3 Cách điều trị viêm gan mạn tính và những lưu ý cần biết
Thế nào là bệnh viêm gan mạn tính?
Viêm gan mạn tính là tình trạng tổn thương gan kéo dài hơn 6 tháng, viêm gan mạn tính âm thầm phá hủy tế bào gan từ từ và có thể dẫn đến xơ gan cùng với các biến chứng của nó như xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa, tích tụ dịch trong ổ bụng và suy giảm chức năng não (bệnh não – gan).
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm gan mạn tính, cụ thể: Viêm gan mạn tính do virus viêm gan B (HBV); viêm gan mạn tính do virus viêm gan C (HCV); viêm gan mạn do bệnh gan nhiễm mỡ (nguyên nhân do rượu và không do rượu); viêm gan tự miễn; viêm gan mạn do thuốc… (1)
Đau hạ sườn phải là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm gan mạn tính
Không giống như viêm gan cấp tính, viêm gan mạn tính thường phát triển chậm và hầu như không có bất kỳ triệu chứng gì cụ thể trong thời gian đầu. Nếu có thường chỉ làm cảm giác mệt mỏi, chán ăn, điều này khiến người bệnh dễ nhầm tưởng với các vấn đề sức khỏe khác. Có khoảng ⅔ số người bị viêm gan mạn tính không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi bệnh tiến triển thành xơ gan. Các dấu hiệu viêm gan mạn tính ở giai đoạn nặng như: sốt, ăn không ngon, khó chịu vùng bụng trên, đau nhức cơ thể, gan lách to, xuất hiện các mạch máu hình mạng nhện nhỏ, đỏ phần lòng bàn tay, cổ trướng, vàng da, ngứa da…
Viêm gan mạn tính có chữa được không?
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh viêm gan mạn tính mà sẽ có những phương pháp điều trị tận gốc hoặc điều trị giảm nhẹ khác nhau. Trong đó viêm gan mạn tính do virus là nguyên nhân thường gặp nhất và mục tiêu điều trị trong trường hợp này là giúp loại bỏ hoàn toàn virus hoặc giảm tải lượng virus xuống mức thấp nhất, đồng thời có thể giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương gan. Do đó, người bệnh cần tái khám định kỳ để được thăm khám và xét nghiệm máu nhằm xác định tải lượng và sức khỏe của gan. Dựa trên bảng kết quả, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng thuốc và tư vấn các biện pháp giúp cải thiện tình trạng viêm gan mạn.
Cách điều trị viêm gan mạn tính còn phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh lý cụ thể
Cách điều trị viêm gan mạn tính theo từng nguyên nhân gây bệnh
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà cách điều trị cũng khác nhau, cụ thể:
1. Đối với viêm gan mạn do viêm gan siêu vi gây ra
- Đối với viêm gan B, bác sĩ thường chỉ định sử dụng entecavir hay tenofovir disoproxil fumarate bằng đường uống. Ngoài ra, các loại thuốc khác có thể sử dụng như telbivudine, lamivudine (đường uống), interferon alfa và pegylated interferon alfa (dùng bằng đường tiêm dưới da).
Một số trường hợp, tình trạng viêm gan B có khả năng tái đi tái lại khi ngưng dùng thuốc và có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, các trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định dùng một loại thuốc kháng virus lâu dài.
- Đối với viêm gan C, phương pháp điều trị phụ thuộc vào loại virus viêm gan C gây ra. Với một số loại viêm gan C, bác sĩ sẽ kết hợp các loại thuốc sau: Pegylated interferon alfa (tiêm), ribavirin (uống), cộng với sofosbuvir (uống) hoặc một chất ức chế protease (uống), chẳng hạn như telaprevir, boceprevir hoặc simeprevir. Còn đối với các loại virus viêm gan C khác, bác sĩ có thể chỉ định thuốc sofosbuvir và ribavirin bằng đường uống, việc điều trị này có thể kéo dài từ 12 – 48 tuần.(2)
Ngoài ra, người bệnh viêm gan C nên tiêm ngừa viêm gan B, trừ khi xét nghiệm máu cho thấy cơ thể đã có khả năng miễn dịch với loại virus này.
2. Đối với viêm gan mạn tính do rượu
Những người viêm gan mạn tính do rượu cần kiêng rượu bia hoàn toàn và kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học. Với những trường hợp viêm gan nhiễm mỡ mạn tính không do bia rượu cần giảm cân, tập thể dục đều đặn và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh xa các thực phẩm nhiều chất béo, thực phẩm bẩn và đồ uống có chứa chất kích thích.
3. Đối với viêm gan mạn do viêm gan tự miễn
Với bệnh viêm gan tự miễn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng corticosteroid đôi khi kết hợp với azathioprine, 2 loại thuốc này có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch, đồng thời, ngăn chặn tình trạng viêm và giảm các triệu chứng bệnh. Việc ngừng thuốc thường khiến bệnh tái phát, do đó người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về loại thuốc và liều lượng, tuyệt đối không được tự ý ngưng dùng thuốc.(3)
Giải pháp khoa học trong hỗ trợ điều trị viêm gan mạn tính
Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Chuyên ngành Độc chất của Đại học Oxford (Anh) cho thấy, khi các yếu tố nguy hại bên ngoài như virus viêm gan, rượu bia, thuốc lá, thực phẩm bẩn, các loại thuốc điều trị… liên tục tấn công gan và kích hoạt tế bào Kupffer (đại thực bào nằm ở xoang gan làm nhiệm vụ tạo phản ứng miễn dịch) hoạt động quá mức và tiết ra các chất gây viêm như: Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β,… làm chết từ từ các tế bào gan và suy giảm chức năng gan. Hậu quả là dẫn đến nhiều bệnh lý gan nguy hiểm như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan.
Do đó, các nhà khoa học đã chỉ rõ, để cải thiện bệnh viêm gan mạn tính tận gốc, cần có giải pháp có khả năng kiểm soát được hoạt động của tế bào Kupffer, ngăn chặn từ đầu việc sản sinh ra các chất gây viêm, ngăn chặn tình trạng xơ hóa gan và chủ động chống độc, bảo vệ gan.
Hewel có chứa bộ đôi tinh chất Wasabia và S. Marianum có khả năng kiểm soát hiệu quả hoạt động của tế bào Kupffer qua đó giảm các chất gây viêm, làm giảm quá trình viêm và tổn thương gan, ngăn ngừa gan xơ hóa
Nghiên cứu tại Nhật Bản và Đức đã chứng minh, sử dụng tinh chất Wasabia và S. Marianum (có trong Hewel) có khả năng kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer qua đó giảm trên 50% các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… Từ đó làm giảm quá trình viêm và tổn thương gan, ngăn ngừa gan xơ hóa. Bên cạnh đó, tinh chất Wasabia còn giúp tăng gấp 3 lần Nrf2 – yếu tố bảo vệ cơ thể vô cùng quan trọng – chỉ sau 6 giờ, tăng cường khả năng chống độc, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị tổn thương.
Những lưu ý khi điều trị viêm gan mạn tính
Để đạt được hiệu quả cao trong việc điều trị viêm gan mạn tính, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Ngưng uống rượu bia, rượu bia có thể làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn
- Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc gì bạn phải trao đổi với bác sĩ, tránh việc tự ý sử dụng vì có thể gây tổn thương gan
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước. Ưu tiên nguồn protein nạc như cá, thịt gà (bỏ da), lòng trắng trứng gà và các loại đậu…
- Sử dụng các chất béo lành mạnh như quả bơ, các loại hạt, dầu ô liu…
- Hạn chế đồ ăn cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, bánh kẹo, nước ngọt
Để có được cách điều trị viêm gan mạn tính hiệu quả, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa, thăm khám, xét nghiệm để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân, tình trạng bệnh lý hiện tại từ đó có phác đồ điều trị thích hợp. Trong quá trình điều trị bệnh, cần tuân thủ nghiêm túc theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh việc tự ý dùng thuốc hoặc bỏ dở liệu trình điều trị dễ khiến bệnh tình trở nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung thêm tinh chất thiên nhiên quý như Wasabia và S. Marianum có tác dụng kiểm soát tế bào Kupffer, hạn chế tình trạng viêm nhiễm, xơ hóa gan, đồng thời chống độc, giải độc và bảo vệ gan từ bên trong.