3 Lầm tưởng tai hại khi chữa viêm gan C bằng thuốc nam

01-12-2020

Tác Giả: Đội Ngũ Hewel

Vẫn còn nhiều tranh cãi trước thông tin điều trị viêm gan C bằng thuốc Nam. Các chuyên gia gan mật cho biết, thuốc Nam không phải là thuốc đặc trị viêm gan C mà chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Do đó, nếu thực sự muốn sử dụng thuốc Nam để hỗ điều trị viêm gan C người bệnh nên đến các cơ sở lương y uy tín. Đặc biệt, không được tùy tiện sử dụng hoặc kết hợp giữa các phương pháp vì có thể dẫn đến những khó khăn trong điều trị bệnh, thậm chí gây ngộ độc, tử vong do dùng sai thuốc.

 

Sau đây là 3 hiểu lầm tai hại thường gặp về thuốc Nam khi điều trị viêm gan C mà người bệnh cần nắm rõ để tránh mắc sai lầm.

Thuốc Nam, thuốc Đông y điều trị viêm C thì vô hại: không chính xác

Nhiều người thường đánh đồng rằng thuốc Đông y, thuốc Nam không độc hoặc ít độc và ít tác dụng phụ hơn thuốc Tây y. Từ quan điểm nguồn gốc thảo dược thì không độc nên nhiều người tùy tiện dùng các loại thuốc Đông y, thuốc Nam trị viêm gan C khi chưa có sự tìm hiểu rõ nguồn gốc, công dụng, tác dụng phụ hoặc tư vấn cụ thể từ lương y, bác sĩ.

Ta cần phải biết rằng, thuốc Đông y, bao gồm cả những loại thuốc Nam trị viêm gan C không chỉ được bào chế từ những cây cỏ từ tự nhiên lành tính mà còn có cả những độc tính khác có nguồn gốc từ thực vật hoặc khoáng chất như chu sa (chứa thủy ngân), khinh phấn, thạch tín… khi sử dụng tùy tiện người bệnh dễ đầu độc gan nặng hơn.

thảo dược chữa viêm gan c

Khi có nhu cầu sử dụng điều trị viêm gan C bằng thuốc Nam cần có sự tư vấn cụ thể từ lương y hay các bác sĩ chuyên khoa

Giáo sư Nguyễn Khánh Trạch – Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam cho biết, một số loại cây thuốc Nam như nhân trần, atiso, cà gai leo, diệp hạ châu… dù không độc nhưng khi sản xuất không biết cách bảo quản hoặc quá hạn sử dụng có thể gây hại cho gan. Ngoài ra, một số loại cây cỏ hay các bài thuốc Nam có thể chứa chất diêm sinh (lưu huỳnh) – một chất bảo quản độc hại bị nghiêm cấm, các trà thảo dược còn được tẩm ướp nhiều hóa chất như Benzyl Acetate, P-Dimethoxybenzene… đây là chất độc hại hữu cơ, sử dụng thường xuyên sẽ bị chóng mặt, tác động đến hệ thần kinh lẫn gan, khiến người bệnh dễ mất ý thức, loạn tinh thần và dẫn đến suy gan nặng.

Ngoài ra, một số thực vật hay dược thảo có độc tính như: á phiện là nhựa lấy từ trái của cây thuốc phiện (Papaver somniferum); phụ tử là rễ củ của cây ô đầu Việt Nam (Aconitum fortunei), có chứa aconitin một chất cực độc; độc tính của mã tiền là chất strychnine, nếu dùng quá liều sẽ gây cơn co giật kiểu uốn ván và bệnh nhân có thể chết vì ngạt thở. Điều đáng nói, nhiều bài thuốc Nam chữa viêm gan C vẫn tìm thấy các loại dược thảo có độc tính này và không ít trường hợp đã xảy ra biến chứng khi không may sử dụng phải.

Bỏ dở liệu trình điều trị: nguy cơ thất bại tăng cao

Viêm gan C là một căn bệnh viêm gan truyền nhiễm nguy hiểm và phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại, nhưng vẫn chưa có vắc xin ngừa bệnh. Theo ước tính, cứ mỗi 100 người bị nhiễm virus viêm gan C thì sẽ có 75 – 85 người bị nhiễm virus viêm gan C mạn. Trong số đó, 5 – 20 người bị xơ gan sau khoảng thời gian 20 – 30 năm và 1 – 5 người tử vong do xơ gan hoặc ung thư gan. Tuy nhiên, nhiều trường hợp lại chủ quan, bỏ dở liệu trình điều trị viêm gan C bằng Tây y để chuyển qua chữa viêm gan C bằng thuốc Nam, thuốc Đông y, khiến virus không đào thải được ra khỏi cơ thể và quá trình điều trị thất bại dù tốn kém nhiều chi phí.

Đặc biệt, việc bỏ dở liệu trình điều trị như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus viêm gan C có khả năng phát triển, sinh sôi mạnh khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn, bệnh có nguy cơ “bùng phát” thành viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan.

chữa viêm gan c

Khi mắc viêm gan C người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và tư vấn tránh trường hợp tự ý dùng thuốc Nam để điều trị

Kết hợp điều trị Đông và Tây y: cần thận trọng

Thông thường liệu trình điều trị bệnh viêm gan C thường theo hướng ưu tiên điều trị bằng thuốc Tây ở giai đoạn cấp tính để khống chế virus, sau khi virus được tiêu diệt mới hỗ trợ phục hồi chức năng gan bằng thuốc Đông y hay thuốc Nam chữa viêm gan C. Nhiều trường hợp chưa điều trị bằng thuốc Tây dứt điểm đã tự ý kết hợp thêm thuốc Đông y ở giai đoạn cấp tính dẫn đến nhiều bệnh nhân hợp ngộ độc đáng tiếc.

Để nắm rõ nguyên tắc, liệu trình quan trọng khi điều trị bệnh viêm gan C, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và được bác sĩ chuyên khoa tư vấn, hướng dẫn cụ thể. Muốn ngưng liệu trình điều trị hoặc kết hợp điều trị viêm gan C bằng thuốc Nam và thuốc Tây cần phải được sự đồng ý, chỉ định các của bác sĩ hay lương y chuyên môn cao.

Riêng việc dùng các sản phẩm hỗ trợ ức chế virus, kết hợp với thuốc điều trị tăng cường hoạt động của gan thì nên lựa chọn những sản phẩm uy tín, được kiểm chứng khoa học rõ ràng, đặc biệt nguồn gốc xuất xứ đáng tin cậy.

Sử dụng thuốc điều trị viêm gan C

Mục tiêu của việc sử dụng thuốc là làm giảm và ngăn chặn nguy cơ bệnh phát triển của virus, các bác sĩ thường sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng virus để loại bỏ virus ra khỏi cơ thể và nhóm thuốc miễn dịch. Đặc biệt, với sự phát triển của y học hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra nhiều loại thuốc có tác dụng điều trị bệnh viêm gan C hiệu quả.

Một số điều trị viêm gan C như: Thuốc tiêm interferon alpha (Pegasys), thuốc uống ribavirin (Rebetol, Copegus), thuốc uống boceprevir (Victrelis), thuốc uống simeprevir (Olysio), thuốc uống sofosbuvir (Sovaldi), thuốc uống daclatasvir (Daklinza)…

Kiểm soát tế bào Kupffer – Giải pháp khoa học được ưu tiên trong việc hỗ trợ điều trị viêm gan C

Gan một mặt đang chịu sự tấn công của virus viêm gan C, mặt khác đang bị hủy hoại bởi các hóa chất độc hại có trong các loại thực phẩm bẩn, rượu bia, thuốc lá… mà chúng ta dung nạp hàng ngày. Cả hai yếu tố này làm suy giảm khả năng khử độc của tế bào gan, khiến tế bào Kupffer – nằm ở xoang gan hoạt động quá mức và sản sinh nhiều chất gây viêm như TNF-α, TGF-β… đặc biệt là Interleukin làm hoại tử, chết các tế bào gan nhiều hơn, thúc đẩy bệnh viêm gan C tiến nhanh sang xơ gan, ung thư gan.

Do đó, bên cạnh việc tuân thủ nghiêm chỉnh phác đồ điều trị viêm gan C của bác sĩ chuyên khoa người bệnh cần chủ động tăng cường khả năng chống độc, bảo vệ gan bằng các tinh chất thiên nhiên quý như Wasabia và S. Marinum được các nhà khoa học Mỹ phát hiện.

Hai tinh chất quý Wasabia và S. Marianum không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng diệt virus, vi khuẩn, thúc đầy quá trình giải độc trong cơ thể mà còn giúp hỗ trợ kiểm soát tế bào Kupffer không hoạt động quá mức, từ đó hỗ trợ cải thiện tốt bệnh viêm gan C, hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Đặc biệt, Wasabia và S. Marianum còn tăng cường đáng kể yếu tố bảo vệ cơ thể Nrf2 (là một loại protein trong cơ thể có tác dụng kích hoạt hệ thống chống oxy hóa), tăng cường khả năng chống độc của gan, tái tạo hiệu quả các tế bào gan bị bị viêm, hư hại.

Đánh giá bài viết
24-08-2023

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bệnh viêm gan C có tái phát không? Cách phòng bị mắc lại ra sao?

Bên cạnh viêm gan B và rượu, viêm gan C là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm mãn tính, xơ gan và ung thư gan. Do đó, nhiều người sau khi điều trị viêm gan C thành công lại lo lắng rằng không biết viêm gan C...
Chi tiết

4 cách phòng ngừa viêm gan B hiệu quả và đúng khoa học

Hiện nay, virus viêm gan B vẫn là mối đe dọa lớn đến sức khỏe toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2019, khoảng 296 triệu người đang sống chung với bệnh viêm gan B mãn tính, với 1,5 triệu ca nhiễm mới...
Chi tiết

Viêm gan B thể ngủ: Nguyên nhân, xét nghiệm và cách điều trị

Viêm gan B thể ngủ là một thể virus viêm gan B ở dạng ngủ, không hoạt động. Tuy nhiên, mọi người không nên chủ quan vì bệnh có thể trỗi dậy bất cứ khi nào khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút. 
Chi tiết

Viêm gan B cấp tính: Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết bệnh

Viêm gan B cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh viêm gan B, chúng thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng, bệnh nhân thường phát hiện bệnh khi ở giai đoạn mãn tính với các triệu chứng nặng như xơ gan, ung thư gan. 
Chi tiết

Bị viêm gan B có nên ăn trứng, vịt lộn không và cần lưu ý gì?

Chế độ ăn uống của người viêm gan B là vấn đề quan tâm của rất nhiều người. Trong đó, có thắc mắc viêm gan B có nên ăn trứng, vịt lộn hay không và cần lưu ý gì. Những thông tin này sẽ được giải đáp trong bài viết...
Chi tiết

7 cách phòng ngừa viêm gan siêu vi hiệu quả, chuẩn an toàn

Viêm gan siêu vi là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng gan và nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng xơ gan, suy gan và thậm chí là ung thư gan. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước...
Chi tiết