Chế độ ăn cho người viêm gan B cấp tính và viêm gan B mãn tính

18-11-2021

Tác Giả: Đội Ngũ Hewel

Chế độ ăn cho người bệnh gan vô cùng quan trọng, giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất dễ dàng, đủ chất, góp phần vào quá trình điều trị bệnh. Người bị viêm gan B nên lựa chọn chế độ ăn phù hợp, nhẹ nhàng cho gan, tạo điều kiện để tái tạo, ngăn ngừa sự hủy hoại thêm tế bào gan. Tùy vào mỗi giai đoạn của bệnh viêm gan B (cấp tính hay mãn tính), người bệnh sẽ có chế độ ăn nhiều năng lượng hay ít năng lượng, nhiều đạm hay ít đạm, số bữa ăn chia làm 4 hay 6 bữa/ngày.
 

Người bị bệnh viêm gan B cấp tính nên ăn gì?

1. Giai đoạn đầu

Vào giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể sốt, nôn mửa, đau nhức hoặc biếng ăn. Chế độ ăn cho người bị viêm gan B nên là một chế độ “nương nhẹ” gan và “nương nhẹ” dạ dày, ruột do gan vẫn phải làm việc khi một số tế bào gan khác bị tổn thương.

Lượng năng lượng cần cung cấp là 25 kcal/kg cân nặng một ngày cho mỗi bệnh nhân. Chủ yếu cung cấp năng lượng bằng đường pha loãng (bằng cách truyền glucose nếu ói nhiều,, uống nước đường, nước cơm, nước cháo, nước hoa quả, sữa tươi…).

Khi lượng nước tiểu tăng lên và sốt đã giảm thì áp dụng chế độ uống sữa với khoảng 1.000 calo (1.000-1.500 ml sữa) mỗi ngày. Sữa là thực phẩm tốt cho người bệnh vì không chỉ không có nhiều cặn bã, mà còn có khả năng chống độc, lợi tiểu. Tuy nhiên, người bị viêm gan B nên uống sữa tách bơ hoặc sữa đã rút kem pha thêm đường hoặc dùng các sản phẩm dinh dưỡng. (1)

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bị viêm gan B cấp tính giai đoạn đầu:

– Chất đạm: 0,4-0,6g chất đạm/kg cân nặng một ngày, dùng protid có giá trị sinh học cao.

– Chất béo: 10-15% tổng năng lượng.

– Cung cấp đủ vitamin và khoáng theo nhu cầu.

– Số bữa ăn: 6-8 bữa một ngày.

Cơ cấu khẩu phần một ngày:

– Năng lượng cần thiết (kcal): 1.300-1.400.

– Chất đạm (g): 20-30.

– Chất béo (g): 15-20.

– Chất bột đường (g): 250-280.

– Nước (lít): 2-2,5.

thực đơn cho người viêm gan b

Thực đơn cho người viêm gan B nên nhẹ nhàng, dễ tiêu hoá

2. Giai đoạn tiếp theo

Cuối giai đoạn cấp tính có thể cho bệnh nhân viêm gan B ăn thêm ngũ cốc dưới dạng bột, cháo. Khi đã hết sốt, áp dụng chế độ ăn có nhiều chất đạm và nhiều methionin như sữa tách bơ, thịt nạc, cá nạc cùng với tăng cường calo, tăng cường chất đường bột. (2)

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bị viêm gan B cấp tính giai đoạn tiếp theo:

– Năng lượng: 30 kcal/kg cân nặng hiện tại một ngày.

– Chất đạm: 0,8-1 g chất đạm/kg cân nặng một ngày. Tỷ lệ protid động vật chiếm hơn 50%.

– Chất béo: 10-15% tổng năng lượng.

– Đủ vitamin, chất khoáng và nước.

– Số bữa ăn: 4-6 bữa một ngày.

– Không dùng thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng.

Cơ cấu khẩu phần một ngày nên như sau:

– Năng lượng (kcal): 1.500-1.700.

– Chất đạm (g): 40-55.

– Chất béo (g): 17-28.

– Chất bột đường (g): 280-330.

– Nước (lít): 2-2,5.

Người bị bệnh viêm gan B mạn tính nên ăn gì?

Khi giai đoạn cấp tính đã qua, bệnh nhân ở vào tình trạng “yếu gan”, thời kỳ này có khi kéo dài rất lâu. Bệnh nhân viêm gan B không nên ăn những bữa ăn có quá nhiều chất béo, nhiều loại thực phẩm. Tránh những thay đổi đột ngột về môi trường, khí hậu.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bị viêm gan B mạn tính: (5)

– Năng lượng: 35 kcal/kg cân nặng một ngày.

– Chất đạm: 1-1,5g chất đạm/kg cân nặng một ngày.

– Chất béo: 15-20% tổng năng lượng.

– Đủ vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B, K) và muối khoáng.

– Nước: 1,5-2 lít mỗi ngày.

– Số bữa ăn: 3-4 bữa một ngày.

Cơ cấu khẩu phần một ngày nên như sau:

– Năng lượng (kcal): 1.800-1.900.

– Chất đạm (g): 50-75.

– Chất béo (g): 30-40.

– Chất bột đường (g): 310-340.

– Nước (lít): 1,5-2.

Nguyên tắc về chế độ ăn uống của người bị viêm gan B

1. Tránh xa thực phẩm sống và độc hại

Trong chế độ ăn thường ngày, người bị viêm gan B cần tránh xa những loại thực phẩm chưa được nấu chín như cá sống, tôm sống, hải sản sống, thực phẩm để quá lâu trong tủ lạnh, và không đảm bảo vệ sinh; thức ăn chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản và phẩm màu độc hại. Các chất này khi vào cơ thể sẽ khiến các đại thực bào Kupffer bị kích hoạt quá mức làm sản sinh các chất gây viêm làm tổn hại đến gan. Đặc biệt, trong trường hợp gan đang bị suy giảm khả năng hoạt động do virus viêm gan B, sẽ khiến gan càng ngày càng suy yếu hơn, dẫn đến các biến chứng viêm gan b như: xơ gan và ung thư gan.

2. Chia nhỏ bữa, ăn đúng giờ

Về chế độ ăn, nên chia nhỏ thực đơn của mình ra làm nhiều bữa trong ngày để cơ thể hấp thu tốt hơn, đồng thời giảm bớt áp lực cho gan. Người bị viêm gan B cần có chế độ ăn uống điều độ, đúng giờ, đảm bảo phần năng lượng được nạp vào vào khoảng từ 1.600-1.700 kcal/ngày (30-35 Kcal/kg/ngày). (3)

dinh dưỡng cho người viêm gan b

Người viêm gan B nên chia nhỏ thực đơn của mình ra làm nhiều bữa

3. Không nên ăn quá cay, quá mặn hoặc quá béo

Người bị viêm gan B cũng không nên ăn những món quá cay hoặc quá mặn. Chế độ ăn cũng cần giảm hẳn những loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe như khi cơ thể chưa nhiễm bệnh: hạn chế các món chiên, xào, nướng, thức ăn nhanh và các món quá nhiều chất béo.

4. Hạn chế rượu bia

Để nâng cao hiệu quả cải thiện, người bị viêm gan B cần phải cắt giảm hoàn toàn bia, rượu – đây là khuyến cáo được ưu tiên trong các phác đồ cải thiện. Bởi chất cồn trong rượu bia sẽ thúc đẩy chuyển dịch các độc tố, vi khuẩn từ ruột vào gan, khiến những người nghiện rượu bia dễ bị nhiễm độc. (4)

5. Cân bằng giữa 4 nhóm dưỡng chất

  • Chất bột đường: 300 – 400g/ngày. Chất bột đường cung cấp 60-65% năng lượng cho người bị viêm gan B, có vai trò quan trọng trong việc phục hồi các mô tế bào bị tổn thương, tất nhiên bao gồm tế bào gan. Chất bột đường có nhiều trong trái cây, sữa, gạo, bánh mì, các loại củ, đường, ngô…
  • Chất đạm: 1 – 1,5g/kg trên tổng thể trọng. Cụ thể, người bị bệnh viêm gan B nên lấy 50% đạm từ ngũ cốc và các loại rau củ quả, 50% còn lại lấy từ các loại đạm, thức ăn từ động vật như thịt, cá, trứng và sữa. Cứ như vậy, chia trên tổng thực đơn dinh dưỡng thường ngày, người bị viêm gan B sẽ cung cấp đầy đủ lượng chất đạm cần thiết cho cơ thể.
  • Chất béo: Mặc dù người bị viêm gan B được khuyến cáo cần hạn chế chất béo nhưng không nên cắt khỏi khẩu phần ăn. Chế độ ăn uống của người bị viêm gan B vẫn rất cần chất béo từ 15-20% trên tổng năng lượng nạp vào cơ thể. Đặc biệt là các loại chất béo lấy từ các loại đậu, mè, trứng và các loại cá hấp, kho được chế biến để giữ nguyên lượng dinh dưỡng nhưng không quá béo.
  • Vitamin và khoáng chất: Rất tốt cho sức khỏe thường có trong rau xanh và hoa quả. Mỗi ngày mỗi người nên ăn ít nhất là 300g rau xanh và 200g hoa quả tươi để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Một số thực đơn tham khảo cho người bị viêm gan B

Tùy vào giai đoạn bệnh cũng như lượng calo và các chất béo, đạm, đường bột… cần thiết trong một ngày, người bị viêm gan B có thể ăn uống theo một trong ba thực đơn tham khảo sau. Nhớ là luôn duy trì việc uống nhiều nước, đảm bảo từ 1,5 lít trở lên bằng cách uống nước ngay khi nhớ. (6)

Mẫu 1: 1.500 kcal/ngày Mẫu 2: 1.770 kcal/ngày Mẫu 3: 2.100 kcal/ngày
Hàm lượng Đạm: 59g, Béo: 22g, Bột đường: 262g Đạm: 82g, Béo: 31g, Bột đường: 288g Đạm: 86g, Béo: 44g, Bột đường: 347g
Sáng Bún thịt bò (bún 200g, thịt bò 30g), quả chín: 100g Cháo thịt (gạo tẻ 30g, thịt nạc 30g), quả chín 100g

– 7h: Bánh mì trứng (bánh mì 1 cái, trứng gà 1 quả, dầu ăn 5 ml), quả chín 100g

– 9h: Một cốc chè đỗ đen (đỗ đen 20g, đường kính 20g, bột đao 5g)

Trưa 2 bát cơm lưng (100g gạo), thịt nạc viên hấp 60g, canh bí 200g, nước cam 200ml. Cơm 2 bát, thịt bò xào thập cẩm (hành tây 20g, thịt bò 50g, mộc nhĩ 5g, tỏi tây – cà rốt 30g, đậu cô ve 20g), canh cải 1 bát.

– 11h: Cơm 2 bát, thịt rim 50g, canh bí xanh tôm nõn (bí xanh 200g, tôm nõn 10g, dầu ăn 3 ml), quả chín 200g.

Chiều Cơm 2 lưng bát (100g gạo), thịt bò xào rau cải (thịt bò 40g, rau cải 200g, dầu ăn 5ml), đu đủ 100g. Cơm 2 bát, đậu sốt cà chua (đậu phụ 100g, cà chua 50g), tôm rang 50g, canh rau 200g, quả chín 100g.

– 15h: Một hộp sữa nước 200ml

– 17h: 2 bát cơm, thịt gà rang 80g, rau muống luộc 200g, quả chín 200g.

Tối Sữa tươi 200ml. Sữa 200ml.

Thực đơn dành cho người bệnh viêm gan nói riêng hay bệnh về gan nói chung là điều mà bệnh nhân và người thân rất quan tâm. Tuy nhiên, các thực đơn gợi ý chỉ mang tính tham khảo. Mỗi người bệnh sẽ có bệnh tình khác nhau, từ đó chỉ định về dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau. Người bệnh gan cần được thăm khám trực tiếp để xác định chính xác tình trạng và mức độ của bệnh, từ đó, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ thiết kế một thực đơn chuẩn xác và phù hợp về loại và lượng thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày. Hiện nay, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám, tư vấn và đưa ra các phác đồ phù hợp cho từng người bệnh. Việc xây dựng khẩu phần đến lên thực đơn cụ thể và chế biến món ăn góp phần rất lớn trong việc hỗ trợ điều trị bệnh lý gan.

 

Đánh giá bài viết
18-09-2023

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bệnh viêm gan C có tái phát không? Cách phòng bị mắc lại ra sao?

Bên cạnh viêm gan B và rượu, viêm gan C là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm mãn tính, xơ gan và ung thư gan. Do đó, nhiều người sau khi điều trị viêm gan C thành công lại lo lắng rằng không biết viêm gan C...
Chi tiết

4 cách phòng ngừa viêm gan B hiệu quả và đúng khoa học

Hiện nay, virus viêm gan B vẫn là mối đe dọa lớn đến sức khỏe toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2019, khoảng 296 triệu người đang sống chung với bệnh viêm gan B mãn tính, với 1,5 triệu ca nhiễm mới...
Chi tiết

Viêm gan B thể ngủ: Nguyên nhân, xét nghiệm và cách điều trị

Viêm gan B thể ngủ là một thể virus viêm gan B ở dạng ngủ, không hoạt động. Tuy nhiên, mọi người không nên chủ quan vì bệnh có thể trỗi dậy bất cứ khi nào khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút. 
Chi tiết

Viêm gan B cấp tính: Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết bệnh

Viêm gan B cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh viêm gan B, chúng thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng, bệnh nhân thường phát hiện bệnh khi ở giai đoạn mãn tính với các triệu chứng nặng như xơ gan, ung thư gan. 
Chi tiết

Bị viêm gan B có nên ăn trứng, vịt lộn không và cần lưu ý gì?

Chế độ ăn uống của người viêm gan B là vấn đề quan tâm của rất nhiều người. Trong đó, có thắc mắc viêm gan B có nên ăn trứng, vịt lộn hay không và cần lưu ý gì. Những thông tin này sẽ được giải đáp trong bài viết...
Chi tiết

7 cách phòng ngừa viêm gan siêu vi hiệu quả, chuẩn an toàn

Viêm gan siêu vi là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng gan và nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng xơ gan, suy gan và thậm chí là ung thư gan. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước...
Chi tiết