Con đường nào dẫn đến viêm gan C?
1. “Have sex” với người mang virus viêm gan C
Bệnh nhân mắc viêm gan C không cần tránh hoạt động tình dục vì tỷ lệ lây truyền lây virus cho bạn đời là rất thấp. Nếu bệnh nhân có quan hệ tình dục khác giới thì tỷ lệ lây truyền bệnh viêm gan C qua đường tình dục là khoảng 1/190.000 (nghiên cứu đăng trên tạp chí Hepatology tháng 3/ 2013).
Tuy nhiên, nguy cơ lây truyền sẽ tăng lên khi: bạn tình có vết cắt hoặc tổn thương có máu tiếp xúc nhau; người quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ tình dục thô bạo, nhiễm HIV hoặc có bệnh lây truyền qua đường tình dục.
2. Dùng chung các vật dụng và kim tiêm với người mang virus viêm gan C;
Đường máu được xem là đường lây nhiễm chính của viêm gan C. Hiện tại, quá trình nhiễm virus viêm gan C chủ yếu là do sử dụng chung kim tiêm hoặc các vật dụng cá nhân với người bị nhiễm loại virus này.
Khám chữa bệnh ở các địa điểm “chui” không uy tín có thể nguồn lây nhiễm virus viêm gan C. Ở những địa điểm này, thường không đảm bảo vô trùng trên dụng cụ y tế, hoặc sử dụng chung kim tiêm cho bệnh nhân dẫn đến lây nhiễm.
Ngoài ra, xăm mình, xăm môi, xăm mắt, xăm mày hoặc xỏ lỗ (khuyên tai, khuyên rốn,…) ở những nơi vệ sinh kém cũng có thể lây nhiễm viêm gan C. Hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân như bấm móng tay, dao cạo râu, bàn chải đánh răng… có dính máu của người bị nhiễm virus viêm gan C.
3. Nhân viên y tế bị kim tiêm đâm khi khám chữa bệnh;
Virus viêm gan C có thể sống trong thời gian ít nhất là 16 giờ ở ngoài cơ thể (nhưng không lâu hơn 4 ngày).
Vì vậy, nếu trong quá trình tiêm thuốc cho bệnh nhân, nếu không cẩn thận các nhân viên y tế có thể bị lây nhiễm viêm gan C “như chơi”. Dù “tai nạn nghề nghiệp” này là rất ít khi xảy ra nhưng không phải là không thể.
4. Mẹ nhiễm virus viêm gan C lây sang cho con;

Viêm gan C lây qua đường nào?
Tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ bị nhiễm viêm gan C sang cho con chỉ khoảng 5%. Tỷ lệ này là thấp hơn nhiều so với tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con của viêm gan B (90%) nếu không có biện pháp bảo vệ sau sinh cho trẻ.
Theo ước tính, cứ 100 người bị nhiễm virus viêm gan C thì sẽ có đến 75 tới 85 người bị nhiễm virus viêm gan C mạn. Trong số đó có 60 – 70 người bị bệnh lý gan mạn tính, 5 – 20 người bị xơ gan sau khoảng thời gian 20 – 30 năm và 1 – 5 người tử vong do xơ gan hoặc ung thư gan.
Người bị nhiễm viêm gan virus C không có triệu chứng điển hình cho tới khi phát bệnh. Vì vậy, có tới 90% người nhiễm viêm gan C không biết mình mang virus. Còn nguy hiểm hơn nữa khi những bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan virú không chấp hành điều trị khi bệnh tiến triển nặng. Thậm chí, nhiều người còn ngờ vực, xem nhẹ nguy cơ suy gan, xơ gan và ung thư gan do bệnh viêm gan C. Dù đây là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện và điều trị sớm thì tỷ lệ khỏi bệnh cao (đến trên 95%).
Do vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa, nên các biện pháp phòng ngừa tránh lây nhiễm virus viêm gan C qua đường máu, đường tình dục có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏa của chính mình và những người thân yêu hãy đến các cơ sở y tế, phun xăm uy tín, chuyên nghiệp và an toàn. Không dùng chung vật dụng cá nhân với bất kỳ ai và quan hệ tình dục an toàn.