Ung thư gan lây qua con đường nào?

17-12-2020

Tác Giả: Đội Ngũ Hewel

Ung thư gan là căn bệnh vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Nhiều người nghe đến bệnh ung thư gan thường tỏ ra lo lắng và xa lánh người bệnh, thậm chí còn không dám ăn chung, uống chung, ngủ chung với người bệnh. Tuy nhiên, thực tế thì bệnh ung thư gan có lây không? Con đường lây lan như thế nào thì không phải ai cũng biết. Câu trả lời chính xác nhất sẽ được các chuyên gia Hewel giải đáp cụ thể dưới đây.

Ung thư gan có lây không? Ung thư gan lây qua đường nào?

Ung thư gan là bệnh lý ác tính, với sự tăng trưởng và phát triển không kiểm soát của các tế bào ung thư. Tuy nhiên, ung thư gan thường tiến triển âm thầm, rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm, nên khả năng tử vong rất cao. Có nhiều nguyên nhân gây ra ung thư gan như do nhiễm virus viêm gan B, C, thói quen uống nhiều rượu bia, nhiễm độc hóa chất…

Một số triệu chứng ung thư gan không đặc hiệu, xuất hiện khá mờ nhạt ở giai đoạn sớm như: mệt mỏi, chướng bụng, chán ăn, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, đau tức hạ sườn phải, thường xuyên ngứa ngáy, nổi mề đay… Khi bệnh đã bước vào giai đoạn muộn, các triệu chứng bệnh rõ ràng hơn như: đau dữ dội hạ sườn phải, gan bị xơ khiến bụng người bệnh to bất thường, bụng chướng, cơ thể suy kiệt, sốt thường xuyên, vàng da vàng mắt, nước tiểu sẫm, phân bạc màu… khả năng chữa trị ở giai đoạn này sẽ khó khăn hơn nhiều, với tiên lượng xấu, khả năng tử vong cao.

dấu hiệu ung thư gan

Vàng mắt là triệu chứng thường thấy ở những người mắc các bệnh lý về gan, trong đó có ung thư gan.

Nhiều người không rõ ung thư gan có lây không? Nên thường tự phòng ngừa bằng cách hạn chế tiếp xúc, không ăn uống chung, ngủ chung với người ung thư gan. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người bệnh, khiến họ cảm thấy mình bị xa lánh, dẫn đến trạng thái bi quan và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả điều trị. Tuy nhiên, suy nghĩ này hoàn toàn không chính xác. Các chuyên gia gan mật giải đáp, bệnh ung thư gan hoàn toàn không lây qua đường tiếp xúc, vì vậy, nó được xếp vào nhóm các bệnh không lây nhiễm.

Người bệnh cần lưu ý, tuy ung thư gan không phải là bệnh lây nhiễm nhưng ngoài ung thư gan thể nguyên phát không rõ nguyên nhân thì ung thư gan còn là biến chứng quan trọng của một số bệnh thường gặp như nhiễm virus viêm gan B, C, viêm gan do rượu bia… Trong đó, viêm gan B, C có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người lành thông qua đường truyền máu, từ mẹ sang con và quan hệ tình dục không an toàn.

Bệnh ung thư gan có di truyền không?

Giống như các bệnh ung thư khác, ung thư gan gần như không có khả năng di truyền. Vì ung thư gan phát sinh từ chính sự biến đổi tế bào trong cơ thể người bệnh, chỉ có ít hơn 10% ung thư gan có thể di truyền từ các thành viên có chung huyết thống. Ung thư gan chỉ có khả năng di truyền nếu thành viên trong gia đình mắc ung thư gan khi còn trẻ, còn nếu ung thư gan được chẩn đoán sau tuổi 50, khả năng di truyền là rất thấp.

Tầm soát và phát hiện ung thư gan

Để phát hiện ung thư gan, đầu tiên người bệnh sẽ được khám lâm sàng và xét nghiệm chỉ dấu ung thư gan. Đây là bước đầu quan trọng trong tầm soát ung thư gan. Một số trường hợp có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, vàng da, báng bụng…bác sĩ sẽ kiểm tra gan. Trong quá trình khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tìm kiếm hạch bất thường, khối u trên cơ thể, đồng thời đánh giá nguy cơ mắc bệnh ung thư dựa trên cơ sở tuổi tác, giới tính, tiền sử bệnh gia đình, tình trạng sức khỏe…

Sau khi được khám lâm sàng, người bệnh sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm quan trọng, trong đó có xét nghiệm máu, xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh gồm siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ… để phát hiện khối u cũng như đánh giá các tổn thương tại gan và ngoài gan.

chẩn đoán ung thư gan

Siêu âm ổ bụng là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư gan.

Khi phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm chỉ điểm khối u như AFP, AFP-L3… hoặc xét nghiệm sinh thiết để có kết quả chẩn đoán chính xác mô bệnh học.

Bệnh ung thư gan nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì vẫn có khả năng kiểm soát và giảm nhẹ biến chứng. Do đó, nếu không may có kết quả chẩn đoán ung thư gan người bệnh cần nghiêm túc thực hiện điều trị theo phác đồ của bác sĩ đồng thời phải giữ tinh thần lạc quan, thoải mái như vậy mới có thể mong bệnh được kiểm soát tốt.

Cách phòng ngừa ung thư gan

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, mỗi người cần xây dựng cho mình những biện pháp phòng ngừa ung thư gan ngay từ đầu bằng cách:

– Tiêm ngừa vắc xin viêm gan B, đây là biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm ngăn chặn, giảm thiểu khả năng mắc viêm gan B tiến triển thành ung thư gan.

phòng ngừa ung thư gan

Cần tiêm vắc xin viêm gan B đầy đủ để phòng ngừa bệnh tốt hơn

(Nguồn cung cấp: VNVC – Trung tâm tiêm chủng vắc xin dành cho trẻ em và người lớn)

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là sức khỏe gan mật 6 tháng/ lần khi đã có nguy cơ cao (như viêm gan mạn B, C, xơ gan).

– Hạn chế rượu bia – đây là tác nhân hàng đầu gây tổn thương gan. Chất cồn trong rượu bia có thể gây xơ gan và tiến triển thành ung thư gan.

– Sử dụng sản phẩm tươi, nguồn gốc rõ ràng. Tránh xa những thực phẩm bị ẩm mốc, gây nhiễm độc Aflatoxin – độc tố gây ung thư gan nguyên phát.

– Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng.

– Sử dụng bao cao su khi quan hệ để ngăn ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trong đó có virus viêm gan B, C.

– Tích cực vận động, tập luyện thể chất, mỗi ngày dành 30 phút để tập luyện thể dục thể thao, đồng thời duy trì cân nặng hợp lý.

Chủ động bảo vệ gan từ bên trong

Khi nghiên cứu về cơ chế sinh bệnh lý về gan, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện, tế bào Kupffer – ở xoang gan có thể trở thành “thủ phạm” gây tổn thương tế bào gan, hủy hoại gan dẫn đến nhiều bệnh lý gan nguy hiểm, đặc biệt là ung thư gan khi chúng bị kích hoạt quá mức. Cụ thể, các yếu tố độc hại như rượu bia, thuốc lá, thực phẩm bẩn, virus tấn công sẽ kích hoạt tế bào Kupffer tiết ra các chất gây viêm như Leucotrien, Interleukin, TNF-α, TGF-ß… những chất này làm tăng tình trạng chết tự nhiên của tế bào, đồng thời kích hoạt tăng sinh tế bào mới. Khi tế bào mới tăng sinh quá mức sẽ đẩy cao nguy cơ đột biến tự phát dẫn đến ung thư gan.

Do đó, bên cạnh việc phòng tránh các yếu tố làm gia tăng nguy cơ bệnh gan, cần chủ động kiểm soát tế bào Kupffer, giảm sự tấn công của các chất độc hại gây tổn thương và sinh ra các bệnh lý về gan. Nhờ vào thành công của công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học tại Nhật Bản và Đức đã phát hiện ra 2 tinh chất thiên nhiên Wasabia và S. Marianum giúp kiểm soát hiệu quả tế bào Kupffer nhờ đó giảm các chất gây viêm TNF-α, TGF-β và Interleukin. Điều này góp phần làm chậm quá trình viêm và tổn thương gan, kìm hãm quá trình sản xuất các mô sợi làm giảm gan xơ hóa.

Đặc biệt, Wasabia và S. Marianum còn kích hoạt chất Nrf2 – yếu tố bảo vệ cơ thể quan trọng giúp thúc đẩy quá trình khử độc trong gan, kiểm soát tế bào Kupffer, hoạt chất Isothiocyanate có trong Wasabia cảm ứng mạnh với S-transferase (GST) – có tác dụng thúc đẩy quá trình giải độc gan, đồng thời bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư. Nhờ đó bảo chăm sóc, bảo vệ và phòng ngừa ung thư gan hiệu quả hơn.

hewel tốt cho gan

Viên uống bổ gan Hewel chứa tinh chất Wasabia và S. Marianum giúp kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer, chăm sóc và bảo vệ gan hiệu quả, phòng ngừa các bệnh lý về gan, trong đó có ung thư gan.

Chính thức ra mắt tại các nhà thuốc trên toàn quốc vào năm 2016, viên uống bổ gan Hewel có thành phần 100% thiên nhiên, được tinh chiết bằng công nghệ tiên tiến của Mỹ chứa 2 tinh chất S. Marianum và Wasabia. Đây là thành tựu vượt trội, mới mẻ của khoa học hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ sinh học phân tử, đưa đến giải pháp toàn diện và nhắm trúng đích trong việc phòng ngừa các bệnh lý gan,, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa các dưỡng chất thiết yếu của cơ thể, lợi mật, giảm táo bón, giúp giảm mẩn ngứa, mụn nhọt…

Đánh giá bài viết
18-09-2023

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Suy gan cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa

Suy gan cấp là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương không phục hồi, gan nhanh chóng mất khả năng hoạt động và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chủ động tìm hiểu các thông tin về...
Chi tiết

7 cách phòng bệnh xơ gan hiệu quả mà cực kỳ đơn giản hiện nay

Xơ gan có thể gây ra các tổn thương gan không thể phục hồi, làm tăng nguy cơ ung thư gan và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Hiện tại, chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh xơ gan. Do đó, chủ động phòng ngừa xơ gan...
Chi tiết

Nóng trong người nổi mụn: 10 nguyên nhân và cách điều trị

Nếu phát hiện cơ thể dễ bị mẩn ngứa, xuất hiện các nốt mụn đỏ,... bạn nên chú ý theo dõi bởi đó có thể là biểu hiện của tình trạng nóng trong người nổi mụn. Đây cũng có thể dấu hiệu là cảnh báo cho những vấn đề về...
Chi tiết

6 triệu chứng viêm da dị ứng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm da dị ứng là bệnh da liễu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người trưởng thành. Bệnh ngoài gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày còn có thể biến chứng thành nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác...
Chi tiết

Nóng trong người nên ăn trái cây gì? 13 hoa quả giải nhiệt?

Không ít người cho rằng, ăn nhiều các loại trái cây giải nhiệt có thể giúp cải thiện tình trạng nóng trong người. Điều này có đúng không? Và nóng trong người nên ăn trái cây gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Chi tiết

Suy gan nên ăn gì và kiêng gì? Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

Suy gan là bệnh lý nghiêm trọng có nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Ngoài tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh suy gan nên ăn gì và tránh những thực phẩm nào là vấn đề quan tâm của nhiều người. Danh sách những...
Chi tiết