Men gan cao là bệnh gì? Chẩn đoán và cách phòng ngừa
Men gan cao thường là dấu hiệu cảnh báo tình trạng gan bị viêm hoặc tổn thương. Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy men gan cao là bệnh gì? Chẩn đoán và phòng ngừa men gan cao như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc này cho bạn.
1. Men gan cao là gì?
Trước tiên, bạn cần biết men gan là các protein do gan sản xuất, có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng hóa học trong cơ thể, gồm sản xuất mật và các chất giúp đông máu, phân hủy thức ăn và chất độc, đồng thời chống nhiễm trùng.
Có 4 loại men gan phổ biến là Alanin transaminase (ALT), Aspartate transaminase (AST), Gamma-glutamyl transferase (GGT), Alkaline phosphatase (ALP). Khi các tế bào gan bị viêm hoặc tổn thương sẽ giải phóng các men này vào máu với mức độ cao hơn bình thường, dẫn đến men gan cao.
Mức độ men gan tăng cao
Men gan bình thường có các chỉ số: ALT từ 20 – 40 UI/L, AST từ 20 – 40 UI/L, ALP từ 30 – 110 UI/L, GGT từ 20 – 40UI/L. Khi các chỉ số này tăng cao hơn mức bình thường thì được gọi là men gan cao. Mức độ men gan tăng cao được phân thành 3 loại:
- Mức độ nhẹ: Chỉ số men gan tăng hơn 5 lần so với bình thường.
- Mức độ trung bình: Chỉ số men gan tăng 5 – 10 lần so với mức bình thường.
- Mức độ nặng: Chỉ số men gan tăng hơn 10 lần so với bình thường.
2. Nguyên nhân gây men gan tăng cao do đâu?
Men gan tăng cao có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Virus: Virus viêm gan A, B, C, D, E khi xâm nhập vào cơ thể sẽ khiến men gan cao đột biến, lâu dần sẽ huỷ hoại chức năng gan. Hơn thế nữa, virus viêm gan B và C còn có khả năng gây viêm gan mãn tính, dẫn đến xơ gan, thậm chí ung thư gan.
- Bệnh lý gan do sử dụng rượu: Lạm dụng rượu, bia, các loại đồ uống có cồn có thể làm tăng nồng độ men gan và làm suy giảm chức năng gan.
- Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, sử dụng thuốc kháng sinh sai cách, lạm dụng thuốc giảm đau… tạo gánh nặng cho gan, từ đó gây hiện tượng men gan tăng cao và suy gan.
- Thức ăn chứa nhiều độc tố: Thường xuyên tiêu thụ thức ăn nhanh, không đảm vệ sinh, chứa chất bảo quản, thực phẩm có dư lượng hóa chất độc hại lớn, thực phẩm bị nấm mốc dễ làm sản sinh Aflatoxin – loại độc tố gây hại đến gan. Khi cơ thể hấp thụ Aflatoxin khiến cơ thể tiềm ẩn nhiều rủi ro gây tăng men gan, ung thư gan.
- Bệnh lý khác: Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, các bệnh lý toàn thân như suy tim, sốt rét, tiểu đường, viêm tụy, nhiễm trùng đường mật… cũng gây nên hiện tượng men gan cao.
3. Phương pháp chẩn đoán men gan cao
Để chẩn đoán chính xác tình trạng men gan cao, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh xét nghiệm máu, kiểm tra các chỉ số men gan AST, ALT, GGT, ALP. Thông qua các chỉ số bác sĩ có thể đánh giá mức độ tổn thương của gan.(1)
- AST (Aspartate Transaminase): Khi bình thường sẽ dao động <37 UI/L, chỉ số này càng cao thì mức độ gan bị hư hại càng nghiêm trọng.
- ALT (Alanine Transaminase): ALT được gọi là cao khi chỉ số này vượt quá 40 UI/L.
- ALP (Alkaline Phosphatase): Khi nồng độ này có dấu hiệu tăng giảm bất thường ngoài khoảng giá trị 30 đến 110 UI/L là biểu hiện của các bệnh lý về gan, tim mạch hoặc xương khớp.
- GGT (Gamma-glutamyl transferase): Chỉ số của GGT sẽ dao động trong khoảng 20 – 40 UI/L. Nếu xét nghiệm thấy nồng độ GGT tăng cao thì có khả năng gan đang bị tổn thương hoặc ống dẫn mật bị nghẽn.
4. Dấu hiệu men gan cao
Dấu hiệu tăng men gan thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi chỉ số men gan vượt gấp 5 lần bình thường, lúc này người bệnh sẽ có thể nhận thấy một dấu hiệu của men gan cao như:
- Thường xuyên mệt mỏi, có cảm giác sốt nhẹ.
- Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, khó tiêu, buồn nôn và nôn.
- Vàng mắt, vàng da: Đây là biểu hiện đặc trưng nhất của tình trạng men gan cao. Tuy nhiên, khi triệu chứng vàng mắt, vàng da xuất hiện thì tình trạng bệnh cũng đáng báo động.
- Nước tiểu ít, vàng sậm, phân có màu vàng nhạt: Các dấu hiệu này thường gặp trong trường hợp tăng men gan do tắc mật.
- Ngứa da: Men gan tăng cao là biểu hiện của các bệnh lí khiến chức năng gan suy giảm, dẫn tới tích tụ độc tố trong cơ thể gây ngứa da, nổi mề đay, mụn nhọt.
Vàng da và mắt là dấu hiệu thường thấy nhất ở bệnh nhân bị men gan cao
5. Biến chứng của men gan cao?
Men gan cao là một trong các biểu hiện gan đang gặp vấn đề, nếu để tình trạng này kéo dài, không có biện pháp can thiệp thích hợp sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như: viêm gan, suy gan, xơ gan, ung thư gan. Chính vì vậy, người bệnh nên chú ý đến sức khoẻ và các biểu hiện bất thường để có thể thăm khám, điều trị kịp thời.
Men gan cao có lây không?
Bản thân men gan cao không phải là tình trạng truyền nhiễm và không lây nhiễm từ người này sang người khác. Tuy nhiên, nếu men gan tăng cao là biểu hiện của các bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng thì có thể lây nhiễm theo đường lây của các bệnh lý này
6. Điều trị men gan cao như thế nào?
Men gan cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bệnh nên thăm khám, và căn cứ vào từng nguyên nhân, biểu hiện của bệnh sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, bệnh nhân sẽ được khuyến khích điều trị theo những hướng sau đây:(2)
Điều trị bằng thuốc
Eganin, truyền dịch Glucose 5 hoặc 10%, Fortec… là những loại thuốc được dùng trong điều trị tăng men gan. Việc sử dụng thuốc cần theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc dùng để tránh ngộ độc thuốc, gây áp lực thêm cho gan, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sử dụng thuốc và truyền dịch cần phải hỏi ý kiến chuyên gia để tránh bị tác dụng ngược
Men gan tăng cao do viêm gan, xơ gan… khi các bệnh lý này được điều trị dứt điểm, các chỉ số men gan sẽ tự động cân bằng.
Cách hạ men gan không dùng thuốc
Trường hợp men gan tăng nhẹ và tăng tạm thời, không phải là dấu hiệu của bệnh lý sẽ không cần can thiệp điều trị bằng thuốc. Thay vào đó, người bệnh cần thay đổi lối sống phù hợp và tái khám theo lịch hẹn để đánh giá tình trạng bệnh.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Để đưa các chỉ số men gan về mức bình thường, điều đầu tiên bạn cần làm xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, hạn chế sử dụng rượu bia, thực phẩm cay nóng, thực phẩm chứa nhiều chất béo, từ bỏ thuốc lá. Đưa các loại thực phẩm giàu vitamin, chất chống oxy hóa và chất xơ như trái cây tươi, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, hạt,… vào trong chế độ ăn uống hằng ngày để trung hòa độc tố, giảm bớt gánh nặng đào thải độc tố cho gan, từ đó giúp men gan giảm nhanh.
Giảm cân: Duy trì cân nặng ở mức hợp lý cũng là cách giúp hạ men gan. Chất béo tích tụ trong gan có thể ảnh hưởng đến các tế bào gan và cản trở chức năng của cơ quan này. Do đó, giảm cân hợp lý và đúng cách, duy trì chế độ ăn uống khoa học có thể giúp hạn chế được các tổn thương có thể xảy ra ở gan.
Luyện tập thể dục thường xuyên: Luyện tập thể dục điều độ có thể giúp tăng cường trao đổi chất, tiêu hao năng lượng dư thừa, hạn chế mỡ tích tụ trong gan. Ngoài ra, nó còn giúp kích thích cơ chế giải độc tự nhiên của cơ thể thông qua việc bài tiết mồ hôi.
Uống nhiều nước: Uống nhiều nước có thể giúp thúc đẩy khả năng tuần hoàn và trao đổi chất, đào thải độc tố trong cơ thể. Theo đó, người bị men gao cao nên uống 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày.
7. Cách phòng ngừa men gan cao
Khi tế bào gan bị tổn thương hoặc viêm, men gan sẽ được giải phóng và xâm nhập vào máu khiến nồng độ men gan trong máu tăng lên. Do đó, cách phòng ngừa tình trạng men gan cao hiệu quả nhất chính là bảo vệ gan, tránh các tổn thương gan ngay từ ban đầu. Để làm được điều này, trước tiên bạn cần tránh xa các tác nhân gây hại cho gan như:
- Hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều muối, chất béo, dầu mỡ; đồ uống có cồn, nước ngọt có gas và chất làm ngọt nhân tạo.
- Không dùng chung kim tiêm hoặc các vật dụng bị dính máu.
- Quản lý tốt lượng đường trong máu (nếu bị tiểu đường), điều trị các bệnh lý ảnh hưởng đến gan.
- Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, “nhà tôi 3 đời” không rõ thành phần, không có nghiên cứu khoa học,..
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
- Không thức khuya, ngủ đủ giấc.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ nếu thuộc đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lý về gan cao.
Song song đó, bạn nên bổ sung các tinh chất có khả năng kiểm soát các tế bào Kupffer để bảo vệ gan, giúp phòng ngừa men gan cao hiệu quả.
Có thể bạn chưa biết, tế bào Kupffer (một đại thực bào nằm trong xoang gan) là những tế bào đầu tiên tiếp xúc với các chất độc hại. Khi các chất độc hại từ thực phẩm bẩn, các loại thuốc, bia rượu,… đi vào cơ thể sẽ kích hoạt Kupffer, khiến tế bào này sản sinh các chất gây viêm: TNF-α, TGF-β và Interleukin… làm tổn thương tế bào gan, dẫn đến tình trạng men gan cao.
Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ phát hiện, tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên (có trong Hewel) có khả năng hỗ trợ kiểm soát tế bào Kupffer, giảm các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… đồng thời, tăng cường quá trình giải độc và chống độc, tăng sức đề kháng cho gan. Nhờ đó, giảm quá trình viêm và tổn thương tế bào gan, phòng ngừa men gan cao một cách hiệu quả.
Hewel giúp kiểm soát được sự tăng sinh và hoạt động của tế bào Kupffer, từ đó bảo vệ và tái tạo lại gan, ngăn ngừa men gan tăng cao và các biến chứng khác như xơ gan, viêm gan
Men gan cao là một trong những triệu chứng gây hại và có thể tiến triển thành nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, khi xét nghiệm máu, phát hiện các chỉ số men gan của bản thân bất thường hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để tìm nguyên nhân và có hướng điều trị sớm.