Đừng ngồi yên đợi dấu hiệu viêm gan B xuất hiện
Viêm gan B không dễ lộ diện
Trong số những người bị nhiễm virus viêm gan B cấp tính, chỉ có khoảng 1/4 bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng và có thể được chẩn đoán, điều trị và theo dõi. Khoảng 5% trong số những người bị nhiễm virus cấp tính tiến triển thành mạn tính mà không hề có dấu hiệu viêm gan B đặc trưng của bệnh xuất hiện.
Ở giai đoạn mạn tính rồi, nhiều trường hợp cũng không có các triệu chứng hay biểu hiện gì gợi ý chẩn đoán sớm nên người bệnh thường chủ quan, không theo dõi và điều trị tốt. Virus gây bệnh sẽ tiếp tục âm thầm gây tổn thương gan và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như xơ gan, suy gan và làm tăng nguy cơ ung thư gan.

Dấu hiệu viêm gan B không dễ “lộ diện”
Đừng chỉ ngồi đợi dấu hiệu viêm gan B xuất hiện
90% trẻ bị nhiễm viêm gan B từ mẹ bị viêm gan B mạn tính khi trưởng thành. Trước đây, nền y tế và đời sống người dân còn nhiều khó khăn, do đó, việc phát hiện virus viêm gan B ở người lớn rất hạn chế. Việc tiêm ngừa B cho trẻ sau sinh cũng chưa được quan tâm đúng mức. Những đứa trẻ “ngày ấy” có thể là chúng ta hiện tại.
Vì vậy, khi đọc được bài viết này, nếu chưa đi xét nghiệm viêm gan B, bạn hay đến các bệnh viện hoặc trung tâm xét nghiệm uy tín để làm xét nghiệm viêm gan B. Đừng đợi dấu hiệu của viêm gan B xuất hiện. Nếu kết quả âm tính thì chích ngừa ngay.
Những người bệnh trong trạng thái “người lành mang virus viêm gan B” (virus đang bất hoạt động bên trong cơ thể) thì càng cần phải theo dõi “sát sao”. 3-6 tháng là thời gian lý tưởng để tái khám, theo dõi tình trạng hoạt động của viêm gan B.

Xét nghiệm viêm gan B là biện pháp bảo vệ gan đầu tiên và cần thiết (hình minh họa)
Một số dấu hiệu của bệnh viêm gan B có thể gặp
Viêm gan B mạn thể người lành mang mầm hay thể ngủ yên thì ít nguy cơ diễn tiến thành xơ gan (1-2%/năm) và ung thư gan (0,1-0,3%/năm). Tuy nhiên, viêm gan B ở thể mạn thể hoạt động có nguy cơ diễn tiến thành xơ gan rất cao (5-10%/năm) và nguy cơ ung thư gan (3-8%/năm). Dù không phải lúc nào các dấu hiệu viêm gan B cũng “lộ diện”, nhưng việc “dè chừng” với các dấu hiệu vẫn rất cần thiết.
* Sốt
Khi tế bào gan bị hoại tử hoặc các độc tố tích tụ bên trong cơ thể và dồn vào máu, cơ thể sẽ có phản ứng sốt. Vào giai đoạn những ngày đầu phát bệnh, người bệnh thường có biểu hiện sốt nhẹ. Nếu như bệnh nhân mắc viêm gan B mạn tính thì dấu hiệu viêm gan B này sẽ kéo dài, đặc biệt vào buổi chiều.
* Rối loạn tiêu hóa
Tương tư, tình trạng độc tố tích tụ và tổn thương gan cũng dẫn đến tình trạng thần kinh cơ hoành và thần kinh phế vị bị kích thích hưng phấn cao. Hậu quả là các dấu hiệu viêm gan B như buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, ăn không ngon miệng… do rối loạn tiêu hóa sẽ xuất hiện.
Một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể quan sát thấy hiện tượng xuất huyết đường tiêu hóa thông qua màu phân đen, phân như dạng nhựa đường.
*Mẩn ngứa, xuất huyết dưới da
Theo PGS.TS.Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Thành, khi bị tổn thương gan, viêm gan virus chức năng giải độc của gan bị suy giảm mạnh, độc tố trong cơ thể tích tụ nên người bệnh có thể bị sốt và xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết dưới da như bầm tím, chảy máu chân răng hay chảy máu cam, đó là do cơ chế đông máu trong cơ thể đã bị rối loạn.
Một số trường hợp xuất hiện hình nốt nhện còn được gọi là nốt ruồi sao (sao mạch), u mạch nhện… Khi dấu hiệu viêm gan B này xuất hiện thì người bệnhcần cảnh giác viêm gan mạn tính hoặc xơ gan.
*Thường xuyên đau bụng và đau khớp
Gan nằm ở khoang bụng bên phải (hạ sườn phải). Người mắc viêm gan B có thể bị chứng đau tức khu vực này. Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, mức độ đau, tức, khó chịu không giống nhau, khi vận động sẽ cảm thấy đau hơn. Ngoài ra, người bệnh thường bị đau nhức tứ chi, nhức mỏi xương khớp. Đây là là một trong các dấu hiệu của viêm gan B mà người bệnh thiếu cảnh giác và dễ bỏ qua nhất.

Buồn nôn hay đau khớp là những dấu hiệu viêm gan B rất khó đoán (hình minh họa)
Rõ ràng, các triệu chứng bệnh viêm gan B “ẩn mình” rất kỹ. Vì vậy, nên đi xét nghiệm và chích ngừa nếu không mắc bệnh càng sớm càng tốt. Nếu mắc bệnh thì tích cực điều trị bệnh nhưng lưu ý, chủ động tránh lây nhiễm cho người khác.