Người bị gan nhiễm mỡ có hiến máu được không? Cần lưu ý điều gì?

24-10-2022

Tác Giả: Đội Ngũ Hewel

Hiến máu là nghĩa cử cao đẹp thể hiện tấm lòng tương thân tương ái với cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ người bị gan nhiễm mỡ ngày càng xu hướng gia tăng. Do vậy, rất nhiều người trong số này băn khoăn, bị gan nhiễm mỡ có hiến máu được không, nếu được thì có cần lưu ý điều gì không? Hãy xem bài viết để cho mình câu trả lời thỏa đáng nhất nhé.

Hiểu về gan nhiễm mỡ là gì?

Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng gan, được chia thành 2 loại: gan nhiễm mỡ do bia rượu và gan nhiễm mỡ không do bia rượu. Trong đó, có 25% gan nhiễm mỡ diễn biến thành viêm gan, xơ gan và ung thư gan do không có phát hiện, can thiệp và điều trị kịp thời.

Tùy nguyên nhân gây bệnh mà gan nhiễm mỡ diễn ra theo cơ chế khác nhau. Tuy nhiên khoa học hiện đại đã chỉ ra quá trình này đều có sự tham gia quyết định bởi tế bào Kupffer (nằm ở xoang gan). Khi tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức bởi các yếu tố độc hại như bia rượu, độc chất, virus… sẽ phóng thích hàng loạt chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin…, trong đó TNF-α được xem là yếu tố chính gây mỡ hóa tế bào gan.(1)

Nghiên cứu cho thấy, có đến 90% người hay uống rượu bia bị gan nhiễm mỡ. Tỷ lệ này ở người béo phì là 95%. Song, điều đáng nói là gan nhiễm mỡ là bệnh diễn tiến âm thầm, triệu chứng mờ nhạt nên khó phát hiện ở giai đoạn sớm, bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn nặng, gan bị tổn thương nhiều. Một số trường hợp có thể gặp các dấu hiệu mơ hồ như cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, vàng da, cơ thể khó chịu, hay buồn nôn…, vốn dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của nhiều bệnh lý khác.

gan nhiễm mỡ có hiến máu được không

Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo trong gan “xâm chiếm” quá 5% trọng lượng gan

Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ có hiến máu được không?

Để trả lời cho câu hỏi người mắc bệnh gan nhiễm mỡ có hiến máu được không, mọi người cần biết người hiến máu cần điều kiện gì?

  • Mọi người từ 18 – 60 tuổi đều có thể tình nguyện hiến máu để cứu chữa người bệnh.
  • Cân nặng tối thiểu với phụ nữ là 42kg, 45kg đối với nam giới. Lượng máu hiến mỗi lần không quá 9ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần.
  • Người hiến máu không bị nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác (virus viêm gan B, vi rút viêm gan C, giang mai…).
  • Thời gian hiến máu gần đây nhất là từ 12 tuần trở lên.
  • Phụ nữ không có thai hoặc không nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi
  • Huyết áp tối đa trong khoảng từ 100 mmHg đến dưới 160 mmHg và tối thiểu trong khoảng từ 60 mmHg đến dưới 100 mmHg; Mạch trong khoảng từ 60 đến 90 lần/phút;
  • Không mắc các bệnh mạn tính, cấp tính về thần kinh, tâm thần, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hoá, gan mật, nội tiết, máu và tổ chức tạo máu, bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, tình trạng dị ứng nặng; không có tiền sử lấy, hiến, ghép bộ phận cơ thể người; không nghiện ma tuý, rượu; không có các khuyết tật nặng và đặc biệt theo quy định tại Luật Người khuyết tật; không sử dụng một số thuốc có nguy cơ gây đột biến di truyền theo quy định của Bộ Y tế.

Đối với bệnh lý gan nhiễm mỡ được xem là bệnh lành tính, thường không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe cũng như các hoạt động hàng ngày nếu duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Hơn nữa, gan nhiễm mỡ không phải là bệnh truyền nhiễm, do vậy, người bệnh vẫn có thể hiến máu bình thường. Tuy nhiên, đối với người bị bệnh gan nhiễm mỡ trước khi hiến máu cần kiểm tra, xét nghiệm một số thông số để biết chính xác tình trạng sức khỏe. Lưu ý, người bệnh không được tự ý hiến máu nếu chưa có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, gan nhiễm mỡ cần được phát hiện và điều trị đúng cách, nếu để lâu hàm lượng mỡ tích tụ trong gan ngày càng tăng và làm suy yếu chức năng gan. Khi bệnh gan nhiễm mỡ đã tiến triển nặng có thể gây ra các triệu chứng như đau gan, vàng da, vàng mắt, buồn nôn, khó tiêu, chán ăn… Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ phát sinh ra các biến chứng như viêm gan, suy gan, xơ gan và ung thư gan.

Cần lưu ý điều gì khi đi hiến máu của người nhiễm bệnh?

Trường hợp bị gan nhiễm mỡ nhưng muốn hiến máu, điều cần thiết là người bệnh nên đến các cơ sở y tế, hoặc bệnh viện uy tín để thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý chăm sóc sức khỏe, có chế độ dinh dưỡng cân đối, vận động khoa học.

  • Nên thăm khám định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần để tầm soát, theo dõi và phát hiện bệnh sớm.
  • Cần có chế độ dinh dưỡng cân đối, đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất). Chú ý bổ sung rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày; hạn chế chất béo, đồ ăn chiên xào, đường muối, rượu bia và thuốc lá. Nên thay thế dầu thực vật thay cho mỡ động vật.
  • Duy trì vận động thường xuyên: Dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục thể thao, duy trì 5 lần/tuần giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường tuần hoàn máu và đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể.

Chủ động bảo vệ gan từ tinh chất thiên nhiên

Y học hiện đại đã chỉ ra rằng, sở dĩ gan suy yếu là do tế bào Kupffer (tồn tại trong xoang gan) bị kích hoạt quá mức. Kupffer là tế bào đầu tiên tiếp xúc với các vi khuẩn, độc tố tạo phản ứng miễn dịch, đồng thời có nhiệm vụ loại bỏ các tế bào gan chết giúp bảo vệ gan hoạt động khỏe mạnh.

Tuy nhiên, qua thời gian, dưới sự tấn công liên tục bởi các yếu tố gây hại như: thực phẩm nhiễm độc, rượu bia, thuốc điều trị, virus, vi khuẩn… tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức bởi các yếu tố gây hại sẽ phóng thích ra các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… làm tổn thương tế bào gan, khiến gan bị hủy hoại và gây nên các loại bệnh lý như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

hewel cải thiện gan nhiễm mỡ

Hewel với tinh chất S. Marianum và Wasabia thiên nhiên,kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer, giúp phòng và cải thiện các bệnh về gan

Do vậy, các nhà khoa học chỉ ra rằng, để bảo vệ gan hiệu quả cần phải kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer, hạn chế tổn thương tế bào gan, từ đó giúp gan giữ vững và tăng cường các vai trò giải độc, khử độc. Với ứng dụng sinh học phân tử, và áp dụng công nghệ tiên tiến, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời sản phẩm Hewel với kết hợp 2 tinh chất Wasabia và S.Marianum thiên nhiên.

Bộ đôi tinh chất thiên nhiên này giúp soát tốt tế bào Kupffer, mang đến hiệu quả kép chống độc, ngăn chặn sự phá hủy – tổn thương tế bào gan, bảo vệ gan từ bên trong đồng thời kháng khuẩn do nhiễm từ môi trường bên ngoài. Đây được xem là giải pháp toàn diện từ gốc nhờ đánh đúng vào tác nhân sinh bệnh an toàn và hiệu quả cho người dùng.

Gan nhiễm mỡ có hiến máu được không là vấn đề quan tâm của nhiều người, tuy nhiên, chăm sóc gan khỏe mạnh giúp phòng ngừa và cải thiện các bệnh lý gan cũng quan trọng không kém. Nếu không chăm sóc và điều trị tốt, gan nhiễm mỡ có thể tiến triển nặng, điều này không chỉ nguy hiểm đến tính mạng, mà còn là gánh nặng của gia đình và xã hội. Với những nội dung hữu ích trên, mong rằng mọi sẽ có cách nhìn toàn diện bệnh gan nhiễm mỡ về việc hiến máu cũng như cách chăm sóc, cải thiện bệnh tốt nhất.

Đánh giá bài viết
18-09-2023

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bị gan nhiễm mỡ ăn mì tôm được không? Ăn mì gói lưu ý gì?

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh gan nhiễm mỡ. Do đó, chế độ dinh dưỡng, vận động đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện bệnh. Cũng vì vậy mà không ít người bệnh thắc mắc gan nhiễm mỡ ăn mì tôm được không?...
Chi tiết

Gan nhiễm mỡ ăn chuối được không? Loại chuối nào dùng được?

Chuối là loại quả giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chuối lại chứa lượng lớn carbs (đường và tinh bột). Vậy người gan nhiễm mỡ ăn chuối được không? Chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể qua bài chia sẻ dưới đây. Nhận biết bệnh gan...
Chi tiết

Bị gan nhiễm mỡ có chữa được không, có khỏi bệnh dứt điểm không?

Hiện nay, y học hiện đại vẫn chưa tìm được thuốc đặc trị cho bệnh gan nhiễm mỡ. Đây là lý do nhiều người lo lắng liệu bệnh gan nhiễm mỡ có chữa được không, có khỏi bệnh dứt điểm không? Câu trả lời nằm trong những chia sẻ trong...
Chi tiết

Top 8 cách phòng ngừa gan nhiễm mỡ, giúp ngăn bệnh tiến triển

Gan nhiễm mỡ nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan. Bệnh lý này thường rất khó phát hiện và việc điều trị cũng rất khó khăn khi tiến triển nghiêm trọng. Do đó, phòng tránh gan...
Chi tiết

Gan nhiễm mỡ không do rượu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách đề phòng

Gan nhiễm mỡ không do rượu là bệnh mãn tính, ảnh hưởng đến những người ít hoặc không sử dụng rượu bia. Vậy nguyên nhân thực tế là do đâu? Triệu chứng và biến chứng của bệnh này là gì? Gan nhiễm mỡ không do rượu là gì? Bệnh gan...
Chi tiết

Người bị gan nhiễm mỡ có ăn được thịt gà, thịt vịt không?

Khi bị gan nhiễm mỡ, chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Nhiều người thắc mắc người bị gan nhiễm mỡ có ăn được thịt gà, thịt vịt không? Các chuyên gia giải đáp cụ thể qua bài viết...
Chi tiết