Bệnh viêm gan lây qua những đường nào?
Bệnh viêm gan siêu vi có lây không?
Theo Viện Dịch tễ học Việt Nam, có 6 loại virus gây bệnh gan là virus viêm gan A, B, C, D, E và G, trong đó phổ biến và nguy hiểm nhất là bệnh viêm gan do siêu vi B và C (sau đây gọi tắt là viêm gan B, C…). Hầu hết các bệnh viêm gan siêu vi đều lây lan từ người này sang người khác. Tuy nhiên, bệnh lây qua những đường nào còn tùy thuộc vào từng loại virus gây bệnh.
Đường lây lan của các bệnh viêm gan siêu vi
1. Viêm gan A
Bệnh viêm gan A là loại viêm gan lây qua đường tiêu hóa, ít khi lây qua đường máu vì có rất ít virus viêm gan A tồn tại trong máu. Con đường lây truyền chủ yếu của viêm gan A gồm:
- Ăn hoặc uống nước chứa virus viêm gan A
- Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như vật dụng ăn uống, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, xô, chậu… của người nhiễm virus viêm gan A
- Tiếp xúc với phân của người bệnh nhưng không rửa ngay sau đó
- Quan hệ tình dục bằng miệng và hậu môn với người bệnh
Ngoài ra, việc rửa tay không đúng cách sau khi đi vệ sinh hoặc nguồn nước dùng để nấu ăn, rửa trái cây hoặc uống chứa virus viêm gan A cũng có nguy cơ mắc bệnh.
2. Viêm gan B
Tại Việt Nam, viêm gan B chiếm khoảng 20% dân số. Virus viêm gan B là một dạng nhiễm trùng gan. Có nhiều cách để virus viêm gan B có thể truyền sang người khác như:
– Quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh là con đường phổ biến để lây truyền virus viêm gan B, vì chúng tồn tại chủ yếu trong tinh dịch và dịch âm đạo. Có đến 2/3 các trường hợp nhiễm viêm gan B liên quan đến hình thức quan hệ tình dục bằng đường hậu môn và đường miệng.
Quan hệ tình dục không an toàn là cách lây nhiễm viêm gan B phổ biến nhất
– Lây qua đường máu
- Sử dụng lại kim tiêm mà người viêm gan B đã sử dụng (thường gặp ở những người nghiện ma túy)
- Sử dụng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng của người nhiễm virus viêm gan B
- Nhiễm bệnh qua lớp da niêm mạc khi sử dụng kim châm cứu, xăm mình, xỏ lỗ tai…
- Việc sử dụng kim xăm và mực xăm của người khác có thể làm tăng nguy cơ truyền nhiễm virus viêm gan B.
– Truyền từ mẹ sang con
Phụ nữ mang thai nhiễm viêm gan B có thể truyền sang cho con trong khi sinh. Tuy nhiên, gần đây hầu hết các vấn đề nhiễm trùng ở trẻ em đều được xử lý kịp thời. Trẻ cần được chăm sóc và điều trị y tế theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, dùng chung vật dụng như bàn chải đánh răng, dao cạo râu hoặc thiết bị y tế (như máy đo đường huyết với người bệnh); tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc vết thương hở của người bệnh cũng có nguy cơ lây nhiễm viêm gan B.
Khác với viêm gan A, viêm gan B không lây nhiễm qua đường thức ăn và nước uống.
3. Viêm gan C
Bệnh viêm gan lây qua con đường nào? Truyền máu là con đường phổ biến nhất của viêm gan nói chung và viêm gan C nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay nhờ vào các biện pháp sàng lọc tốt ở những người cho máu mà nguy cơ lây nhiễm cũng được kiểm soát. Ngoài ra cũng giống như viêm B viêm gan C truyền qua quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh.
4. Viêm gan D
Đây là một bệnh nhiễm trùng khiến gan bị tổn thương và suy giảm chức năng gan. Khác với các loại viêm gan khác, viêm gan D không tự nhiễm mà chỉ có thể mắc phải khi người bệnh đã bị viêm gan B. Có khoảng 5% trường hợp viêm gan B sẽ tiến triển thành viêm gan D.
Con đường lây lan của viêm gan D chủ yếu là do tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch của cơ thể như, cụ thể:
- Nước tiểu
- Dịch âm đạo
- Máu
- Truyền từ mẹ sang con
Bệnh viêm gan B, C, D chủ yếu lây qua đường máu
5. Viêm gan E
Viêm gan là dạng tổn thương gan nguy hiểm và có thể gây tử vong ở phụ nữ mang thai. Giống như bệnh viêm gan A, bệnh viêm gan E lây từ người này sang người khác qua thức ăn và nước uống nhiễm virus.
Ở những nước chậm phát triển, nơi mà phân người vẫn được dùng trong việc canh nông và hệ thống thoát nước chưa hoàn chỉnh, bệnh lan truyền dễ dàng hơn do nước uống và thực phẩm bị ô nhiễm. Ngoài ra, viêm gan E còn truyền từ mẹ sang con qua quá trình thai nghén.
6. Viêm gan G
Bệnh viêm gan G chủ yếu lây qua đường máu giống như viêm gan B và C. Tuy nhiên, ở nước ta hiện tại chưa có điều kiện chẩn đoán loại virus này.
Chủ động bảo vệ gan bằng cách phòng ngừa các bệnh viêm gan
Một khi đã biết được các con đường lây nhiễm của bệnh gan thì tự mỗi người cần có những cách bảo vệ và hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả. Cụ thể:
- Chú trọng vệ sinh thực phẩm, ăn chín uống sôi vì viêm gan siêu vi lây qua đường ăn uống
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và đặc biệt là sau khi đại tiện hoặc tiếp xúc với người bệnh
- Không dùng vật dụng cá nhân với người khác như dao cạo râu, bàn chải đánh răng
- Nghĩ ngơi, tập luyện thể dục thể thao hợp lý để năng cao sức khỏe toàn thân nói chung và sức khỏe của gan nói riêng.
Đặc biệt, cần ưu tiên công tác dự phòng bằng cách chủ động tiêm ngừa với các loại virus đã có vaccine như virus viêm gan A, virus viêm gan B, bổ sung các dưỡng chất quý như Wasabia và S. Marianum để tăng cường khả năng chống độc của gan, gia tăng sức đề kháng cho gan, từ đó phòng ngừa các bệnh gan an toàn, hiệu quả.