Người bị viêm gan B có béo được không?
Một trong những chức năng quan trọng của gan là thải độc, chuyển hóa, tổng hợp dinh dưỡng. Do vậy, người bị viêm gan B có béo được không là thắc mắc của rất nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin khoa học, hữu ích cho những ai quan tâm vấn đề này.
Thế nào là viêm gan B?
Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm, do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Viêm gan B có 2 loại là viêm gan cấp tính (tồn tại trong cơ thể dưới 6 tháng), và viêm gan B kéo dài hơn 6 tháng gọi là mãn tính. Viêm gan B ảnh hưởng đến hoạt động của gan. Nếu không phát hiện và có biện pháp kìm hãm, bệnh có thể diễn tiến nguy hiểm đến tính mạng như suy gan, xơ gan, ung thư gan.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), viêm gan B đang là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe toàn cầu, với 400 triệu người nhiễm virus viêm gan B mãn tính. Riêng Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh khá cao, chiếm khoảng 10-20% dân số. Viêm gan B có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Song, một số trường hợp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn nhiễm virus nhưng không thể điều trị khỏi hoàn toàn.(1)
Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm, do virus viêm gan B (HBV) gây ra
Người bị viêm gan B có béo được không?
Để giải đáp câu hỏi “Người bị viêm gan B có béo được không?”, trước hết cần tìm hiểu qua vai trò và chức năng của gan. Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất và đảm nhận 500 vai trò khác nhau trong cơ thể. Gan được tiếp nhận chất dinh dưỡng và hóa chất hấp thu từ hệ tiêu hóa, có nhiệm vụ như “nhà máy lọc máu” trước khi thức ăn chuyển hóa thành các dạng khác nhau cung cấp cho cơ thể như các chất bột đường (glucide), chất béo (lipid) và chất đạm (protide).
Đồng thời, gan đảm nhận chức năng dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc. Gan được coi là nhà máy hóa chất của cơ thể vì nó đảm trách cũng như điều hòa rất nhiều các phản ứng hóa sinh giúp cơ thể duy trì và phát triển. Đặc biệt, gan là nơi sản xuất dịch mật (có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa).
Người bị nhiễm virus viêm gan B có béo không còn xét vào từng thể. Viêm gan B được chia làm 2 thể là viêm gan B thể hoạt động và viêm gan B thể không hoạt động. Đối với viêm gan B thể không hoạt động: virus tồn tại trong cơ thể nhưng không nhân lên, và không làm tổn thương đến tế bào gan. Do vậy, những người mắc thể này, cơ thể vẫn hấp thu dinh dưỡng bình thường, cũng như chức năng chuyển hóa diễn ra bình thường, nên hoàn toàn có thể béo được nếu có chế độ ăn uống và sinh hoạt, lao động hợp lý.
Trái ngược với viêm gan B thể không hoạt động, những người bị nhiễm viêm gan B thể hoạt động sẽ có nguy cơ cao bị tổn thương tế bào gan do HBV tấn công. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời và đúng cách, chức năng gan sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, gan sẽ bị xơ hóa, và không còn khả năng phục hồi (xơ gan mất bù). Khi gan bị tổn thương, quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng bị suy giảm, khả năng tiết dịch mật cũng bị suy giảm nên quá trình tiêu hóa thức ăn kém đi. Nếu điều này xảy ra trong thời gian dài, người bệnh sẽ chán ăn, buồn nôn, rất sợ thực ăn có nhiều dầu mỡ khiến cơ thể ngày càng suy nhược, nên người bệnh khó có thể béo lên được.
Người nhiễm viêm gan B nên có chế độ ăn uống khoa học
Người bị viêm gan B cần được thăm khám và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp, cũng như có lối sống sinh hoạt điều độ. Ngoài thực đơn ăn uống đa dạng, cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất), thì vấn đề gặp phải của người bị viêm gan B là chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, do vậy chế độ dinh dưỡng cần lưu ý để điều chỉnh cho phù hợp:(2)
- Chọn các loại thực phẩm có chứa nhiều chất đạm dễ chuyển hóa như thịt (heo, bò, gà), sữa, trứng, cá, đậu hũ…
- Tăng cường nhóm rau củ quả để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể như các loại rau màu xanh đậm (súp lơ xanh, cải kale, mồng tơi, rau ngót), các loại bắp cải, bầu, bí, cà rốt, củ dền, cam, quýt, táo, nho, chuối, bơ…
- Tăng cường nhóm thực phẩm tinh bột, đường: Người bị viêm gan B cơ thể sẽ mất đi một lượng glycogen nhất định khi chức năng gan bị suy giảm. Vì vậy, người bệnh cần tăng cường glycogen thông qua glucide có trong thực phẩm giàu tinh bột và đường như: cơm, phở, bún bánh mì, mật ong…
Thực đơn cho người viêm gan B cần tăng cường nhóm rau củ quả để bổ sung vitamin và khoáng chất
Lưu ý: cần chọn thực phẩm sạch, bổ sung đường tự nhiên thông qua trái cây chứa đường tự nhiên sẽ tốt cho gan. Cần chia nhỏ bữa ăn (3 bữa chính và 2 bữa phụ) do người bệnh thường chán ăn, dễ nôn và buồn nôn. Lựa chọn những loại thực phẩm dễ tiêu và cần nấu chín kỹ giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất.
Ngoài ra, bên cạnh những thực phẩm cần ưu tiên thì người bệnh bị viêm gan B cần tránh những loại thực phẩm sau: Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nhiều muối, thức ăn cay nóng, rượu bia, chất kích thích, không nên ăn thực phẩm tươi sống… sẽ làm gan làm việc cật lực và tổn thương nhiều hơn. Đặc biệt, người bị nhiễm virus viêm gan B không nên những loại cá biển có chứa chất chống đông máu (cá thu, cá ngừ…) có thể khiến người bị viêm gan B bị xuất huyết; Hạn chế ăn các loại hạt có nhiều chất béo như lạc, dừa, hạt điều, hướng dương… gây cản trở chuyển hóa chất béo là gây tích mỡ ở gan, ảnh hưởng nặng thêm đến chức năng gan.
Sử dụng tinh chất thiên nhiên giúp bảo vệ gan từ gốc
Theo các chuyên gia, hầu hết các bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, tăng men gan, xơ gan, ung thư gan… là do hoạt động quá mức của tế bào Kupffer. Tế bào Kupffer là đại thực bào thường trú ở gan, là những tế bào đầu tiên ở gan tiếp xúc với các vi khuẩn, độc tố tạo phản ứng miễn dịch, đồng thời có nhiệm vụ loại bỏ các tế bào gan chết.
Tuy nhiên, khi tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức bởi các yếu tố gây hại như thực phẩm nhiễm độc, rượu bia, thuốc, virus, vi khuẩn… sẽ phóng thích ra các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… làm tổn thương tế bào gan, khiến gan bị hủy hoại và bị mắc các loại bệnh lý.
Trải qua nhiều nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời sản phẩm Hewel với bộ đôi tinh chất thiên nhiên là Wasabia Japonica và S. Marianum có khả năng kiểm soát tế bào Kupffer, giúp phòng ngừa và cải thiện các bệnh lý về gan:
- Giúp tăng khả năng chống độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (vi sinh vật, hóa chất, thuốc cải thiện bệnh,…), hỗ trợ các liệu pháp khắc phục viêm gan siêu vi B, C; giảm tác hại của hóa trị, xạ trị.
- Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa các dưỡng chất thiết yếu của cơ thể (Protide, Glucide, Lipid,…), lợi mật, giảm táo bón. Tăng cường hoạt động tế bào gan, bảo vệ và tái tạo cấu trúc gan.
- Giúp giảm mẩn ngứa, mụn nhọt, duy trì làn da khỏe.
- Giúp hạ men gan, phòng và hỗ trợ phục hồi chức năng gan trong các trường hợp viêm gan mạn tính, xơ gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan, tổn thương gan do rượu bia.
Hewel với bộ đôi tinh chất thiên nhiên là Wasabia Japonica và S. Marianum có khả năng kiểm soát tế bào Kupffer, giúp phòng ngừa và cải thiện các bệnh lý về gan
Đến đây, chắc chắn mọi người đã có câu trả lời, người viêm gan B có béo được không? Viêm gan B có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và người bệnh khó mà béo lên nếu bị nhiễm HBV thể hoạt động. Bên cạnh thăm khám sức khỏe định kỳ, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, ăn uống khoa học thì mọi người nên tăng cường dưỡng chất đặc hiệu bảo vệ gan từ sớm như sản phẩm Hewel, chỉ 2 viên mỗi ngày an toàn và hiệu quả dài lâu.