Hạ men gan không cần dùng thuốc
Tăng men gan tránh “tự làm bác sĩ”
Sau gần 1 năm chuyển công việc mới, anh Lê Văn T. (28 tuổi,quận Đống Đa, Hà Nội) phải nhậu “liên tù tì” với khách hàng. Dạo gần đây, anh thấy trong người nổi nhiều mề đay, đầy hơi và ăn không ngon miệng. Sau vài ngày uống thuốc ngoài hiệu thuốc, anh thấy tình trạng không những không cải thiện mà còn nặng hơn. Đi khám, các bác sĩ cho biết anh bị men gan cao và có dấu hiệu bị viêm gan do bia rượu.
Bác sĩ cho dùng thuốc hạ men gan cao và cải thiện tình trạng viêm gan. Tuy nhiên, bác sĩ cũng căn dặn thêm anh T. phải tạm ngừng uống bia rượu, chú ý chăm sóc gan vì men gan cao rất dễ tái lại.
Trường hợp của anh T. là một trong số ít trường hợp, tăng men gan hay viêm gan do bia rượu biểu hiện các triệu chứng qua bên ngoài. Đa số các trường hợp bệnh gan đều không có triệu chứng. Vì vậy, khi dùng bia rượu hay đang dùng các loại thuốc điều trị và thuốc giảm đau có chứa acetaminophen nên chú ý kiểm tra gan, men gan thường xuyên để phất hiện bất ổn ở gan kịp thời.
Khi biết mình bị men gan cao, cần có biện pháp đúng đắn để cải thiện chứng bệnh này. Tránh tin theo lời truyền miệng về các loại thuốc hạ men gan tốt nhất, bỏ qua việc xem xét nguồn gốc, cũng như hiệu quả của sản phẩm. Nhiều loại thuốc hạ men gan cao dạng này uống vào các triệu chứng nổi mề đay, mụn nhọt sẽ giảm, nhưng bệnh gan thì… còn nguyên, thậm chí nặng hơn.
Nhiều loại thuốc nam, thuốc đông y trên thị trường hiện nay được các cơ quan chức năng phát hiện pha trộn tân dược như corticoid, dùng lâu dài gây ảnh hưởng đến cơ gan như gan, thận, tim mạch và dạ dày, thậm chí ngộ độc thuốc ngay sau khi uống. Vì vậy, nếu có ý định dùng các loại thuốc dạng này để cải thiện bệnh gan nên đến các cơ sở uy tín để được thăm khám kỹ lưỡng. (Ảnh minh họa)
Hạ men gan không cần dùng thuốc
Không phải tất cả các trường hợp men gan cao cũng dùng thuốc. Các chỉ số men gan (AST, ALT, GGT…) cao khoảng 2 lần thì chưa đáng ngại nên chưa cần dùng thuốc hạ men gan. Để biết chính xác trường hợp nào cần dùng thuốc hạ men gan tốt nhất trường hợp nào không, nên đến viện để được bác sĩ thăm khám.
Việc thay đổi lối sống, dùng thực phẩm và các sản phẩm từ thiên nhiên… có thể giúp kiểm soát tình trạng men gan cao, đồng thời hỗ trợ cải thiện bệnh gan một cách hiệu quả, miễn là chúng an toàn.
– Ăn nhiều rau xanh: rau bina, bông cải xanh, bắp cải và rau xanh khác .
– Ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ: yến mạch, đậu, quả mọng, quả hạch.
– Tăng cường các thực phẩm có tính chất chống oxy hóa: bơ, củ cải đường… Hạt dẻ cũng là một nguồn axit béo omega-3 và vitamin B tốt cho gan.
Thực phẩm chống ôxy hóa có lợi cho gan
– Tăng lượng vitamin C: cam quýt, bưởi…, hạn chế các thức uống có đường.
– Tập thể dục thường xuyên: Đi bộ 30 phút mỗi ngày và tối thiểu đạt 5 ngày/ tuần. Cũng có thể chia nhỏ thành 10-15 phút/lần tập thể dục, tập vài lần mỗi ngày nếu không có thời gian.
– Uống đủ nước: Nên uống ít nhất 8 ly nước/ngày.
– Không uống bia rượu: Nếu bị tăng men gan vẫn uống rượu, có khả năng khiến gan bệnh nặng hơn.
– Sống xanh – sạch: Hãy sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên, xanh, sạch, an toàn thay vì dùng các thực phẩm tổng hợp. Nên chọn loại có ít hóa chất độc hại trong thành phần để tránh làm tổn hại đến gan.