Rối loạn men gan – cảnh báo tình trạng gan tổn thương nghiêm trọng
1. Có bao nhiêu loại men gan?
Có 4 loại men gan (enzyme) chủ yếu.
– AST (hay SGOT) là một enzyme ở bào tương và ty thể, hiện diện ở tế bào gan, tim, cơ vân, thận, não và tụy.
– ALT (hay SGPT) là men trong bào tương, hiện diện chủ yếu ở tế bào gan, chỉ một số ít trong tế bào cơ vân và tim. Như vậy, sự tăng ALT sẽ đặc hiệu cho việc tổn thương tế bào gan nhiều hơn AST.
– ALP (Phosphatase kiềm) là một loại men trong tiểu quản màng tế bào gan.
– GGT là men trong tế bào thành của ống mật.

Một số loại enzyme trong tế bào gan.
Trong 4 loại men gan thì AST và ALT đóng vai trò chủ yếu phản ánh tình trạng tổn thương của tế bào gan.
2. Tại sao rối loạn men gan (men gan tăng hoặc men gan giảm đột ngột)?
a. Chủ yếu là men gan tăng
Rối loạn men gan với nhiều nguyên nhân khác nhau, hầu hết hay gặp là men gan tăng.
Khi men gan tăng có nghĩa là ở một chừng mực nào đó tế bào gan đã bị ảnh hưởng. Trong số các nguyên nhân gây tăng men gan, viêm gan virus là đáng sợ hơn cả, làm tăng lượng men gan đáng kể. Tổn thương do virus là loại tổn thương rất nguy hiểm vì khi xâm nhập vào tế bào gan virus sẽ nhân lên nhanh chóng và làm hủy hoại tế bào gan. Tế bào gan càng bị hủy hoại càng nhiều thì lượng men gan giải phóng ra càng nhiều, có một số trường hợp viêm gan cấp tính, viêm gan tối cấp hoặc ung thư gan, men gan có thể tăng nhanh một cách đột biến tới 5.000U/l.

Bệnh nhân bị viêm gan cấp tính, viêm gan tối cấp hay ung thư gan, men gan có thể tăng cao đột biến đến 5.000U/l.
Một nguyên nhân thường gặp là men gan tăng do tác động của rượu, bia. Lượng men gan trong máu do gan bị tổn thương bởi rượu thì loại AST thường tăng rất cao, tăng từ 2 – 10 lần so với bình thường, trong khi đó, ALT tăng ít hơn.
Ngoài ra, men gan cũng có thể tăng vì một số lý do khác.
*Tế bào Kupffer – “mắc xích” quan trọng làm tăng men gan:
Ở cấp độ sinh học phân tử, các nhà khoa học vừa phát hiện Tế bào Kupffer trong gan đóng một vai trò quan trọng gây nên các bệnh lý về gan. Các chuyên gia trên thế giới chỉ rõ, khi tế bào Kupffer trực tiếp hoặc gián tiếp bị kích hoạt quá mức bởi các yếu tố độc hại từ bia rượu, thực phẩm bẩn sẽ khiến tế bào Kupffer sản sinh các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Iterleukin … gây hủy hoại tế bào gan, dẫn đến suy gan, viêm gan, rối loạn men gan (chủ yếu là tăng men gan).

Các yếu tố độc hại từ bia rượu, thực phẩm bẩn sẽ khiến tế bào Kupffer sản sinh các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Iterleukin … làm hư hại các tế bào gan.
b. Men giảm đột ngột gây nguy hiểm
Một số trường hợp dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc để làm hạ men gan có thể “phản tác dụng”, khi xét nghiệm thấy men gan hạ nhưng thực tế thì gan đã bị hư hoại nghiêm trọng, đến mức không còn tế bào gan khỏe mạnh nào để bị hủy hoại nên không thể phóng thích men gan vào máu. Tình trạng này có thể coi là rối loạn men gan với việc hạ men gan “ảo” khiến người bệnh chủ quan, không hỗ trợ cải thiện tích cực làm bệnh tăng nặng.

Các loại thuốc không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm chứng lâm sàng có thể làm men gan hạ, nhưng thực tế thì tế bào gan bị hủy hoại nghiêm trọng.
Ngoài ra, rối loạn men gan với trường hợp men gan giảm đột ngột thường báo hiệu tình trạng nguy cấp, bệnh nhân bước vào giai đoạn bệnh nguy hiểm. Chẳng hạn, viêm gan trên bệnh nhân có hội chứng urê huyết cao, men gan giảm là do được chuyển hóa nhanh chứ không hẳn gan đã được hồi phục, hoặc ở người chạy thận nhân tạo định kỳ, do lọc máu liên tục nên men gan được thải hết ra ngoài, trong khi tế bào gan vẫn đang bị huỷ hoại nặng nề.
3. Những lưu ý khi bị rối loạn men gan
Người bị rối loạn men gan cần chú ý bảo vệ sức khỏe, nếu có sử dụng bia, rượu là cần ngưng uống rượu hoặc bỏ hẳn. Người bệnh nên nghe theo lời tư vấn của chuyên gia khám bệnh, nghỉ ngơi không làm việc nặng, ăn uống điều độ. Đồng thời, bệnh nhân không tự động mua thuốc để cải thiện, đặc biệt là các loại thuốc không rõ nguồn gốc, làm hạ men gan “ảo”, gây nguy hại thêm cho gan.

Người bị rối loạn men gan nên nghe theo chỉ dẫn của chuyên gia, nghỉ ngơi và ăn uống điều độ.
Người có rối loạn men gan cũng không nên chủ quan nhưng cũng không nên lo lắng thái quá ảnh hưởng đến tinh thần, đặc biệt cần khám bệnh định kỳ để theo dõi chỉ số men gan trong máu và áp dụng các giải pháp ngăn chặn tăng men gan từ gốc bằng việc chủ động kiểm soát tế bào Kupffer, nhằm tạo điều kiện phục hồi các tế bào gan hư tổn hiệu quả.