15 cách tăng cường chức năng gan hiệu quả cho sức khỏe tốt hơn
Tăng cường chức năng gan giúp gan có đủ sức khỏe chống chọi lại các tác động xấu từ môi trường độc hại và thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh.
Là tạng đơn lớn nhất, nằm trong hệ tiêu hóa của cơ thể, gan đảm nhiệm các chức năng quan trọng như thải độc, tiêu hóa, sản xuất protein và hormone, cân bằng nội tiết và lưu trữ glycogen. Đây cũng cơ quan duy nhất sở hữu khả năng tái tạo lại những tổn thương. Khi môi trường và lối sống thay đổi theo chiều hướng xấu, gan bị tác động tiêu cực phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Theo Cổng thông tin Bộ Y tế năm 2020, Việt Nam có khoảng 10 triệu người mắc viêm gan B, khoảng 51.000 người bị xơ gan, 14.000 người bị ung thư gan và 32.000 người tử vong do các bệnh lý gan. Những “con số biết nói” này đã báo động cần cải thiện tình trạng gan ngay để bảo vệ sức khỏe tổng thể, ngăn chặn các bệnh lý về gan. Tham khảo bài viết dưới đây để biết 15 cách tăng cường chức năng gan hiệu quả cho sức khỏe tốt hơn.
Tăng cường chức năng gan là gì?
Tăng cường chức năng gan là việc thực hiện các hoạt động, kế hoạch nhằm mục đích cải thiện khả năng làm việc và tự lành của gan một cách hiệu quả, an toàn. Có thể thực hiện các biện pháp tăng cường chức năng gan bằng một số hoạt động cụ thể như: xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh; nạp đủ nước; tham gia nhiều hoạt động thể chất; hạn chế chất kích thích, thuốc lá hay đồ uống chứa cồn; bổ sung các loại thảo dược và vitamin có lợi cho gan.
1. Tình trạng gan yếu kém và các yếu tố gây ảnh hưởng tới chức năng gan
Tăng cường chức năng gan là việc “bảo trì – chăm sóc” sức khỏe thường xuyên. Gan bị tổn thương sẽ gây ra các triệu chứng như: Da và mắt vàng, đau bụng, mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng tổn thương gan sẽ gây xơ gan, áp xe gan do viêm kéo dài, suy gan, viêm gan, vôi gan – tình trạng gan bị hủy hoại không thể hoạt động, ung thư gan.
Tuy gan là một cơ quan linh hoạt và có khả năng phục hồi cao nhưng cũng dễ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố như:
-
- Sử dụng bia rượu quá mức.
- Béo phì, tiểu đường hoặc mỡ máu cao, huyết áp, tim mạch.
- Nhiễm trùng do virus Hepatitis A (HAV), Hepatitis B (HBV), Hepatitis C (HCV) (các loại virus gây viêm gan A, B, C); vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.
- Không tuân thủ liều lượng và chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc.
- Tiếp xúc với các chất độc hại trong môi trường hoặc thực phẩm.
2. Vai trò của gan
Gan đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe toàn diện cho cơ thể. Gan sở hữu các chức năng sinh lý gồm lưu trữ, chuyển hóa, bài tiết, khử độc để duy trì và cân bằng sự sống thông qua các hoạt động sau:
-
- Sản xuất dịch mật – dịch tiêu hóa; lưu trữ trong túi mật; tham gia vào quá trình tiêu hóa các chất béo trong ruột.
-
- Lưu trữ các glycogen dùng để nạp năng lượng cho cơ thể và ổn định đường huyết; vitamin (như A, D, E, K) và khoáng chất (sắt và đồng) để sử dụng khi cần.
-
- Lọc máu để loại bỏ các chất độc hại, vi khuẩn và các tế bào bị hư hỏng.
-
- Chuyển hóa các carbohydrate, protein và lipid (chất béo) thành các dạng khác phù hợp với nhu cầu của cơ thể.
-
- Tham gia vào quá trình đông máu bằng cách sản xuất các protein.
-
- Tham gia vào quá trình miễn dịch bằng cách sản xuất các kháng thể và phagocyte (các tế bào thực bào) để tiêu diệt các mầm bệnh.
Tăng cường chức năng gan có nhiều lợi ích cho sức khỏe như loại bỏ các chất độc hại từ rượu, thuốc lá, thuốc điều trị các bệnh lý, hóa chất và vi khuẩn. Việc này cũng giúp củng cố hệ miễn dịch khỏe mạnh bằng các kháng thể và phagocytosis. Phagocytosis là quá trình giúp diệt khuẩn và loại bỏ các tế bào tổn thương.
Bên cạnh đó, gan khỏe mạnh sẽ sản xuất ra protein và hormone quan trọng cho cơ thể để giữ nước trong máu, điều chỉnh huyết áp, ổn định đường huyết và làm đông máu. Gan khỏe mạnh cũng thúc đẩy quá trình tiêu hóa dễ dàng và chắt lọc các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Hướng dẫn cách tăng cường chức năng gan chi tiết
Làm sao để tăng cường chức năng gan? Tăng cường chức năng gan như thế nào? Những gợi ý sau đây có thể hữu ích cho sức khỏe gan của bạn.
1. Chế độ ăn uống cân bằng
Thiết lập chế độ dinh dưỡng cân đối là một trong những yếu tố quan trọng để hỗ trợ tăng cường chức năng gan. Bạn nên hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thịt đỏ, mỡ, nội tạng động vật, thức ăn chiên/xào nhiều dầu mỡ, chất béo không lành mạnh dễ làm ảnh hướng đến gan. Các thức ăn không lành mạnh cho gan như: kem, pho mát, da gà, sốt salad kem, đồ nướng, món tráng miệng nhiều đường và tinh bột,…
Thay vào đó, bạn hãy lựa chọn các loại rau xanh, ví dụ như cải xoăn để giúp gan chống lại các gốc tự do và hỗ trợ quá trình giải độc; Bổ sung nhiều loại trái cây giàu dinh dưỡng như bưởi chứa vitamin C và pectin giúp gan loại bỏ các chất độc hại ra khỏi máu, giảm cholesterol, giảm tích tụ mỡ và ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ.
Bên cạnh đó, các loại hạt giàu chất xơ, vitamin, omega-3, khoáng chất và chất chống oxy hóa cũng giúp gan giải độc, giảm viêm và xơ hóa. Các loại thực phẩm này còn giúp ngăn ngừa táo bón và loại bỏ amoniac, một chất gây độc cho não. Thêm vào đó, bạn nên sử dụng cá béo, thịt gia cầm, trứng và các sản phẩm từ sữa ít béo thay vì thịt đỏ và mỡ động vật. Bởi vì các loại thức ăn này sẽ cung cấp protein, axit béo omega-3 và canxi tốt cho gan. Protein giúp tái tạo tế bào gan, omega-3 giúp giảm viêm gan và canxi giúp ngăn ngừa sỏi mật.
Các loại gia vị như nghệ, tỏi, gừng, quế, hạt tiêu và rau mùi cũng có thể sử dụng để kháng khuẩn, kháng viêm, kích thích tiết mật và bảo vệ gan khỏi các chất độc hại.
2. Bổ sung tinh chất thiên nhiên giúp bảo vệ gan từ bên trong
Ngoài chế độ ăn uống cân bằng, bạn có thể bổ sung các tinh chất chiết xuất từ thiên nhiên có khả năng hỗ trợ kiểm soát tế bào kupffer, phòng ngừa và cải thiện các bệnh lý về gan, hỗ trợ tăng cường chức năng gan từ bên trong như tinh chất S. Marianum và Wasabia (có trong viên uống Hewel).
Không dừng lại ở đó, bộ đôi tinh chất này còn giúp tăng khả năng chống độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại, hỗ trợ tiêu hóa, lợi mật, giảm táo bón, giảm mẩn ngứa, mụn nhọt, duy trì làn da khỏe mạnh, hạ men gan và tái tạo cấu trúc gan.

Các tinh chất S. Marianum và Wasabia chiết xuất từ thiên nhiên có khả năng hỗ trợ kiểm soát tế bào kupffer, phòng ngừa và cải thiện các bệnh lý về gan
3. Duy trì cân nặng ổn định
Duy trì cân nặng ổn định là một trong những bước quan trọng để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về gan như: Viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan, hoặc bệnh gan nhiễm mỡ. Theo Cẩm nang MSD Manual, béo phì được xác định khi chỉ số khối cơ thể (BMI) ≥30 kg/m².
Tình trạng này là nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tình trạng béo phì ảnh hưởng đến khoảng 25% dân số thế giới, dẫn đến hàng loạt các bệnh lý bao gồm từ nhiễm mỡ đơn giản (tích tụ chất béo trong gan) tiến triển thành xơ gan và ung thư gan, và dự kiến sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ghép gan vào năm 2020.
Bạn hãy thực hiện các biện pháp giảm cân và duy trì cân nặng ổn định, tuy nhiên, cần lưu ý không giảm quá 1,6kg/tuần. Bằng cách thay đổi thói quen sống lành mạnh, rèn luyện thể chất, chế độ dinh dưỡng khoa học, ngủ sớm, giảm các thực phẩm nhiều đường và ngưng sử dụng rượu bia và đồ uống có cồn, có thể giúp phòng ngừa các bệnh lý về gan. Quá trình này tuy có phần khó khăn nhưng là bước đầu tiên để giúp giảm nồng độ men gan, insulin và lượng mỡ tích tụ trong gan.
4. Luyện tập thể dục đều đặn
Tập luyện thể thao thường xuyên là một trong các biện pháp tăng cường chức năng gan tốt nhất. Hoạt động thể chất giúp đốt cháy calo và chất béo, duy trì cân nặng hợp lý, tăng cường lưu thông máu, cung cấp oxy cho gan và hỗ trợ chức năng gan.
Bạn hãy cố gắng tham gia các hoạt động thể thao, có thể là: đi bộ nhanh, nhảy dây, chạy bộ, bơi lội, cầu lông, bóng đá,… với tổng thời gian 150 phút/tuần (30 phút mỗi ngày, tập luyện 5 ngày trong tuần). Những hoạt động này sẽ kích thích sự co bóp túi mật và giải phóng dịch mật, thúc đẩy quá trình tiêu hóa dễ dàng và ngăn ngừa sỏi mật.
Bên cạnh đó, hoạt động thể chất còn làm tăng sản xuất chất chống oxy hóa nội sinh, bảo vệ gan khỏi stress oxy hóa và tổn thương do gốc tự do.

Luyện tập thể dục đều đặn giúp cải thiện chức năng gan
5. Hạn chế bia rượu
Bác sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa – Gan mật – Tụy, bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, ngừng hẳn việc sử dụng rượu bia là cách tốt nhất để bảo vệ gan khỏi những tổn thương nghiêm trọng, đặc biệt là ung thư gan.
Nghiên cứu của Đại học Y Dược TP.HCM vào năm 2016, ước tính Việt Nam có khoảng 10,3 triệu người uống rượu, chiếm 15,3% dân số từ 15 tuổi trở lên. Đến năm 2018, báo cáo từ Bộ Y tế Việt Nam, ước tính có khoảng 79.000 người tử vong do các bệnh về gan, trong đó có khoảng 40% ca tử vong do tiêu thụ rượu, bia.
Để giảm việc tổn thương gan do sử dụng rượu, bia, bạn có thể tham khảo các cách như:
-
- Tích cực tham gia vào các chiến dịch nâng cao ý thức cộng đồng về các nguy cơ sức khỏe liên quan đến việc tiêu thụ rượu, bia.
-
- Điều trị hội chứng rối loạn do sử dụng rượu.
-
- Nhờ tới sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, bác sĩ, chuyên gia y tế, hoặc các tổ chức liên quan để thực hiện cai rượu.
-
- Kiểm tra chức năng gan định kỳ để giúp theo dõi tình trạng của gan và phát hiện sớm các dấu hiệu của các bệnh lý về gan,…

Dừng ngay việc sử dụng rượu bia để tránh mắc ung thư gan
6. Rửa tay
Bàn tay là trung gian mang và lây truyền các vi sinh vật gây bệnh. Vì vậy, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên và đúng cách giúp giảm thiểu vi sinh vật hiện diện trên bề mặt da, ngăn ngừa sự lây truyền của các loại vi khuẩn và virus. Đặc biệt là các loại virus viêm gan có cơ chế lây lan qua đường tiêu hóa (như virus viêm gan A và E) và giảm nguy cơ lây lan các bệnh viêm gan này.
Việc này giúp củng cố hệ thống miễn dịch và sức khỏe của gan. Ngoài ra, các chứng bệnh thông thường như cảm lạnh, cúm, tiêu chảy, nhiễm trùng da cũng có thể tạo nên căng thẳng và áp lực vô hình cho gan, và việc rửa tay cũng giúp phòng ngừa các bệnh lý này.
7. Đảm bảo vệ sinh khi chế biến thức ăn
Độc tố, hóa chất và các vi khuẩn gây bệnh viêm gan nguy hiểm có thể làm tổn thương tế bào gan và làm suy giảm chức năng gan. Do đó, duy trì sự sạch sẽ và tuân thủ việc xử lý thực phẩm an toàn có thể trực tiếp góp phần bảo vệ gan và tăng cường chức năng gan hiệu quả.
Đảm bảo vệ sinh khi chế biến thực phẩm bao gồm:
-
- Rửa tay trước khi chế biến, sau khi đi vệ sinh, làm sạch dụng cụ và bề mặt tiếp xúc với thực phẩm.
-
- Nấu chín kỹ thức ăn để diệt khuẩn.
-
- Rửa sạch trái cây và rau củ để loại bỏ thuốc trừ sâu tồn dư.
-
- Tránh sử dụng hóa chất hoặc chất tẩy rửa mạnh có thể làm nhiễm bẩn thực phẩm.
-
- Bảo quản thực phẩm trong hộp đựng an toàn không nhiễm các chất độc hại.
-
- Tránh độc tố gây hại cho gan
Độc tố là những chất có thể gây hại cho tế bào gan và làm suy giảm chức năng gan của bạn. Độc tố có thể phát sinh từ nhiều nguồn trong cuộc sống, chẳng hạn như rượu, thuốc lá, thuốc chữa bệnh, hóa chất, thuốc trừ sâu hoặc virus. Độc tố có thể gây viêm, xơ hóa, tích tụ chất béo, stress oxy hóa và ung thư gan.
Để bảo vệ gan khỏi độc tố và tăng cường chức năng gan, bạn có thể làm theo các mẹo sau:
-
- Khi sử dụng các loại thuốc, chẳng hạn như acetaminophen, thuốc kháng sinh, statin hoặc thuốc chống viêm nên có sự hướng dẫn, theo dõi của bác sĩ.
-
- Chọn các loại thực phẩm hữu cơ (organic) để hạn chế thuốc trừ sâu, không chứa hóa chất và hormone, chất phụ gia, chất bảo quản hoặc màu nhân tạo gây hại cho gan.
-
- Nước có thể giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, vậy nên hãy đảm bảo rằng gan luôn đủ nước bằng cách uống đủ 2 lít nước mỗi ngày…

Tin dùng các thực phẩm hữu cơ (organic) để hạn chế độc tố gây hại cho gan.
8. Sử dụng các loại thuốc kê đơn theo hướng dẫn của bác sĩ
Bạn hãy lưu ý việc dùng các loại thuốc dưới đây để tránh gây tổn thương gan. Các loại thuốc có thể gây hại cho gan thường gặp như:
-
- Thuốc kháng sinh, chống nấm, chống viêm, giảm đau – hạ sốt (acetaminophen hay paracetamol).
-
- Statin – thuốc giảm cholesterol có thể gây men gan cao.
-
- Thuốc thảo dược – thực phẩm bổ sung thảo dược có thể chứa hợp chất gây căng thẳng cho gan.
Các biện pháp thúc ép, can thiệp giảm cân bằng các loại thuốc giảm cân có thể tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng tới chức năng gan.
Thuốc trị đái tháo đường dễ gây nhiễm axit lactic (tích tụ axit trong máu), viêm gan, suy gan ở một số người mắc bệnh gan tiềm ẩn hoặc dùng liều cao.
Đối với các bệnh lý cần điều trị bằng các loại thuốc này, bạn nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia y tế, bác sĩ trước khi sử dụng; Cần tuân thủ các hướng dẫn về liều lượng, đọc kỹ hướng dẫn và cảnh báo. Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào do các loại thuốc này gây ra như vàng da, nước tiểu sẫm màu, đau bụng, bạn hãy gọi ngay cho bác sĩ.
9. Tránh dùng kim bị nhiễm bẩn
Kim bị nhiễm bẩn có thể đưa virus vào máu, dễ làm lây nhiễm các loại virus khác không thuộc nhóm virus về gan như HIV, CMV, EBV, hoặc HTL. Đây là những loại virus có thể gây ra các bệnh lý khác nhau như suy giảm miễn dịch, viêm não, màng não, ung thư máu hoặc ung thư vú… Ngoài ra, khi dùng chung kim tiêm nhiễm bẩn với những người nghiện ma túy, có thể dẫn đến sự bùng phát bệnh viêm gan siêu vi và các bệnh lây truyền qua đường máu khác.
Cách tăng cường chức năng gan và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh liên quan, tốt nhất, nên tránh sử dụng chung kim tiêm; đảm bảo việc thực hành tiêm chích an toàn; khử trùng kim một cách cẩn thận.
Nếu được tiêm trong cơ sở y tế, bạn nên được dùng kim vô trùng; sau khi dùng xong hãy vứt kim và xử lý an toàn tránh nguy cơ lây nhiễm; tránh tiêm chích ma túy; tham gia vào các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức về những rủi ro liên quan đến việc sử dụng kim tiêm,… cũng góp phần phòng ngừa các bệnh lý về gan và các bệnh lây truyền khác.
10. Không dùng chung đồ vệ sinh cá nhân
Những vật dụng cá nhân như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ cắt móng, ống hút,… cần tránh sử dụng chung để hạn chế việc lây nhiễm virus qua đường máu. Việc này cũng giúp giảm nguy cơ lây nhiễm chéo, giảm nhiễm trùng, ngăn ngừa các bệnh mãn tính và tăng cường chức năng gan.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên xây dựng thói quen thường xuyên vệ sinh đồ dùng cá nhân đúng cách, thực hiện các quy tắc vệ sinh như rửa tay trước khi ăn, giáo dục các thành viên trong gia đình về rủi ro liên quan đến vệ sinh đồ dùng cá nhân, khuyến khích họ nên sử dụng đồ dùng riêng biệt và bảo quản an toàn.
11. Đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế nếu tiếp xúc với máu
Việc tiếp xúc với máu có thể mang lại rủi ro lớn cho gan theo những cách khác nhau, tùy thuộc vào nguồn và loại máu. Đây có thể là kết quả của chấn thương, phẫu thuật, truyền máu, tiêm hoặc quan hệ tình dục. Máu có thể chứa mầm bệnh gây hại cho gan, chẳng hạn như: virus gây viêm gan, độc tố hoặc hóa chất có thể xâm nhập vào máu vào gan gây ra stress oxy hóa, viêm hoặc xơ hóa.
Ngoài ra, tiếp xúc với máu cũng có thể tạo ra các phản ứng của hệ miễn dịch làm tổn thương tế bào gan. Đôi khi, hệ thống miễn dịch có thể nhầm lẫn các tế bào gan với những mầm bệnh từ bên ngoài, dẫn đến các bệnh gan tự miễn, chẳng hạn như viêm gan, viêm đường mật. Những căn bệnh này có thể để lại sẹo ở gan.
12. Tình dục an toàn
Thực hành các biện pháp tình dục an toàn là điều cần thiết để tăng cường chức năng gan và ngăn ngừa lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) có thể ảnh hưởng đến gan.
Các biện pháp bao gồm:
-
- Sử dụng bao cao su.
- Chung thủy một vợ một chồng và giảm số lượng bạn tình để giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Thường xuyên đi xét nghiệm STDs để phát hiện và phòng ngừa, bảo vệ bản thân và người thân. STDs là xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục .
- Giao tiếp cởi mở, thấu hiểu lẫn nhau về thói quen sinh hoạt tình dục để đảm bảo an toàn.
- Cân nhắc tiêm vắc xin phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Hạn chế dùng chung đồ chơi tình dục không được vệ sinh đúng cách.
- Nếu nghi ngờ mắc STI hoặc gặp các triệu chứng như lở, tiết dịch hoặc khó chịu ở bộ phận sinh dục, hãy đến ngay bệnh viện.

Tiêm vắc xin phòng ngừa các bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục để bảo vệ gan.
13. Sử dụng thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ
Tuân thủ việc sử dụng thuốc đúng cách, đúng hướng dẫn của bác sĩ là một biện pháp quan trọng để bảo vệ và tăng chức năng gan.(1)
Thuốc có thể giúp ích cho gan theo các cách sau:
-
- Sử dụng thuốc quá liều hoặc kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng giải độc và trao đổi chất của gan. Vì vậy, việc sử dụng thuốc đúng cách sẽ góp phần giảm căng thẳng cho gan.
-
- Các tác dụng phụ của thuốc dễ làm ảnh hưởng đến chức năng gan, vậy nên cần dùng thuốc đúng liều lượng, thời gian và đúng chỉ định.
-
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ giúp tăng khả năng phục hồi và điều trị thành công.
Sử dụng thuốc đúng chỉ định bằng cách:
-
- Chỉ sử dụng thuốc khi đã được kê đơn, tư vấn chi tiết bởi bác sĩ hay chuyên gia y tế; không tự ý mua thuốc không rõ nguồn gốc.
-
- Đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc, lưu ý về liều dùng, thời gian uống, cách uống, thời gian điều trị và các tác dụng phụ.
-
- Uống thuốc đúng giờ và đều đặn, tránh việc bỏ qua hay kéo dài quá trình điều trị; không tùy ý tăng – giảm liều dùng. Đối với các loại thuốc dạng lỏng, nên dùng dụng cụ y tế hoặc cốc, thìa để hiệu chuẩn chính xác liều dùng.
-
- Một số loại thuốc được dùng tốt nhất khi kết hợp với thức ăn dạng lỏng để tăng cường khả năng hấp thụ và giảm tình trạng khó chịu ở dạ dày.
-
- Thông báo cho nhà cung cấp thuốc hoặc bác sĩ về các loại thực phẩm bổ sung, thảo dược hay bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng để tránh tương tác tiềm ẩn, có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan; tránh kết hợp với các chất khác có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Ví dụ: rượu, thuốc lá, cà phê, trà, sữa, nước ép, đậu xanh,…
-
- Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc chuyên gia y tế đối với trường hợp gặp phải tác dụng phụ của thuốc; không tự ý ngưng hoặc thay đổi thuốc.
-
- Hoàn thành liệu trình dùng thuốc ngay cả khi cơ thể đã cảm thấy khỏe hơn. Bởi vì việc ngừng thuốc trước liệu trình điều trị dễ gây ra các hệ luỵ tiềm ẩn.
-
- Bảo quản thuốc đúng theo hướng dẫn trên tem nhãn hay ngoài hộp thuốc. Có một số loại thuốc cần bảo quản trong tủ lạnh, trong khi các loại khác chỉ cần để nơi khô ráo, thoáng mát.
-
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi hiệu quả của thuốc.
14. Kiểm tra chức năng gan định kỳ
Kiểm tra chức năng gan định kỳ giúp xác định các vấn đề về gan ở giai đoạn đầu. Điều này giúp bạn có thể kịp thời can thiệp và điều trị. Ngoài ra, các xét nghiệm sẽ cung cấp thông tin về hoạt động của gan, khả năng chuyển hóa các chất và sức khỏe tổng thể của gan.
Đối với những người mắc bệnh gan hoặc những người dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến gan, việc kiểm tra thường xuyên giúp theo dõi hiệu quả điều trị, tác dụng của thuốc, ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Quan trọng hơn hết, việc kiểm tra chức năng gan định kỳ sẽ giúp cải thiện chất lượng sống và tăng tuổi thọ.
Các chuyên gia y tế khuyên, nên kiểm tra chức năng gan định kỳ ít nhất một lần mỗi năm. Tuy nhiên, nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lý về gan cao, thường xuyên uống rượu, bia, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, cao huyết áp,… nên kiểm tra thường xuyên hơn. Khi cơ thể có các triệu chứng liên quan đến gan như vàng da, mắt; đau hạ sườn phải; buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi cũng cần phải kiểm tra ngay.
15. Tiêm phòng các bệnh lý ở gan
Các biện pháp tăng cường chức năng gan bao gồm cả việc tiêm phòng các bệnh về gan liên quan. Việc tiêm phòng sẽ ngăn ngừa, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về gan và các biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, biện pháp này cũng giúp ngăn chặn các tác nhân gây hại từ vi khuẩn, virus, viêm, nhiễm trùng hay các chất độc khác, từ đó làm giảm khả năng lây lan và nhiễm trùng,tránh việc làm tổn thương gan. Tăng cường chức năng gan là yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe toàn diện. Với các biện pháp bảo vệ gan và tuân thủ những nguyên tắc về chăm sóc sức khỏe, có thể giúp gan của bạn luôn hoạt động tốt và duy trì một cơ thể khỏe mạnh.