăng, cũng như sắc tố mật trong máu tăng, vào thời kỳ cuối, gan thường to, đường mật trong gan giãn.
Đau nhức hạ sườn bên phải là một triệu chứng của bệnh viêm gan E trong thời kỳ toàn phát
4. Nguyên nhân gây viêm gan E
Viêm gan E là bệnh gan do virus viêm gan E gây ra, bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường phân – miệng. Virus viêm gan E được đào thải qua đường phân của người hoặc động vật bị nhiễm bệnh, sau đó qua đường nước uống, đồ ăn bị nhiễm mầm bệnh mà không được nấu chín nên lây nhiễm cho người khác.
Bệnh viêm gan E thường gặp nhiều ở những nước nhiệt đới, đặc biệt là những nước vệ sinh môi trường kém, hay xảy ra mưa lũ. Virus viêm gan E thường có trong phân, rác thải của mưa lũ làm ngập vùng đất bị bẩn có chứa các vi sinh vật gây bệnh, trong đó có virus viêm gan E. Sau đó, các virus này sẽ bám vào thức ăn như: rau, nước uống. Khi con người sử dụng những nguồn nước hay các thực phẩm này sẽ nhiễm bệnh. Theo thống kê, bệnh viêm gan E chiếm tỷ lệ khá nhỏ chỉ chiếm khoảng 10%, song bệnh có thể diễn tiến thành ác tính và có thể gây tử vong ở người bệnh (chiếm khoảng 0,5-4%).
5. Chẩn đoán và xét nghiệm viêm gan E
Bệnh viêm gan E có các triệu chứng khá giống với viêm gan do các virus khác gây ra, vậy nên bệnh không thể chẩn đoán chính xác nếu chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Vì vậy, cần có phải làm thêm một số xét nghiệm mới có kết luận chính xác.
- Khám: Qua thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng biểu hiện bên ngoài cũng như khai thác bệnh sử của người bệnh.
- Xét nghiệm máu: Đây được cho là phương pháp tối ưu và chính xác nhất để phát hiện virus viêm gan E. Dựa vào kháng thể IgM và IgG đặc hiệu với viêm gan E ở trong máu sẽ cho biết người bệnh có bị nhiễm hay không.
- Xét nghiệm PCR: Xét nghiệm này dựa vào phản ứng chuỗi polymerase sao chép ngược để có thể phát hiện ra RNA của lại virus này trong máu hoặc phân của người bệnh.
6. Viêm gan E có nguy hiểm không?
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ viêm gan E chỉ chiếm từ 1-10%, trong đó có đến 90% tự khỏi và không cần điều trị nếu cơ thể có sức đề kháng tốt. Song cũng có trường hợp do tác động nào đó, bệnh có thể tiến triển thành ác tính, có thể đe dọa đến tính mạng. Virus viêm gan E có thể khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng, chúng sẽ tạo ra các chất làm hư hại tế bào gan có thể dẫn đến các bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan, hoặc thậm chí ung thư gan. Mức độ nguy hiểm của bệnh tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh:
6.1 Viêm gan E cấp tính
Hầu hết các trường hợp nhiễm virus viêm gan E trong giai đoạn này thường không có triệu chứng trong 4-6 tuần đầu, chỉ có một số ít có biểu hiện triệu chứng, thời gian ủ bệnh 15-60 ngày. Các triệu chứng bệnh khá giống với bệnh cảm cúm như: sốt, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn. Cũng có một số trường hợp có biểu hiện vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, ngứa da, đi ngoài phân bạc. Bệnh thường sẽ tự khỏi trong vòng 2-6 tuần. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp có diễn biến nặng gây suy gan cấp, và có thể dẫn tới tử vong (1-3%). Đặc biệt, virus viêm gan E có thể gây bệnh trầm trọng và có tỷ lệ tử vong cao hơn ở nhóm phụ nữ mang thai ở 3 tháng cuối thai kỳ (chiếm tỷ lệ 10-30%).
Với những người có bệnh mạn tính trước đó, những người ghép tạng phải điều trị thuốc ức chế miễn dịch, viêm gan E có thể thúc đẩy tình trạng suy gan tiến triển nặng hơn, gây ra tình trạng gan mất bù và có thể gây tử vong.
6.2 Viêm gan E mạn tính
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào cho thấy viêm gan mãn tính là sự tiến triển của viêm gan cấp tính, mà chủ yếu là genotype 1 và 2 chiếm ưu thế. Tuy nhiên, sự gia tăng bệnh nhân nhiễm virus viêm gan E genotype 3 ở các nước phát triển có thể tiến triển dẫn đến bệnh viêm gan mạn tính. Các trường hợp mãn tính này chủ yếu được ghi nhận ở các bệnh nhân được ghép tạng đặc, những người phải điều trị thuốc ức chế miễn dịch.
7. Virus viêm gan E lây như thế nào?
Con đường lây nhiễm của bệnh viêm gan E thường sử dụng nguồn nước và thực phẩm nhiễm bệnh mà không được nấu chín (chỉ cần nấu sôi 1-2 phút là có thể tiêu diệt được virus viêm gan E). Bệnh thường lây nhiễm qua các trường hợp sau:
- Ăn thịt hoặc sản phẩm làm từ thịt sống từ động vật bị nhiễm bệnh.
- Truyền máu, chế phẩm máu của người đang bị viêm gan E cho người khác.
- Lây truyền dọc từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai.
8. Điều trị bệnh viêm gan E
Hiện nay, bệnh viêm gan do virus, trong đó có viêm gan E vẫn chưa có thuốc đặc trị. Thông thường, viêm gan E sẽ tự khỏi mà không cần phải điều trị, bệnh chủ yếu là điều trị hỗ trợ, kết hợp với ăn uống, và nghỉ ngơi để kích thích cơ thể tăng sản sinh kháng thể chống lại virus. Tuy vậy, bệnh nhân cần phải tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc vì có thể gây tổn thương cho gan.
8.1 Đối với viêm gan cấp tính
Ở giai đoạn cấp tính, viêm gan E có thể tự giới hạn, bệnh thường ổn định sau 2-6 tuần mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai thì cần nhập viện để được điều trị và theo dõi. Cho đến nay, chưa có thuốc hay vaccine phòng ngừa cho bệnh viêm gan E cấp tính. Vì vậy, thông thường các bác sĩ sẽ tư vấn và điều trị những triệu chứng cơ bản. Người bệnh sẽ được tư vấn nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tăng cường rau xanh và trái cây tươi, uống đủ nước mỗi ngày và đặc biệt cần kiêng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
Bệnh viêm gan E thường được tư vấn nghỉ ngơi và ăn uống đủ chất
8.2 Đối với viêm gan E mãn tính
Thường được sử dụng thuốc Ribavirin. Đây mặc dù không phải là thuốc quy định để điều trị viêm gan E, nhưng bệnh nhân sử dụng thuốc ở liều lượng thấp trong vòng khoảng 3 tháng có khả năng làm sạch virus trong máu ở hầu hết các trường hợp bị viêm gan E mạn tính. Ngoài ra, một số trường hợp còn dùng Peginterferon hoặc kết hợp giữa Peginterferon và Ribavirin cũng có hiệu quả tương tự.
9. Phòng ngừa viêm gan siêu vi E
Bệnh viêm gan E tuy là bệnh có thể tự khỏi nhưng người bệnh không nên chủ quan, vì vẫn có thể có biến chứng nguy hiểm. Hơn nữa, giống như viêm gan C và D, bệnh viêm gan E cho tới nay vẫn chưa có vaccine hỗ trợ phòng ngừa. Nhưng vì bệnh liên quan mật thiết đến vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, nên công tác dự phòng đến từ chính ý thức chăm sóc sức khỏe lá gan và những thói quen ăn uống hàng ngày của bạn.
Để hạn chế phần nào virus viêm gan E có trong các loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày, bạn nên tránh việc ăn uống hàng quán vỉa hè; không nên rửa rau, thực phẩm, chén bát, xoong nồi ở các sông suối, ao hồ không hợp vệ sinh. Tuyệt đối không nên ăn nhiều rau sống, trái cây chưa gọt vỏ, uống nước khi chưa đun sôi, rửa bằng nước sạch cũng như rửa tay trước khi ăn… Đồng thời, bỏ những thói quen không tốt như thức khuya, uống bia rượu chừng mực, tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể chống lại bệnh viêm gan E.
Trước vấn nạn thực phẩm bẩn, ô nhiễm nguồn nước như hiện nay, gan đứng trước nguy cơ quá tải, giảm sức đề kháng, giảm khả năng thanh thải virus, vi khuẩn, khiến cho tế bào Kupffer hoạt động quá mức, làm gan suy yếu, giảm khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của virus viêm gan E. Do đó, kiểm soát tế bào Kupffer không hoạt động quá mức là phương pháp bảo vệ gan tối ưu, giảm nguy cơ tổn thương do viêm gan E, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Qua nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra công thức kết hợp tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên (có trong HEWEL), có tác dụng hỗ trợ kiểm soát tế bào Kupffer. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, sử dụng Wasabia và S. Marianum sau 6 tuần giúp kiểm soát tế bào Kupffer, giúp giảm trên 50% các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin…; do đó kiểm soát được quá trình gây viêm và hạn chế việc hoại tử các tế bào gan, ngăn chặn tiến triển xơ gan. Đồng thời, Wasabia và S. Marianum còn giúp tăng gấp 3 lần loại protein bảo vệ cơ thể Nrf2 chỉ sau 6 giờ, giúp kiểm soát tế bào Kupffer, tăng cường khả năng khử độc, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư hại.
Hewel giúp hỗ trợ kiểm soát tế bào Kupffer giúp gan khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm gan E và những biến chứng nguy hiểm
Các thắc mắc về bệnh viêm gan E
1/ Bao lâu sau khi tiếp xúc với bệnh viêm gan E thì các triệu chứng sẽ xuất hiện?
Nếu các triệu chứng xảy ra, chúng thường xuất hiện bất cứ nơi nào từ 2 đến 6 tuần sau khi tiếp xúc với virus gây viêm gan E.(1)
2/ Bệnh viêm gan E nghiêm trọng như thế nào?
Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị suy gan và tử vong do viêm gan E.
3/ Làm sao biết mình bị viêm gan E?
Khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm gan E, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm máu hoặc phân. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ cho biết tình trạng gan của bệnh nhân.
4/ Viêm gan E khác với viêm gan B như thế nào?
Viêm gan E khác với viêm gan B bởi virus gây bệnh và con đường lây nhiễm, cũng như tính chất bệnh khác nhau. Viêm gan E là do Hepatitis E Virus (HEV) gây ra. Virus viêm gan E sống trong phân, rác, nước bẩn thông qua đường ăn uống (do thức ăn không đảm bảo vệ sinh). Không giống với viêm gan E, viêm gan B lây nhiễm qua đường máu: lây nhiễm từ mẹ sang con, do quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc dịch tiết của người bệnh.
Viêm gan E thường tự khỏi và không trở thành bệnh mạn tính, và bệnh ít có khả năng tiến triển thành các bệnh như xơ gan, ung thư gan… Tuy nhiên, phòng ngừa để không bị nhiễm và khi nhiễm không tiến triển sang mạn tính là cách bảo vệ an toàn nhất.
Ngược lại, bệnh viêm gan B mãn tính có nguy cơ biến chứng thành xơ gan và ung thư gan nếu không có biện pháp hỗ trợ và kiểm soát phù hợp. Bệnh viêm gan B thường không có biểu hiện khi người bệnh khỏe mạnh, khi có yếu tố thuận lợi sẽ có những biểu hiện đặc trưng của bệnh gan như ở bệnh viêm gan E.
![]() |
![]() |
![]() |