7 nguyên nhân gan nhiễm mỡ và phương pháp chẩn đoán bệnh?

03:08 07/08/2020

Hiểu rõ nguyên nhân gan nhiễm mỡ sẽ giúp chúng ta biết cách phòng ngừa cũng như hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả hơn. Đặc biệt, người bị gan nhiễm mỡ nên biết cách làm chậm tiến triển của bệnh cũng như tránh các tác nhân góp phần khiến bệnh ngày một nặng hơn.

nguyên nhân gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ là gì?

Bệnh gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích lũy trong tế bào gan, vượt quá 5% trọng lượng gan. Mặc dù, bình thường gan chứa một lượng chất béo cần thiết, nhưng nếu chất béo tích tụ vượt quá 5% trọng lượng của gan sẽ gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ, dẫn đến nhiều bệnh lý về gan nguy hiểm như viêm gan, xơ gan.

Gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ?

Gan nhiễm mỡ tiến triển theo cấp độ tăng dần từ độ 1 (nhẹ), độ 2 (trung bình) đến độ 3 (nặng).

  • Độ 1 (nhẹ): Lượng mỡ tích tụ trong gan chưa nhiều, các triệu chứng chưa rõ ràng. Tuy nhiên, một số người có thể cảm thấy mệt mỏi, đầy bụng, khó chịu ở bụng hoặc gan to nhẹ. Những triệu chứng này thường khó phát hiện và không đặc trưng cho gan nhiễm mỡ.
  • Độ 2 (trung bình): Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng thường trở nên rõ rệt hơn. Mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân, đau bụng và cảm giác khó chịu nói chung có thể xuất hiện.
  • Độ 3 (nặng): Các triệu chứng có thể bao gồm đau bụng dai dẳng, bụng chướng, dễ bầm tím, chảy máu và vàng da vàng mắt. Bệnh tiến triển đến giai đoạn xơ gan, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn như lú lẫn, suy giảm nhận thức, teo cơ và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
gan nhiễm mỡ là bệnh gì

Gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến viêm gan và xơ gan

Nếu không ngăn chặn sự gia tăng các mô mỡ trong gan, nguy cơ viêm gan và xơ gan là không thể tránh khỏi.

Nguyên nhân gan nhiễm mỡ

Và để kiểm soát chặt chẽ gan nhiễm mỡ, chúng ta cần phải biết nguyên nhân gan nhiễm mỡ là gì? Chỉ khi tìm ra nguồn gốc sinh ra mỡ thừa, bạn mới có thể loại bỏ tận gốc bệnh gan nhiễm mỡ.

1. Béo phì

Béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Kết quả một cuộc điều tra đăng trên NCBI (website của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia – Đơn vị trực thuộc Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ) chỉ ra 80 – 90% người trưởng thành bị béo phì mắc bệnh gan nhiễm mỡ và trẻ em béo phì cũng không nằm ngoài nguy cơ nhiễm mỡ gan.(1)

Một điều cần đặc biệt lưu ý là ngay cả khi cân nặng hoàn toàn bình thường, bạn vẫn có thể bị gan nhiễm mỡ nếu vùng eo có quá nhiều mỡ thừa (vòng eo nam vượt quá 90 cm; vòng eo nữ vượt quá 80 cm được gọi là béo phì vùng bụng). Vì vậy, duy trì thân hình cân đối đều cả 3 vòng là điều vô cùng tuyệt vời không chỉ dành riêng cho thẩm mỹ bên ngoài mà cả sức khỏe của lá gan.

2. Giảm cân quá mức

Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy mâu thuẫn khi đọc đến đây bởi trong khi béo phì mới là nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ thì tại sao giảm cân cũng có thể khiến chúng ta mang căn bệnh này trong người? Việc giảm cân quá mức vì sao bị gan nhiễm mỡ được giải thích bởi 2 lý do:

  • Cơ thể bị “bỏ đói” nhiều ngày sẽ bị giảm lượng đường cần thiết trong máu, buộc cơ phải phân giải mỡ để cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống. Việc mỡ phân giải nhiều làm tăng lượng Acid béo trong máu khiến gan tích mỡ.
  • Chế độ ăn uống nghèo nàn không đủ cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là thiếu những chất có vai trò chuyển hóa chất béo như protein, vitamin, muối vô cơ… khiến mỡ xấu tích tụ lại ở hầu hết các cơ quan nội tạng, nhiều nhất là gan vì gan là kho dự trữ cũng là trạm chuyển hóa năng lượng của cơ thể.

Do đó, nếu đang giảm cân, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn thực đơn giảm cân hợp lý và kế hoạch giảm cân an toàn. Tuyệt đối không được nhịn ăn để giảm cân hoặc giảm cân cấp tốc, bởi hành động này của bạn chính là đang chống lại “sự sống” tự nhiên của cơ thể.

3. Thiếu chất dinh dưỡng

Cơ thể của những người gầy gò, ốm yếu, suy dinh dưỡng hay ăn uống không hợp lý sẽ bị thiếu một số chất cần thiết để vận chuyển và chuyển hóa mỡ. Hơn nữa, khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất sẽ khiến lượng đường trong máu giảm xuống, không đủ để tạo năng lượng. Khi đó, cơ thể sẽ huy động mỡ để phân giải thành năng lượng. Lúc này, axit béo đi vào máu nhiều, vượt quá mức cho phép sẽ tích tụ ở gan gây ra gan nhiễm mỡ.

nguyên nhân bị gan nhiễm mỡ

Người gầy hoặc thiếu dinh dưỡng cũng không tránh khỏi nguy cơ gan nhiễm mỡ

4. Uống nhiều bia rượu nguyên nhân gan nhiễm mỡ

Uống nhiều bia, rượu là nguyên nhân tiếp theo dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Chất cồn trong bia rượu làm giảm phân giải mỡ xấu và tăng tích lũy mỡ thừa, khiến mỡ bị ứ lại trong gan.

nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ

Uống nhiều bia rượu là một trong những nguyên nhân chính gây gan nhiễm mỡ

Đồng thời, rượu bia làm giảm hoạt tính hoặc ức chế men phân giải các Lipoprotein trong máu gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa Lipid máu, khiến gan nhiễm mỡ. Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện bia rượu có thể phục hồi nhưng nếu tiếp tục uống với lượng lớn mỗi ngày sẽ dẫn tới viêm gan do rượu bia và xơ gan.

Theo Bác sĩ CKII Trần Ánh Tuyết – Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Các khảo sát ghi nhận ở 90% người khỏe mạnh dùng rượu bia nhiều, trên 60g chất cồn mỗi ngày (có trong khoảng 6 cốc bia hơi mỗi cốc 330ml; 6 ly rượu mạnh mỗi ly 30ml; 6 ly rượu vang mỗi ly 100ml) đều bị gan nhiễm mỡ. Trong khi đó, một báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2018 công bố: Trung bình mỗi người Việt Nam trên 1 tuổi tiêu thụ khoảng 8.3 lít cồn/ 1 năm. Từ những số liệu này cho thấy, nguyên nhân gan nhiễm mỡ do rượu, bia tại Việt Nam chiếm tỉ lệ cao nhất.

5. Mắc bệnh tiểu đường

Những người bị tiểu đường Type II là đối tượng rất dễ mắc bệnh gan nhiễm mỡ bởi sự rối loạn chuyển hóa chất béo trong cơ thể. Người bệnh đái tháo đường thường có tình trạng thiếu hụt Insulin tuyệt đối hoặc tương đối, làm cho Glucose không thể đi vào các mô trong cơ thể dẫn đến thiếu năng lượng để duy trì hoạt động của các tế bào. Lúc này, cơ thể buộc phải bù đắp năng lượng bằng cách tăng cường phân giải Lipid dự trữ thành acid béo, đồng thời Carbohydrate trong gan cũng biến đổi thành acid béo tự do làm nồng độ acid béo cả trong máu và gan tăng cao, gan không kịp chuyển hóa và đào thải gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.(2)

6. Tăng mỡ máu

Gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ đều là hệ quả của sự rối loạn chuyển hóa, thế nên 2 hiện tượng này thường sẽ xảy ra đồng thời với nhau. Giải thích một cách cụ thể hơn thì gan là nơi tiếp nhận và chuyển hóa Lipid trong máu, nếu hàm lượng mỡ trong máu quá nhiều sẽ khiến gan bị quá tải và không kịp xử lý làm đọng lại mỡ thừa trong tế bào gan.

Và với mỗi 2 phút, toàn bộ máu trong cơ thể lại di chuyển qua gan một lần, nên việc gan nhiễm mỡ do tăng mỡ máu là điều dễ hiểu. Đây là lý do giải thích vì sao tăng mỡ máu lại là nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ.

7. Tác dụng phụ của thuốc

Sử dụng một số loại thuốc đặc trị các bệnh mạn tính như ung thư, rối loạn nhịp tim, rối loạn lưỡng cực, đau nửa đầu, bao gồm: Methotrexate, Tamoxifen, Amiodarone và Axit Valproic có thể gây ra tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp Protein và chuyển hóa của Lipoprotein cũng là nguyên nhân bị gan nhiễm mỡ.

Ngoài 7 nguyên nhân chính kể trên, những người có tiền sử gia đình gan nhiễm mỡ, bị hội chứng buồng trứng đa nang, đang mang thai hoặc tiền sử viêm như viêm gan C… cũng có nguy cơ gan nhiễm mỡ.

Chính vì gan nhiễm mỡ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nên cần phải đến bệnh viện chuyên khoa thăm khám để được bác sĩ xác định tại sao gan nhiễm mỡ và tư vấn cách chữa gan nhiễm mỡ phù hợp nhất.

Triệu chứng nhận biết gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ ở giai đoạn nhẹ thường không có triệu chứng rõ rệt. Các triệu chứng thường xuất hiện ở giai đoạn trung bình và nặng với các biểu hiện như:

  • Mệt mỏi, cảm thấy đau ở phía trên bên phải của bụng, nơi có gan
  • Sụt cân
  • Bụng chướng to (cổ trướng)
  • Các mạch máu giãn nở bên dưới da
  • Nam giới có thể có triệu chứng ngực to hơn bình thường
  • Lòng bàn tay đỏ
  • Da và mắt có màu vàng
  • Buồn nôn, sụt cân hoặc chán ăn
  • Mệt mỏi hoặc rối loạn tâm thần
gan nhiễm mỡ do đâu

Một số người nhận biết dấu hiệu của gan nhiễm mỡ từ sớm bởi biểu hiện mệt mỏi, chán ăn…

Phương pháp chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ

Bác sĩ sẽ chẩn đoán gan nhiễm mỡ bằng cách thăm hỏi những triệu chứng và tiền căn mắc bệnh trước, sau đó người bệnh sẽ được khám lâm sàng. Nếu nghi ngờ mắc gan nhiễm mỡ, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân và đánh giá chức năng gan. Xét nghiệm máu bao gồm xét nghiệm men gan và các xét nghiệm đánh giá chức năng gan; xét nghiệm viêm gan siêu vi (viêm gan A, viêm gan B và C) và các bệnh khác; xét nghiệm sàng lọc bệnh Celiac; kiểm tra thành phần lipid trong máu như HDL-C, LDL-C, triglyceride…

Nếu bệnh nhân được chẩn đoán mắc gan nhiễm mỡ, cần phải xét nghiệm thêm để xác định bệnh đang ở giai đoạn nào. Các xét nghiệm đặc biệt hơn là siêu âm, chụp CT hoặc MRI, sinh thiết gan.

  • Siêu âm bụng, thường là xét nghiệm đầu tiên được sử dụng khi nghi ngờ có bệnh gan.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scanner) hoặc cộng hưởng từ (MRI) có hiệu quả cao hơn trong việc phát hiện tình trạng xơ gan nhẹ.
  • Sinh thiết gan: Nếu các xét nghiệm khác có dấu hiệu bệnh gan tiến triển, bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết gan. Sinh thiết gan là lấy một mô nhỏ khỏi gan bằng cách sử dụng kim xuyên qua thành bụng. Mẫu mô được khảo sát trong phòng thí nghiệm để tìm dấu hiệu viêm và xơ. Sinh thiết gan là cách tốt nhất để chẩn đoán gan nhiễm mỡ và cho thấy rõ mức độ tổn thương gan, tuy nhiên ít được thực hiện vì tính xâm lấn cao.

Mắc bệnh gan nhiễm mỡ phải làm sao?

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng gan nhiễm mỡ bằng thay đổi lối sống có thể cải thiện tình trạng này và thậm chí đảo ngược.

Bệnh gan nhiễm mỡ có liên quan đến rối loạn chuyển hóa. Vì vậy, cải thiện chế độ ăn uống khoa học có thể ngăn ngừa bệnh tiến triển nhanh:

  • Ăn uống lành mạnh, ít chất béo và đường.
  • Duy trì cân nặng ổn định, nếu bị thừa cân – béo phì bạn nên giảm cân. Đặt mục tiêu giảm 500gr-1kg mỗi tuần .
  • Luyện tập thể dục đều đặn.
  • Kiểm soát lượng mỡ đường trong máu bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, giảm carb, bổ sung thêm Probiotic…
  • Điều trị rối loạn mỡ máu.
  • Tránh các loại thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe gan.
  • Không uống rượu bia và bỏ hút thuốc. Nếu gan nhiễm mỡ do rượu bia người bệnh phải bỏ thức uống chứa cồn này, nhằm sự ngăn tình trạng gan nhiễm mỡ tiến triển sang cấp độ nghiêm trọng hơn.

Bác sĩ có thể giới thiệu người bệnh đến chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia tư vấn cai rượu để được hỗ trợ.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ như thế nào?

Một trong những cách chính để cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ là bằng chế độ ăn uống. Đúng như tên gọi, bệnh gan nhiễm mỡ có nghĩa là có quá nhiều chất béo trong gan, khiến gan bị tổn thương và không thể hoạt động tốt như bình thường. Một chế độ ăn ít chất béo, đủ carbohydrate, chất xơ với đủ protein sẽ giúp khắc phục tình trạng bệnh.

Thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ

Mặc dù, chế độ ăn Địa Trung Hải không được tạo ra cho những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ, nhưng phong cách ăn uống này kết hợp các loại thực phẩm giúp giảm mỡ trong gan như chất béo lành mạnh, chất chống oxy hóa và carbohydrate dạng phức. Những thực phẩm tốt cho sức khỏe của gan được dùng trong chế độ ăn này là: Cá và hải sản, trái cây, các loại ngũ cốc, quả hạch, dầu ô liu, rau, quả bơ, cây họ đậu…

Tế bào của cơ thể sử dụng glucose – một loại đường để tạo năng lượng. Nội tiết tố insulin giúp đưa glucose từ thức ăn được tiêu hóa vào tế bào. Những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ thường mắc phải tình trạng gọi là kháng insulin. Điều đó có nghĩa là cơ thể tạo ra insulin nhưng không thể sử dụng tốt. Glucose tích tụ trong máu và gan biến nó thành chất béo.

Một số chất béo trong chế độ ăn uống của bạn có thể giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn, giúp hấp thụ glucose, gan không cần tạo ra và lưu trữ chất béo.

  • Axit béo omega-3: có trong cá, dầu cá, dầu thực vật, các loại hạt (đặc biệt là quả óc chó), hạt lanh và dầu hạt lanh và các loại rau lá
  • Chất béo không bão hòa đơn: có trong nguồn thực vật như ô liu, các loại hạt và bơ.

Thực phẩm gan nhiễm mỡ cần tránh

  • Tránh xa các thực phẩm chứa chất béo bão hòa như mỡ, nội tạng động vật, da gia cầm, phô mai đầy đủ chất béo, sữa hoặc sữa chua nguyên kem, thịt đỏ…
  • Đồ nướng và đồ chiên nhiều dầu mỡ, đặc biệt là dầu cọ hoặc dầu dừa có nhiều chất béo bão hòa gây hại.
  • Các thực phẩm có đường như kẹo, bánh ngọt, nước ngọt và các thực phẩm khác có thêm đường, bao gồm cả xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao.

gan nhiễm mỡ tránh ăn gì

Phòng ngừa gan nhiễm mỡ bằng cách nào?

Nguyên nhân khiến gan bị tích mỡ liên quan nhiều đến lối sống và cách ăn uống của mỗi người. Do đó, để bảo vệ lá gan luôn khỏe mạnh và không chút mỡ thừa, chúng ta hãy bắt đầu từ việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh:

1. Duy trì cân nặng hợp lý

Gầy quá hay mập quá đều khiến gan dễ nhiễm mỡ, thế nên bạn phải cố gắng duy trì cân nặng hợp lý. Nếu bị suy dinh dưỡng thì cần tăng cân, còn nếu béo phì thì cần giảm cân để kiểm soát lượng mỡ cần thiết trong cơ thể.

2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Thừa hay thiếu dưỡng chất đều làm rối loạn quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Bởi vậy, chúng ta cần một chế độ ăn uống hợp lý để cân đối hàm lượng các chất dinh dưỡng, đảm bảo hoạt động phân giải và chuyển hóa mỡ của gan.

Một khẩu phần ăn uống tốt cho gan cần tăng cường rau xanh, hoa quả, các loại hạt và tránh thực phẩm nhiều đường, nhiều tinh bột, nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung các loại thức ăn giàu Omega 3 và thay dầu thông thường bằng các loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe để chiên xào đồ ăn. Chế độ ăn uống này sẽ giúp giảm Cholesterol và mỡ xấu giúp phòng ngừa béo phì và mỡ gan.

3. Tập luyện thể dục thể thao đều đặn

Tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể mà còn kích thích lưu thông máu và tăng cường sức đề kháng. Đều đặn chạy bộ, đạp xe, chơi cầu lông… mỗi ngày vừa tránh được bệnh gan nhiễm mỡ vừa cải thiện sức khỏe toàn thân. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị: Mỗi người nên tập thể dục ít nhất 5 lần 1 tuần và mỗi lần từ 30 phút trở lên.

phòng gan bị nhiễm mỡ

Tập thể dục thể thao điều độ giảm nguy cơ mỡ gan

4. Hạn chế tối đa bia rượu

Không có giới hạn an toàn trong việc uống rượu bia, thế nên có thể bỏ được hoàn toàn chất kích thích này là điều tuyệt vời nhất dành cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chưa thể ngay lập tức “rời xa” nước uống có cồn này thì hãy cố gắng tiết giảm xuống mức thấp nhất có thể.

Theo The Dietary Guidelines for Americans: Phụ nữ chỉ nên uống tối đa 1 ly rượu mỗi ngày và nam giới là 2 ly mỗi ngày. Riêng đối với người đã hoặc đang có dấu hiệu gan nhiễm mỡ hay bất kỳ bệnh lý nào thì quyết tâm “cai rượu” vẫn được khuyến khích đặt lên hàng đầu.

5. Theo dõi lượng mỡ máu và đường huyết

Để kiểm soát lượng mỡ trong máu, phòng bệnh mỡ máu và tiểu đường (2 bệnh lý gây gan nhiễm mỡ) không có cách nào tốt hơn là đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe định kỳ. Cùng với đó là giữ thói quen tập luyện thể chất và chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo đường huyết, mỡ máu luôn ở mức ổn định.

6. Chủ động kiểm soát tế bào Kupffer

Về mặt cơ chế sinh bệnh, gan nhiễm mỡ là do tế bào Kupffer (tế bào đầu tiên ở gan tiếp xúc với vi khuẩn và độc tố) bị kích thích quá mức làm gián đoạn quá trình oxy hóa acid béo, tăng tích lũy và giảm phân giải chất béo. Tình trạng này kéo dài dẫn đến ứ đọng nhiều chất béo và Glycogen ở gan gây mỡ hóa tế bào gan, khiến cho gan ngày càng suy yếu và tăng biến chứng viêm gan, xơ gan.

Vì thế cho nên, một trong những cách phòng tránh gan nhiễm mỡ quan trọng mà bạn cần lưu tâm đó là chủ động kiểm soát tế bào Kupffer. Cùng với việc thực hiện hiện lối sống khoa học, ít rượu bia và nói không với thực phẩm “bẩn”, đồng thời bạn có thể bổ sung thêm sản phẩm chiết xuất từ tinh chất tự nhiên như HEWEL.

hewel giúp gan khỏe

2 viên Hewel mỗi ngày giúp kiểm soát tốt hoạt động của tế bào Kupffer nhờ đó, mang đến hiệu quả chống độc, giải độc, bảo vệ gan hiệu quả từ gốc

HEWEL chứa tinh chất Wasabia Japonica (nguồn gốc Nhật Bản) và S.Marianum (nguồn gốc Địa Trung Hải và Đông u) – Là sự kết hợp hoàn hảo mà như TTND Lê Văn Điềm (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) chia sẻ: Dưới góc độ sinh học phân tử, S. Marianum kết hợp cùng Wasabia Japonica giúp kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer, làm hạn chế hình thành các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… Do đó, bộ đôi dưỡng chất này giúp cải thiện tình trạng tổn thương tế bào gan, tăng cường giải độc gan, hạ men gan, giảm viêm gan, gan nhiễm mỡ và phòng ngừa xơ hóa hiệu quả.

Để hiểu rõ tác dụng và cách dùng HEWEL, bạn có thể liên hệ đến Hotline (miễn cước) 1800 556 889 để được Chuyên viên y khoa tư vấn kỹ lưỡng.

Việc phòng tránh bệnh gan nhiễm mỡ hoàn toàn nằm trong khả năng của chúng ta. Vậy thì tại sao mỗi người không tự bảo vệ lá gan của chính mình bằng cách chặn đứng nguyên nhân gan nhiễm mỡ với kế hoạch ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt khoa học ngay từ hôm nay.

2/5 - (1063 votes)
06:59 22/04/2024
Tác Giả: Đội Ngũ Hewel - Eco Pharma

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Gan nhiễm mỡ do rượu bia: Dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa

Gan nhiễm mỡ do rượu nếu không được phát hiện, điều chỉnh hợp lý có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan. Do đó, hiểu về bệnh gan nhiễm mỡ do rượu, từ nguyên nhân đến cơ chế gây bệnh và cách phòng...
Chi tiết

5 tác hại của gan nhiễm mỡ gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe

Gan nhiễm mỡ là hệ quả của lối sống thiếu khoa học. Điều đáng nói, đa số chúng ta vẫn chưa thực sự nhận thức được mức độ nghiêm trọng và tác hại của gan nhiễm mỡ. Hãy cùng tìm hiểu về gan nhiễm mỡ để bảo vệ sức khỏe...
Chi tiết

Bị gan nhiễm mỡ uống gì? Nên uống nước nào cho hết bệnh nhanh?

Gan nhiễm mỡ uống gì hết là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi lẽ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Để biết đâu là thức uống trị gan nhiễm mỡ, mời bạn...
Chi tiết

Gan nhiễm mỡ nhẹ: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Gan nhiễm mỡ có thể làm suy giảm chức năng gan và biến chứng thành nhiều bệnh lý nghiêm trọng đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị đúng cách. Vậy gan nhiễm mỡ nhẹ có nguy hiểm không và có thể điều trị, phòng ngừa bằng...
Chi tiết

12 cách trị gan nhiễm mỡ tại nhà tăng cường sức khỏe cho gan

Gan nhiễm mỡ chưa có thuốc đặc trị nên người bệnh thường tìm đến các phương pháp điều trị tại nhà, với mong muốn kiểm soát tình trạng bệnh và tăng cường sức khỏe cho gan. Vậy có những cách trị gan nhiễm mỡ tại nhà nào? Thế nào là...
Chi tiết

Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? 5 biến chứng dễ gây nguy cơ

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh phổ biến hiện nay. Tại Việt Nam, có khoảng 20 - 30% người dân mắc căn bệnh này. Vậy gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không và có thể dẫn đến những biến chứng nào? Tìm hiểu ngay 5 biến chứng của bệnh gan...
Chi tiết