Rối loạn men gan, men gan cao- Nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Men gan cao là “hồi chuông” cảnh báo cho sự tổn thương và chết của tế bào gan. Bên cạnh việc phục hồi, tái tạo tế bào gan, người bị tăng men gan cũng cần chế độ dinh dưỡng phù hợp để đưa men gan về trạng thái ổn định. Mà trước hết, người bị men gan cao cần biết mình phải kiêng gì để giảm bớt gánh nặng cho gan và hỗ trợ quá trình hỗ trợ cải thiện diễn ra suôn sẻ.
Tránh xa thức ăn độc hại, không đảm bảo vệ sinh
Do ảnh hưởng công việc, nhiều người thường có phải ăn cơm hàng quán. Việc chế biến ở hàng quán đôi lúc không đảm bảo vệ sinh, vì lợi nhuận có thể sẽ tẩm ướp nhiều hóa chất gây tổn hại gan.
Theo Công bố của Tổ chức Y tế thế giới (12/2015), thực phẩm “bẩn” chính là nguyên nhân của 200 căn bệnh, từ tiêu chảy đến ung thư. Ước tính có khoảng 600 triệu người mỗi năm mắc bệnh, 420.000 người bị cướp đi mạng sống vì thực phẩm bẩn. Vì thế, người bị men gan cao cần tránh ăn các loại thực phẩm kém an toàn, tẩm ướp nhiều phẩm màu hóa chất như măng, thịt nguội, thịt gà vàng ươm và các loại trái cây có màu sắc sặc sỡ, bắt mắt.

Táo và nhiều trái cây tẩm hóa chất gây hại
Vì sao thực phẩm bẩn khiến men gan tăng cao?
Thực phẩm “bẩn” trực tiếp kích hoạt tế bào Kupffer trong gan, khiến đại thực bào này “nổi loạn” và phóng thích các chất gây viêm như TGF-β, TNF-α, Interleukin… gây tổn hại và làm chết tế bào gan, gây tăng men gan.
Mặt khác, các độc tố từ thực phẩm “bẩn” cũng khiến tế bào gan phải làm việc quá sức để loại bỏ, quá trình này làm sản sinh ra liên tục các chất trung gian tiếp tục kích hoạt Kupffer. Từ đó, khiến tế bào gan suy yếu, chết trên diện rộng, gây men gan cao và nhiều bệnh nguy hiểm cho gan.
Không nên ăn nhiều đồ ngọt và đồ sinh nhiệt
Người bị men gan cao cần kiêng những món ăn ngọt. Đồ ngọt gây ra tình trạng Glucose trong máu, ngăn cản sự hấp thụ chất và chức năng miễn dịch của cơ thể. khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Giảm được lượng đường nạp vào cơ thể, người bị men gan cao còn giảm được nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và bệnh tim.
Thêm nữa, thức ăn ngọt như bánh ngọt, kẹo, socola, nước ngọt và gia vị cay như ớt làm tăng gánh nặng cho gan, khiến gan bị nhiễm mỡ và nặng thêm tình trạng men gan cao.

Kiêng ăn nhiều đồ cay, đồ ngọt để men gan không cao thêm.
Kiêng nạp quá nhiều chất béo gây “mỡ hóa” gan
Nhiều người bị men gan tăng lựa chọn lối sống không khoa học với chế độ ăn nhiều dầu mỡ như thức ăn nhanh, các món ăn chiên xào và thực phẩm béo (bơ, phô mai, thịt mỡ…).
Điều này kết hợp cùng việc lười vận động, khiến lá gan phải làm việc mệt nhọc và bị ứ đọng nhiều chất béo và glycogen. Khi đó, các tế bào Kupffer sẽ bị kích hoạt quá mức để phản ứng với tình trạng này khiến gan bị tổn thương gây gan nhiễm mỡ hoặc máu nhiễm mỡ, làm tăng men gan.

Người bị men gan cao nên kiêng ăn những thực phẩm quá nhiều chất béo để không bị tăng men gan, gan nhiễm mỡ, béo phì và các bệnh tim mạch.
Nói “không” với thức uống có cồn và thức uống có ga
Thức uống có cồn khi vào cơ thể thường xuyên hoặc với một lượng lớn sẽ khiến tế bào Kupffer làm gián đoạn quá trình oxy hóa các acid béo, làm giảm ly giải và tăng tích lũy chất béo, gây mỡ hóa gan. Đồng thời, bia rượu cũng thúc đẩy chuyển dịch các độc tố và vi khuẩn từ ruột vào gan. Vì vậy, những người bị men gan cao cần kiêng bia rượu để cơ thể không bị nhiễm độc.
Nước ngọt có gas không khác gì hóa chất tẩy rửa, gây gan nhiễm mỡ, béo phì, ảnh hưởng đến thận, tim mạch và phổi. Uống một lon nước ngọt mỗi ngày, trong thời gian 6 tháng sẽ làm tăng bệnh gan nhiễm mỡ tới 142%.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra nước ngọt có gas rất hại cho sức khỏe, đặc biệt những người bị men gan cao, tiểu đường, mỡ trong máu …
Thêm vào đó, người bị men gan cao cũng nên tránh làm việc quá mức và thức khuya. Hoạt động thể thao vừa sức và ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn có thể lực tốt và lá gan khỏe mạnh.