Chán ăn hậu Covid-19: Ăn không tiêu phải làm sao và nguyên nhân
Hiện nay, nhiều người sau khi khỏi bệnh lại gặp các di chứng hậu Covid và chúng tồn tại dai dẳng. Phần lớn trong số đó là các di chứng về tiêu hóa như: chán ăn, ăn không tiêu, buồn nôn và nôn, đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy, trào ngược dạ dày… Vậy rối loạn tiêu hóa nói chung và chán ăn hậu Covid nói riêng có nguyên nhân do đâu và cách khắc phục ra sao? Đừng bỏ lỡ bài viết bổ ích từ các chuyên gia dưới đây.
Hội chứng hậu Covid-19 là gì?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hội chứng hậu Covid-19 là tình trạng người mắc SARS-CoV-2 đã khỏi bệnh trong vòng 3 tháng nhưng có triệu chứng bệnh kéo dài ít nhất 2 tháng. Các di chứng hậu Covid-19 thường gặp như: mệt mỏi, khó thở, rối loạn chức năng nhận thức và một số triệu chứng khác. Đặc biệt là rối loạn tiêu hóa: chán ăn, ăn không tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón, đau bụng, nôn hoặc buồn nôn…
Bác sĩ Lê Thanh Quỳnh Ngân – Trung tâm nội soi và phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM chia sẻ, có đến 50% bệnh nhân đến khám tại bệnh viện gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, ít nhất là một triệu chứng sau khi mắc Covid-19. Các triệu chứng thường là chán ăn (30%), tiêu chảy (20%) và các triệu chứng khác như đau bụng, buồn nôn khó chịu. Tình trạng này có thể kéo dài nhiều tháng sau khi đã khỏi Covid-19.
Di chứng chán ăn hậu Covid-19 rất thường gặp
Các di chứng hậu Covid-19 kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến công việc, gây khó khăn trong việc hòa nhập lại với cuộc sống bình thường mới mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất và tốn kém thời gian, tiền bạc để chữa trị.(2)
Di chứng rối loạn tiêu hóa do nhiễm Covid-19
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hậu, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM có hai nguyên nhân khiến người bệnh bị rối loạn tiêu hóa sau khi mắc Covid-19. Thứ nhất, nCoV tấn công đường tiêu hóa làm rối loạn hệ thống lợi khuẩn của ruột, thứ hai là do tác dụng phụ của một số thuốc điều trị Covid-19. Cụ thể:
- nCoV xâm nhập và tấn công trực tiếp vào đường tiêu hóa nhờ gắn kết với một thụ thể men chuyển tên là angiotensin 2 (ACE2). ACE2 có rất nhiều tại các cơ quan tiêu hóa, từ gan mật đến đường tiêu hóa (thực quản – dạ dày – tá tràng – đại trực tràng). Do đó, sau khi khỏi Covid-19, người bệnh bị rối loạn hệ thống lợi khuẩn của ruột – đây là tổn thương thường gặp ở đường tiêu hóa. Hậu quả, người bệnh bị táo bón hoặc tiêu chảy, chán ăn, ăn không tiêu, buồn nôn hoặc nôn, chướng bụng, đau bụng…
- Một số nghiên cứu cho thấy các thành phần có trong các loại thuốc hỗ trợ, thuốc điều trị Covid-19 như thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau… làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra, gan và tụy cũng là cơ quan chịu tổn thương do sự tấn công của Covid-19 và ảnh hưởng của thuốc điều trị từ đó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất insulin, dịch mật,… gây chán ăn, ăn không ngon cũng như các vấn đề tiêu hóa khác.(1)
Khi mắc Covid-19 ngoài phổi, gan và hệ tiêu hóa cũng bị virus tấn công, gây ra những tổn thương nghiêm trọng
Để hiểu rõ về tổn thương gan do Covid-19 gây ra, TTND.BS Lê Văn Điềm (Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh Hà Nội), khi gan bị virus SARS-CoV-2 tấn công sẽ kích hoạt tế bào Kupffer (nằm ở xoang gan có vai trò tạo phản ứng miễn dịch và loại bỏ các tế bào gan chết) tiết ra các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β… đặc biệt là Interleukin với mục đíchchống lại virus. Khi gan bị virus tấn công sẽ kích thích tế bào Kupffer phóng thích các chất gây viêm liên tục và kéo dài làm chết tế bào gan, khiến gan bị tổn thương. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị Covid-19 người bệnh sử dụng nhiều thuốc cũng có thể làm suy giảm chức năng gan, các hoạt chất có trong thuốc không được gan chuyển hóa sẽ tạo thành các chất độc gây phá hủy tế bào gan. Khi gan suy giảm chức năng sẽ không thực hiện tốt các vai trò của mình, từ đó làm gián đoạn sản xuất dịch mật gây ra tình trạng chán ăn, ăn không tiêu và các triệu chứng khác.
Cách khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa hậu Covid-19
Để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa hậu Covid và giúp cơ thể sớm phục hồi, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản về dinh dưỡng, sinh hoạt và nghỉ ngơi. Cụ thể:
1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Để cải thiện chức năng hệ tiêu hóa bạn cần bổ sung thực phẩm có nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, bạn cần ăn nhiều thực phẩm có chứa các loại Vitamin C, D, B12 và các thực phẩm tăng cường Canxi.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học góp phần cải thiện các triệu chứng khó chịu hậu Covid-19
Sau khi mắc Covid-19, hệ tiêu hóa chưa phục hồi hoàn toàn nên sử dụng các thực phẩm dễ tiêu hóa và hạn chế thức ăn béo, ngọt, mặn và cay để giảm áp lực lên dạ dày – đại tràng.
Đặc biệt, nên bổ sung đủ nước (2 lít nước mỗi ngày), lưu ý sử dụng các loại nước lành mạnh, tốt cho sức khỏe như nước lọc, nước trái cây. Đồng thời, tránh các loại nước dễ gây kích thích đường tiêu hóa như cà phê, rượu bia, nước ngọt có gas…
2. Tránh xa stress, căng thẳng
F0 sau khi khỏi bệnh cần giữ tinh thần lạc quan, tích cực, tránh xa stress, căng thẳng. Bởi theo cơ chế bảo vệ cơ thể, khi một người bị stress, cơ thể sẽ kích hoạt ưu tiên bảo vệ chức năng cho hệ thần kinh, tuần hoàn, nội tiết chứ không phải hệ tiêu hóa. Chính vì không nằm trong diện ưu tiên hàng đầu nên chức năng tiêu hóa hoạt động chậm lại và góp phần gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.
3. Từ bỏ thói quen xấu
Những thói quen xấu không chỉ khiến cho tình trạng rối loạn tiêu hóa hậu Covid trở nên trầm trọng mà còn âm thầm hủy hại sức khỏe từng ngày. Thuốc lá làm tăng gấp đôi nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc lá cũng có liên quan đến loét dạ dày, khiến tình trạng viêm loét đại tràng hay ung thư đường tiêu hóa diễn tiến nặng hơn. Rượu khiến axit trong dạ dày tăng sản xuất và dẫn đến tình trạng ợ nóng, trào ngược hoặc loét dạ dày. Uống quá nhiều rượu bia còn gây xuất huyết đường tiêu hóa, viêm ruột và tổn hại đến các lợi khuẩn có trong đường ruột. Ngoài ra, bạn cần từ bỏ thói quen ăn khuya vì có thể dẫn đến chứng ợ nóng và khó tiêu.
4. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Đối với trường hợp bị rối loạn tiêu hóa cấp tính như đầy bụng, khó tiêu có thể sử dụng các bài thuốc dân gian hoặc thực phẩm có tác dụng điều hòa, tăng cường hệ tiêu hóa như uống trà gừng, kết hợp xoa bóp và bổ sung các lợi khuẩn cho đường ruột. Ngoài ra, bạn có thể dùng một số loại thuốc trị rối loạn tiêu hóa theo chỉ định của bác sĩ như: thuốc giảm đau dạ dày, nhóm thuốc chống đầy hơi, khó tiêu, nhóm men tiêu hóa…
Khi các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hậu Covid-19 kéo dài và các triệu chứng nghiêm trọng hơn người bệnh nên đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời (Ảnh: Trung tâm nội soi và phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cung cấp)
5. Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn
Duy trì thói quen tập thể dục, thể thao đều đặn là một trong những cách tốt nhất để cải thiện hệ tiêu hóa, không chỉ giúp thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa tốt hơn mà còn kích thích cơ thể sản sinh chất kháng viêm và giảm nhẹ các triệu chứng viêm ruột.
Ngoài ra tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên còn giúp cơ thể đốt cháy mỡ thừa, giúp phòng bệnh gan nhiễm mỡ. Đồng thời, giúp giảm căng thẳng, cải thiện chức năng gan và giúp gan luôn khỏe mạnh.
Cải thiện rối loạn tiêu hóa hậu Covid-19 bằng giải pháp khoa học từ gốc
Rối loạn tiêu hóa hậu Covid-19 có thể do tổn thương gan, gan suy yếu và suy giảm chức năng từ đó giảm sản xuất dịch mật và gây rối loạn tiêu hóa. Do đó, cần tìm ra giải pháp chăm sóc gan ngay từ bây giờ bằng các sản phẩm chọn lọc, đã được kiểm chứng khoa học và được các chuyên gia khuyến nghị.
Bằng công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa Mỹ đã phát hiện ra 2 tinh chất quý từ thiên nhiên là Wasabia và S. Marianum có khả năng kiểm soát hiệu quả tế bào Kupffer, giảm các chất gây viêm TNF-α, TGF-β và Interleukin, giúp cải thiện đáng kể tình trạng viêm và tổn thương gan, từ đó tăng cường khả năng chống độc, giải độc và bảo vệ gan, đặc biệt hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Viên uống bổ gan Hewel được sản xuất tại Mỹ với công thức đột phá chứa 2 tinh chất thiên nhiên quý là Wasabia và S. Marianum giúp kiểm soát hiệu quả hoạt động của tế bào Kupffer từ đó cải thiện hiệu quả các vấn đề về gan, tăng cường khả năng chống độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa các dưỡng chất thiết yếu của cơ thể (protide, glucide, lipid…), lợi mật từ đó giảm các triệu chứng khó chịu của rối loạn tiêu hóa như chướng bụng đầy hơi, chán ăn, ăn không tiêu, mệt mỏi, bứt rứt trong người…Đồng thời, Wasabia và S. Marianum còn làm tăng Nrf2 – yếu tố bảo vệ cơ thể, thúc đẩy quá trình khử độc trong gan, kiểm soát tế bào Kupffer, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư hỏng…
Viên uống bổ gan Hewel đến từ Mỹ chứa 2 tinh chất Wasabia và S. Marianum giúp kiểm soát hiệu quả hoạt động của tế bào Kupffer từ đó cải thiện hiệu quả các vấn đề về gan, tăng cường khả năng chống độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa
Dinh dưỡng cho người bị rối loạn tiêu hóa hậu Covid-19
Đối với người bị rối loạn tiêu hóa, chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng, giúp cải thiện tình trạng bệnh và đề phòng tái phát.
Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Người bị rối loạn tiêu hóa nên bổ sung các thực phẩm dưới đây vào thực đơn:
1. Chuối
Chuối chứa hàm lượng kali và chất điện giải cao nên có thể giúp hấp thu các chất dịch còn tồn dư trong ruột, từ đó khôi phục hệ vi khuẩn có lợi và giảm tiêu chảy. Ngoài ra, chuối còn bổ sung điện giải trong người hợp đi ngoài và bị nôn nhiều.
2. Bơ
Nhờ thành phần chất xơ và chất béo không bão hòa dồi dào trong quả bơ giúp cải thiện hoạt động của đường tiêu hóa. Ngoài ra, bơ còn có tác dụng chuyển beta-carotene thành vitamin A có khả năng bảo vệ niêm mạc tiêu hóa và khắc phục rối loạn tiêu hóa hiệu quả.
Trái bơ chứa nhiều chất xơ và chất béo không bão hòa giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của đường tiêu hóa
3. Sữa chua
Sữa chua chứa hàm lượng probiotic cao cùng với nhiều lợi khuẩn giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giữ cho đường ruột luôn khỏe mạnh, đồng thời, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ đó, người chán ăn, ăn không tiêu hậu Covid-19 có thể bổ sung sữa chua để cải thiện các triệu chứng khó chịu này.
4. Táo
Táo chứa cả nguồn chất xơ hòa tan và không hòa tan.Táo được chứng minh giảm nguy cơ táo bón và nguy cơ nhiễm trùng đường ruột. Đồng thời, táo là nguồn giàu vitamin và khoáng chất để cải thiện sức khỏe tổng thể.
Khoai lang
Khoai lang chứa lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ và carbohydrate cao nên rất tốt cho đường tiêu hóa và có khả năng chữa viêm loét dạ dày, tá tràng và có thể ngăn ngừa các gốc tự do.
Rối loạn tiêu hóa nên kiêng gì?
Một số thực phẩm bạn nên tránh xa nếu không muốn tình trạng rối loạn tiêu hóa trở nên trầm trọng như:
1. Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh, món xào… tạo áp lực cho hệ tiêu hóa, nếu ăn nhiều sẽ gây ra triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài trở nặng hơn.
2. Đồ ăn tái sống
Các loại đồ ăn tái sống như thịt tái, nộm, gỏi cá, tiết canh, rau sống… vì chưa được chế biến chín nên tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có hại cho đường ruột. Đặc biệt, những người bị rối loạn tiêu hóa vẫn dùng các thực phẩm này có thể gây ngộ độc thực phẩm, rất nguy hiểm.
3. Thức ăn nhiều đường
Bánh kẹo, nước ngọt… không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn là “kẻ thù” của hệ tiêu hóa, làm tăng áp lực lên dạ dày, đại tràng và làm nặng thêm các tình trạng khó tiêu, ợ hơi, ợ chua và đầy bụng.
4. Bia, rượu và các chất kích thích
Rượu, bia và các chất kích thích là “kẻ thù” số một của cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng, không chỉ gây ngộ độc, kích thích hệ tiêu hóa mà rượu, bia và các chất kích thích cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng.
Rượu bia và các chất kích thích không chỉ gây ngộ độc, kích thích hệ tiêu hóa và cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng
5. Trái cây có vị chua, nhiều axit
Cùng với hoa quả sấy thì các loại hoa quả có vị chua và nhiều axit như chanh, cam, quýt… cũng không có lợi cho tình trạng rối loạn tiêu hóa. Nếu ăn nhiều các loại hoa quả chứa axit sẽ khiến cho tình trạng đầy hơi, không tiêu và tiêu chảy thêm trầm trọng.
Hậu Covid-19 để lại di chứng nặng nề cho toàn bộ cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa và gan là 2 bộ phận dễ bị tác động và tổn thương. Do đó, khi các F0 đã khỏi bệnh vẫn phải tích cực chăm sóc để nâng cao sức khỏe tổng thể bằng cách xây dựng dinh dưỡng, lối sống khoa học và bổ sung các tinh chất tốt cho gan. Từ đó các triệu chứng hậu Covid sẽ sớm được khắc phục để mọi người có thể trở lại cuộc sống bình thường mới.