8 nguyên nhân gây men gan cao phổ biến bạn cần cẩn trọng
Chỉ số men gan nếu ở mức cao bất thường rất có thể là dấu hiệu của tổn thương tế bào gan. Theo tạp chí y học Hepatology, men gan cao có thể làm tăng tỷ lệ tử vong từ 21-78%. Vậy đâu là những nguyên nhân gây men gan cao mà bạn cần lưu ý để đưa ra những phương pháp phòng tránh hiệu quả?
Thế nào là men gan cao?
Men gan là các nhóm enzym do gan sản xuất để xúc tác các phản ứng hóa học, hỗ trợ gan thực hiện các chức năng như thải độc, sản xuất mật, chuyển hóa thức ăn thành các chất cho cơ thể hấp thụ,… Hiện nay, có 4 loại men gan phổ biến và chỉ số bình thường của từng loại như sau:
- Alanin transaminase (ALT): dưới 35 UI/L (đối với nam giới) và dưới 25 UI/L (đối với nữ giới).
- Aspartate transaminase (AST): dưới 35 UI/L (đối với nam giới) và dưới 25 UI/L (đối với nữ giới)
- Gamma-glutamyl transferase (GGT): 5-60 UI/L.
- Alkaline phosphatase (ALP): 35-115 UI/L.
Chỉ số men gan nếu tăng 1-4 lần so với bình thường là mức độ nhẹ; tăng gấp 5-10 lần là mức độ trung bình, báo hiệu những yếu tố gây hại đến gan; tăng 10-20 lần là mức độ nặng, cho thấy gan bị suy yếu, nguy cơ cao đã mắc các bệnh lý nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
Nồng độ men gan nếu tăng cao bất ngờ có thể là dấu hiệu cho thấy gan bị tấn công bởi một số tác nhân gây hại dẫn đến viêm nhiễm và suy yếu. Khi các tế bào gan nếu bị viêm hay chết, men gan sẽ giải phóng vào máu nhiều hơn bình thường, gây ra tình trạng tăng men gan.
Trong đa số các trường hợp, chỉ số men gan được phát hiện ở mức độ nhẹ hoặc trung bình chưa phải là dấu hiệu của các bệnh mạn tính nguy hiểm. Nhưng nếu không kịp thời có những biện pháp để cải thiện chức năng của gan, gan sẽ ngày càng tổn thương nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố hay việc sử dụng một loại thuốc có thể dẫn đến tăng men gan tạm thời trong vòng 2 – 4 tuần. Sau đó, nồng độ men gan có thể trở về mức bình thường mà không cần điều trị.
Chỉ số men gan nếu tăng cao quá mức có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về gan
Nguyên nhân gây men gan cao
Các nguyên nhân gây men gan cao có thể là do virus, lối sống thiếu khoa học hoặc ảnh hưởng từ một bệnh lý nghiêm trọng nào đó. Ngoài ra, trường hợp tăng men gan diễn ra cấp tính thì cơ thể sẽ trở về trạng thái bình thường sau một thời gian ngắn.
1. Do virus gây viêm gan
Tất cả các loại virus viêm gan A, B, C, D, E đều có thể gây men gan cao. Các loại virus này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ khiến các tế bào gan bị viêm nhiễm và tăng sản xuất ra nhiều men gan hơn. Bên cạnh đó, virus viêm gan cũng là yếu tố dẫn đến bệnh viêm gan và có thể diễn tiến thành xơ gan, ung thư gan,… dẫn đến biểu hiện tăng men gan.
Khi nồng độ men gan cao bất thường, bác sĩ có thể xét nghiệm để kiểm tra khả năng nhiễm virus viêm gan. Một số triệu chứng phổ biến khi nhiễm virus viêm gan là: cơ thể mệt mỏi, đau nhức, đau bụng, nước tiểu có màu vàng đậm, vàng da và tròng trắng mắt, cơ thể ngứa ngáy,…
2. Do bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ ở gan quá 5% và thường có 2 dạng chính: gan nhiễm mỡ do rượu và gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu thường gây ra do tăng hấp thụ chất béo khi cơ thể ăn quá nhiều mỡ động vật, chất bột đường dư thừa chuyển hóa thành mỡ hay do biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2, các bệnh chuyển hóa.
Theo khảo sát của MedicalNewsToday, 25-51% nguyên nhân gây ra men gan cao là do bệnh gan nhiễm mỡ. Người bị gan nhiễm mỡ thường sẽ có chỉ số men gan ALT, AST và GGT cao hơn bình thường, với những biểu hiện thường gặp như: vàng da, béo phì, đau ở bụng trên bên phải, buồn nôn,… (1)
3. Do lạm dụng bia rượu
Bên cạnh virus và chất béo tích tụ trong gan, chất cồn trong bia rượu cũng là nguyên nhân làm tăng men gan. 90% bia rượu khi đi vào cơ thể sẽ đi thẳng đến gan. Nếu lượng cồn tích tụ quá nhiều cùng một lúc sẽ khiến gan không thể xử lý kịp, dẫn đến đầu độc gan. Bên cạnh đó, chất cồn còn thúc đẩy quá trình các vi khuẩn, chất độc từ ruột di chuyển vào gan làm tích tụ nhiều độc tố hơn.
Bia rượu là yếu tố đầu độc gan, làm tổn thương các tế bào gan
Các chất độc hại khi quá tải sẽ khiến các tế bào Kupffer – đại thực bào thực hiện các phản ứng miễn dịch tại xoang gan – hoạt động quá mức, tạo ra các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… làm tổn thương và hoại tử tế bào gan. Tế bào gan bị tổn thương càng nhiều thì sẽ phóng thích càng nhiều men gan vào trong máu, làm tăng nồng độ men gan.
4. Do chế độ ăn uống
Sử dụng nhiều bánh, kẹo, mứt,… sẽ làm tăng lượng đường fructose trong cơ thể. Fructose nếu tích trữ quá nhiều sẽ khiến gan không thể chuyển hóa hết, dẫn đến hình thành chất béo tích tụ trong gan, làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ. Bên cạnh đó, nếu trữ lượng muối quá nhiều có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ do muối khiến gan tích lũy dịch nhiều hơn.
Các loại thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol và khiến chất béo tích tụ ở gan nhiều hơn. Việc chiên thực phẩm ở nhiệt độ cao cũng có thể sinh ra nhiều hợp chất, chẳng hạn như acrylamide, gây hại cho gan.
Các loại chất độc từ thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng hay aflatoxin sinh ra do nấm mốc cũng có thể đầu độc gan, khiến các tế bào gan suy yếu. Việc tăng tích lũy chất béo hay khiến gan nhiễm nhiều độc chất là những nguyên nhân gây ra men gan cao.
5. Do tác dụng phụ của thuốc
Gan thực hiện nhiệm vụ chuyển hóa các loại thuốc. Các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm đau,… nếu tự ý sử dụng mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể dẫn đến quá liều, khiến các chất này tích tụ tại gan. Thời gian dài, gan sẽ bị quá tải và có thể bị đầu độc gây tổn thương các tế bào gan, làm tăng men gan.
Việc sử dụng thuốc phải theo chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế sử dụng quá liều
6. Do bị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết do virus Dengue – truyền qua đường muỗi đốt – gây ra. Loại virus này có thể tăng nồng độ các chất gây viêm làm tổn thương tế bào gan, một trong những nguyên nhân làm men gan cao. Theo thống kê, tỷ lệ người bị sốt xuất huyết có nồng độ men gan cao đạt tới 65%. Bên cạnh đó, người bệnh sốt xuất huyết thường tự ý mua thuốc hạ sốt để sử dụng tại nhà cũng có thể khiến gan bị quá tải.
7. Do các bệnh lý khác
Bạn nên thường xuyên kiểm tra men gan bởi các chỉ số này tăng cao có thể là do các bệnh lý về gan hoặc nhiều bệnh lý khác.(2)
- Xơ gan, ung thư gan: trong các trường hợp này, gan thường bị tổn thương quá mức và là nguyên nhân dẫn đến men gan cao.
- Hội chứng chuyển hóa: một nhóm các bệnh như cao huyết áp, đường huyết cao, rối loạn mỡ máu… diễn ra đồng thời, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý ở gan, chẳng hạn như gan nhiễm mỡ, làm tăng men gan.
- Viêm gan tự miễn: hệ miễn dịch của cơ thể thường sẽ nhận biết các yếu tố lạ để thực hiện các biện pháp loại trừ. Viêm gan tự miễn là tình trạng hệ miễn dịch “tưởng nhầm” tế bào gan là các thành phần gây hại và tấn công các tế bào này. Viêm gan tự miễn cũng thường gắn với các bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, bệnh Celiac (tổn thương ruột non do gluten),…
- Bệnh lý về đường mật: các bệnh như sỏi mật, viêm túi mật, nhiễm trùng đường mật,… ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, khiến các tế bào gan bị suy yếu và có thể làm cho chỉ số men gan tăng cao.
- Bệnh thừa sắt (Haemochromatosis): đây là tình trạng cơ thể tích tụ quá nhiều sắt làm tổn thương các mô, có thể dẫn đến các bệnh lý về gan làm tăng men gan, đặc biệt là đối với men ALT và AST.
- Hội chứng Wilson: hay còn gọi là hội chứng rối loạn chuyển hóa đồng, khiến cho đồng bị tích tụ lại trong cơ thể, không chỉ làm tăng men gan mà còn có thể dẫn đến xơ gan, suy gan, ung thư gan,…
- Bệnh tan máu (Hemolysis): bệnh lý làm phá hủy các tế bào hồng cầu và dẫn đến những sự thay đổi trong chỉ số men gan.
- Nhiễm Cytomegalovirus: đây là loại virus có thể gây viêm gan làm tăng men gan.
- Bệnh bạch cầu đơn nhân: khi cơ thể nhiễm phải virus Epstein-Barr gây ra bệnh bạch cầu đơn nhân, nồng độ men gan có thể tăng lên.
Các bệnh lý về gan có thể là nguyên nhân làm làm men gan cao
8. Các nguyên nhân làm tăng men gan tạm thời
Ngoài ra, men gan cũng có thể tăng cao tạm thời rồi giảm dần về trạng thái bình thường. Dưới đây là những nguyên nhân men gan tăng cao tạm thời mà bạn có thể tham khảo.
- Sự thay đổi nội tiết tố: chu kỳ kinh nguyệt hay thời kỳ mang thai thường khiến nồng độ nội tiết tố của cơ thể thay đổi đột ngột và có thể dẫn đến sự tăng bất thường của men gan.
- Các loại thảo dược: bổ sung vitamin A, sắt, comfrey (liên mộc), chaparral,… có thể là khiến nồng độ men gan tăng cao.
- Một số loại thuốc: sử dụng acetaminophen và một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm cholesterol khác có thể là lý do men gan cao hơn bình thường.
Việc xác định đúng nguyên nhân gây ra viêm gan sẽ giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn. Mọi người cũng nên duy trì một lối sống lành mạnh để phòng tránh các bệnh lý về gan và làm chậm tiến triển của bệnh nếu không may mắc phải.
Điều trị chứng men gan tăng cao như thế nào?
Bạn nên khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra nồng độ men gan. Nếu men gan có sự thay đổi bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện nhiều xét nghiệm, kiểm tra khác để tìm ra nguyên nhân dẫn đến men gan cao và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Việc điều trị tình trạng tăng men gan và những bệnh lý về gan khác phải theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh trường hợp tự ý sử dụng thuốc.
Để việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn, bạn nên kết hợp với việc xây dựng một lối sống lành mạnh và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây hại cho gan:
- Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ các nhóm chất và tăng cường các rau xanh, trái cây có lợi cho gan; hạn chế tối đa các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, nhiều đường, muối; uống nhiều nước.
- Theo dõi để đảm bảo cân nặng luôn ở mức thích hợp, tránh tình trạng thừa cân.
- Không uống bia rượu và hút thuốc lá.
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày với cường độ thích hợp.
- Làm việc kết hợp với giải trí, nghỉ ngơi điều độ, giữ cho tinh thần thư giãn, thoải mái.
- Sử dụng các loại thuốc theo đề xuất của bác sĩ để hạn chế gánh nặng cho gan do sử dụng thuốc quá liều.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để xét nghiệm nồng độ men gan và phát hiện các bệnh lý về gan khác.
- Tiêm vaccine phòng viêm gan siêu vi từ sớm và tiêm đúng theo phác đồ khuyến cáo.
- Tránh sử dụng chung các vật dụng dễ dính máu với người khác, chẳng hạn như kim tiêm, đồ cắt móng, dao cạo râu,… và nên ăn chín, uống sôi để hạn chế khả năng lây nhiễm virus viêm gan.
Tiêm phòng vaccine viêm gan cho trẻ từ sớm để phòng chống virus viêm gan
(Ảnh: Hệ thống tiêm chủng VNVC)
Dù có đa dạng nguyên nhân dẫn đến men gan cao, vẫn có một cơ chế vô cùng quan trọng làm tăng sự tổn thương của gan chính là sự hoạt động quá mức của tế bào Kupffer. Tế bào Kupffer khi bị kích thích quá mức có thể phóng thích ra những chất làm tổn thương tế bào gan, tăng tiết men gan vào máu, dẫn đến tình trạng men gan cao.
Khi đi tìm giải pháp bảo vệ sức khỏe của lá gan, các nhà khoa học Mỹ sau một thời gian nghiên cứu đã phát hiện ra những loại tinh chất thiên nhiên có tác dụng trong việc điều hòa hoạt động của tế bào Kupffer, chính là Wasabia và S. Marianum. Đặc biệt, S. Marianum đã được chứng minh có thể làm giảm 50% nồng độ men gan và bilirubin trong máu nếu sử dụng 360mg mỗi ngày, liên tục trong vòng 2 tuần.
Sản phẩm Hewel – viên uống bảo vệ gan đến từ Mỹ – với sự kết hợp của 2 loại tinh chất Wasabia và S. Marianum sẽ hạn chế tác động của các tác nhân gây hại dẫn đến tình trạng men gan cao, đồng thời hỗ trợ chống độc cho gan và phục hồi chức năng gan. Sử dụng 2 viên Hewel mỗi ngày sẽ hỗ trợ duy trì men gan ở mức an toàn và phục hồi chức năng gan khi mắc các bệnh lý như gan nhiễm mỡ, xơ gan, suy gan,…
Virus, bia rượu, thực phẩm và môi trường nhiễm độc, gan nhiễm mỡ hay những bệnh lý khác về gan là những nguyên nhân gây men gan cao. Khi phát hiện chỉ số men gan khác thường, cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay để có phác đồ điều trị thích hợp, đồng thời xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hỗ trợ cho sức khỏe của gan. Bảo vệ lá gan từ sớm sẽ giúp giảm nguy cơ tiến triển thành nhiều bệnh lý nghiêm trọng ở gan.