Viêm gan B có ăn tỏi đen được không?
Tỏi đen có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ phòng ngừa nhiều bệnh như cảm cúm, tim mạch và cả ung thư. Tuy nhiên, một số đối tượng, ăn tỏi đen có thể gây hại cho sức khỏe. Vậy viêm gan B có ăn tỏi đen được không? chuyên gia sẽ giải đáp ngay qua bài viết dưới đây.
Viêm gan B có ăn được tỏi không?
Tỏi được xem là thảo dược rất tốt cho sức khỏe, do đó nhiều người ăn tỏi để phòng ngừa viêm gan. Theo các chuyên gia, tỏi đen có thể có hiệu quả bảo vệ tế bào gan thông qua cơ chế chống oxy hóa giúp hạ men gan trong một số bệnh lý về gan. Tuy nhiên tỏi không có khả năng loại bỏ virus, đồng thời một số thành phần trong tỏi có thể kích thích dạ dày và ruột, làm ức chế tiết dịch tiêu hóa ở đường ruột, gây ảnh hưởng đến triệu chứng và tình trạng viêm gan.
Ngoài ra, các thành phần có trong tỏi có thể làm giảm hemoglobin trong máu, dẫn đến tình trạng thiếu máu. Làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người viêm gan B. Do đó, người bệnh viêm gan B nên hạn chế sử dụng loại thảo dược này.
Tỏi đen là gì?
Tỏi đen là thành phẩm khi tỏi trắng trải qua quá trình lên men trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ (60 – 90 độ C), độ ẩm dao động từ 80 – 90% và thời gian lên men kéo dài từ 30 – 60 ngày. Quá trình gây nên phản ứng Maillard khiến tép tỏi từ màu trắng chuyển thành đen.
Phản ứng Maillard là phản ứng của amino axít với đường, hình thành hợp chất Melanoidin, tương tự như khi áp chảo thịt, nhờ đó khiến tép tỏi có màu đen và vị ngọt, mềm, dễ ăn hơn tỏi thường.
Tỏi đen mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe hơn tỏi thường
Lợi ích của tỏi đen
Cách sử dụng tỏi thông thường đã thay đổi hoàn toàn kể từ khi người Nhật Bản tạo ra tỏi đen. Tỏi đen được ăn trực tiếp mà không cần phải qua chế biến, tỏi đen có vị chua chua, ngọt ngọt, mùi thơm như hoa quả sấy, rất hấp dẫn.(1)
Theo các nghiên cứu khoa học, trong quá trình lên men xuất hiện nhiều thành phần mới rất tốt cho sức khỏe như S-allyl-L-cysteine (SAC), S-allylmercaptocysteine (SMAC)… đặc biệt là các thành phần dinh dưỡng như: acid amin, nguyên tố vi lượng, Polyphenol toàn phần tăng 3 lần, flavonoid và thiosulphat tăng 5 lần. Một số lợi ích của tỏi đen có thể kể đến như:
1. Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch
Tỏi đen khi trải qua quá trình lên men sẽ làm gia tăng hoạt tính của các dược chất. Allicin là một loại axit amin trong tỏi có khả năng tiêu diệt được nhiều loại virus, vi khuẩn khác nhau ngay cả khi đã được pha loãng.
Bên cạnh đó, loại tỏi này còn có hiệu quả trong việc giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe, kể cả trường hợp suy giảm miễn dịch do chiếu xạ hay sử dụng hóa chất để điều trị ung thư.
2. Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
Nhờ vào hợp chất S-allylcysteine trong tỏi được lên men có khả năng ức chế một số tế bào ung thư như: ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại tràng, trực tràng, ung thư vú… Ngoài ra, các hợp chất có trong tỏi đen còn giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư khá hiệu quả.
3. Làm giảm mỡ máu, hạ cholesterol máu
Dư thừa cholesterol trong máu là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về tim mạch, mỡ máu, huyết áp cao, tiểu đường… Việc sử dụng tỏi đen lên men thường xuyên và đúng cách giúp hỗ trợ hạ mỡ máu, giảm cholesterol trong máu, đồng thời tăng HDL – Cholesterol có ích cho cơ thể.
4. Chống lão hóa
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỏi đen lên men có khả năng chống oxy hóa rất cao. Do đó, việc sử dụng tỏi đen đúng cách giúp làm chậm quá trình lão hóa, đồng thời cải thiện tình trạng viêm da cho người bệnh.
5. Bảo vệ tế bào gan
Ăn tỏi đen thường xuyên và đúng cách cũng giúp bảo vệ tế bào gan hiệu quả. Do đó, những người hàng ngày phải tiếp xúc với các chất độc hại, phơi nhiễm với chất phóng xạ nên sử dụng tỏi đen lên men thường xuyên.
6. Giảm đau, viêm khớp
Tỏi đen còn có tác dụng giảm đau, giảm viêm khớp. Đồng thời, giúp thúc đẩy phục hồi và cải thiện chức năng sau tổn thương của các khối cơ, giúp chúng khỏe mạnh và dẻo dai hơn.
Viêm gan B có ăn được tỏi đen không?
Cũng giống như tỏi thường, tỏi đen có chứa một số thành phần khi ăn vào dạ dày, ruột sẽ gây kích thích mạnh và gây ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn và còn khiến cho bệnh nhân viêm gan B dễ bị buồn nôn, mệt mỏi.
Ngoài ra, tỏi đen cũng làm giảm hemoglobin có thể dẫn đến bệnh thiếu máu, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh viêm gan B. Khi cơ thể thiếu máu dễ dẫn đến tình trạng suy nhược, sức đề kháng suy giảm và rất dễ mắc nhiều chứng bệnh khác.
Người bệnh viêm gan B không nên ăn tỏi đen vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây ra tình trạng thiếu máu
Những trường hợp không nên dùng tỏi đen
Mặc dù tỏi đen có rất nhiều tác dụng trong phòng cũng như chữa bệnh tuy nhiên việc sử dụng tỏi đen lại được khuyến cáo không tốt với một số người. Cụ thể:(2)
- Người bị bệnh về mắt : Các nghiên cứu y học đã chỉ rõ, ăn nhiều tỏi trong thời gian dài có thể làm tổn thương thị lực của mắt. Do đó, những người mắc bệnh về mắt, suy giảm thị lực, thiếu máu, ù tai, hoa mắt, trí nhớ kém không nên ăn tỏi, kể cả tỏi đen.
- Người bị tiêu chảy: Người bị tiêu chảy hoặc mắc các bệnh về đường ruột nên hạn chế không ăn tỏi vì dễ gây tổn thương niêm mạc hệ đường ruột, gây xung huyết, cản trở quá trình tiêu hóa và phân giải các chất ở đường ruột, khiến cho tình trạng đau bụng và tiêu chảy nặng hơn.
- Người bị bệnh thận: Ăn tỏi đen không chỉ khiến cho bệnh thận tái phát, mà còn làm mất hiệu quả của thuốc điều trị, thậm chí, sản sinh ra các phản ứng liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngoài ra, những trường sau cũng không nên dùng tỏi đen như: Phụ nữ mang thai, người bị dị ứng với tỏi, người dùng thuốc chống đông, người bị huyết áp thấp, người bị đau dạ dày, người có tạng nhiệt, nóng sốt…
Hỗ trợ điều trị viêm gan B bằng tinh chất quý từ thiên nhiên
Gần đây, y học hiện đại đã phát hiện ra cơ chế sinh bệnh viêm gan B đó là sự hoạt động quá mức của tế bào Kupffer – nằm ở xoang gan, có nhiệm vụ tạo phản ứng miễn dịch; khi bị virus viêm gan B tấn công tế bào Kupffer liên tục phóng thích các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β…, vô tình lại làm tổn thương các tế bào gan, làm tăng tình trạng tế bào gan bị viêm và hủy hại gan nhanh hơn. Vì vậy, để hỗ trợ điều trị viêm gan B hiệu quả bên cạnh việc kiểm soát virus viêm gây viêm gan theo phác đồ của bác sĩ, cần bổ sung dưỡng chất thiên nhiên có khả năng kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer trong “ngưỡng” an toàn và không cho sản sinh nhiều chất gây viêm làm tổn hại gan.
Trải qua nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời sản phẩm Hewel với sự kết hợp hoàn hảo của 2 tinh chất thiên nhiên quý là Wasabia và S.Marianum giúp kiểm soát tốt tế bào Kupffer mang đến hiệu quả kép chống độc, kháng khuẩn từ bên ngoài và ngăn chặn sự phá hủy – tổn thương tế bào gan, bảo vệ gan từ bên trong. Từ đó giúp cải thiện tình trạng tổn thương tế bào gan, giúp giải độc gan, giảm viêm gan, gan nhiễm mỡ, hạ men gan và phòng ngừa xơ hóa hiệu quả. Đây được xem là giải pháp tác động “trúng đích” nhờ tác động đúng vào cơ chế bệnh sinh.
- Bộ đôi tinh chất quý Wasabia và S.Marianum giúp tăng khả năng chống độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (vi sinh vật, hóa chất, thuốc cải thiện bệnh,…), hỗ trợ các liệu pháp khắc phục viêm gan siêu vi B, C; giảm tác hại của hóa trị, xạ trị.
- Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa các dưỡng chất thiết yếu của cơ thể (Protid, Glucid, Lipid,…), lợi mật, giảm táo bón. Tăng cường hoạt động tế bào gan, bảo vệ và tái tạo cấu trúc gan.
- Giúp giảm mẩn ngứa, mụn nhọt, duy trì làn da khỏe.
- Giúp hạ men gan, phòng và hỗ trợ phục hồi chức năng gan trong các trường hợp viêm gan mạn tính, xơ gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan, tổn thương gan do rượu bia.
Hi vọng qua bài viết này giúp bạn đọc trả lời được thắc mắc viêm gan B có ăn được tỏi đen hay không? và có những biện pháp giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm gan B, đồng thời, tăng cường sức đề kháng cho gan chống lại các tác nhân bên trong cũng như bên ngoài cơ thể, giúp gan luôn khỏe mạnh.