Có bầu tiêm viêm gan B được không? Lưu ý chích ngừa khi có thai

01:04 11/04/2023

Trung tâm tư vấn Y khoa – Công ty CPDP ECO nhận được câu hỏi như sau: Chào chuyên gia, vợ tôi vừa chích ngừa viêm gan B thì phát hiện có thai. Hai vợ chồng tôi rất lo lắng, không biết có thai thì chích ngừa có sao hay không? Thuốc chích ngừa có ảnh hưởng đến thai hay không? Xin chuyên gia tư vấn.

Viêm gan siêu vi B là một bệnh nhiễm trùng xảy ra do virus HBV tấn công làm giảm chức năng của gan dẫn đến bệnh cấp tính hoặc mạn tính. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng đến năm 2019, 296 triệu người đang mắc bệnh viêm gan B mạn tính. Hiện nay vắc xin viêm gan B có hiệu quả phòng ngừa lên đến 98-100%. Tuy nhiên, phụ nữ có thai có chích ngừa viêm gan B được không và vắc xin này có an toàn với phụ nữ mang thai hay không?

có bầu tiêm viêm gan b được không

Có bầu tiêm viêm gan B được không?

Trả lời cho thắc mắc “Có bầu tiêm viêm gan B được không?”, Trung tâm Tư vấn Y khoa xin giải đáp rằng phụ nữ có thai có thể tiêm phòng vắc xin viêm gan B.

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến chức năng gan, có thể phát triển thành các bệnh lý nặng hơn như xơ gan, ung thư gan, thậm chí suy gan dẫn đến tử vong. Viêm gan B lây truyền qua đường máu, đường quan hệ tình dục và đặc biệt là từ mẹ sang con nên việc thực hiện các biện pháp phòng chống viêm gan B từ sớm đối với phụ nữ mang thai là vô cùng quan trọng cho cả mẹ và trẻ.

Vắc xin viêm gan B được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc viêm gan siêu vi B, chẳng hạn như sống cùng, hay tiếp xúc với người nhiễm viêm gan B. Tiêm phòng vắc xin viêm gan B phải theo quy trình gồm 3 mũi, mũi thứ hai cách mũi thứ nhất 1 tháng, mũi thứ ba tiêm cách mũi thứ hai 5 tháng.

Phụ nữ khi đang có kế hoạch mang thai mà chưa tiêm phòng trước đó nên kiểm tra sức khỏe và tiêm phòng đầy đủ. Trong trường hợp đã mang thai, thai phụ cần tiến hành xét nghiệm HBsAg và HBsAb để biết được mình có đang nhiễm virus viêm gan B hay không, hay đã có kháng thể kháng virus viêm gan B.

  • Nếu kết quả HBsAg là dương tính thì thai phụ đã nhiễm virus viêm gan B, lúc này việc tiêm phòng không còn tác dụng mà phải theo dõi điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu kết quả HBsAb là dương tính thì thai phụ đã có kháng thể kháng virus viêm gan B, thai phụ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để biết HBsAb của bản thân đang có nồng độ như thế nào và có cần tiếp tục tiêm vắc xin phòng HBV hay không.

xét nghiệm viêm gan siêu vi b

Thực hiện xét nghiệm siêu vi B trong thai kỳ là vô cùng cần thiết.

Ở phụ nữ mang thai, do người mẹ không thể truyền các kháng thể sang con nên trẻ sơ sinh cũng cần được tiêm vắc xin viêm gan B để phòng ngừa sớm nhất nguy cơ lây nhiễm virus HBV. Tiêm vắc xin ở trẻ ngay sau khi sinh giúp phòng tránh lên đến 80-85% tỷ lệ nhiễm bệnh theo ước tính của WHO.

Hiện nay tại Việt Nam, trong số phụ nữ mang thai có đến 10-13% người đang mắc virus viêm gan B và có đến 60.480 trẻ sơ sinh bị nhiễm viêm gan siêu vi B (2022). Phòng tránh từ sớm nguy cơ mắc loại virus này là việc vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.

Lợi ích khi tiêm phòng viêm gan B cho bà bầu

Sau khi biết được đáp án cho câu hỏi có thai có tiêm viêm gan B được không, mọi người cần tìm hiểu vì sao việc tiêm phòng virus HBV là vô cùng cần thiết đối với phụ nữ mang thai:

1. Phòng ngừa bị nhiễm virus viêm gan B cho bản thân

Hệ miễn dịch của phụ nữ giai đoạn mang thai giảm mạnh, các chất dinh dưỡng đều được dồn vào thai nhi, khiến họ dễ bị tấn công bởi các virus bệnh truyền nhiễm.

Mẹ bầu nếu nhiễm viêm gan B sẽ có những biểu hiện như mệt mỏi, đau bụng từng đợt, đôi khi đau trầm trọng, chán ăn, buồn nôn,… Các biểu hiện này có thể bị nhầm lẫn với ốm nghén nên thai phụ có thể không quá quan tâm dẫn đến việc phát hiện bệnh gặp khó khăn. Ngoài ra các dấu hiệu như vàng da, vàng tròng trắng mắt, nước tiểu sẫm màu và phân bạc màu,… cũng là những dấu hiệu báo động vấn đề về sức khỏe gan.

Phụ nữ mang thai nếu mắc viêm gan siêu vi B có nguy cơ sinh non cao trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Viêm gan cũng có thể trở nặng ở 3 tháng cuối thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ.

2. Phòng ngừa nhiễm virus viêm gan B cho mẹ bầu giúp loại trừ nguy cơ truyền nhiễm virus viêm gan B sang con

Vắc xin viêm gan B giúp mẹ bầu phòng tránh lây nhiễm viêm gan B cho bản thân, nhờ đó cũng tránh được nguy cơ lây truyền bệnh cho con. Trường hợp người mẹ bị nhiễm bệnh, có thể truyền bệnh cho con thông qua quá trình hình thành nhau thai trong tử cung; trong quá trình sinh con do trẻ tiếp xúc với máu hoặc do tiếp xúc với dịch âm đạo của mẹ; hoặc thông qua việc cho con bú, nếu đầu vú của người mẹ và khoang miệng của trẻ bị tổn thương.

viêm gan b lây từ mẹ sang con

Viêm gan B có thể truyền từ mẹ sang con qua nhiều cách.

Theo thống kê, nếu virus có điều kiện để phát triển và sinh sản mạnh thì tỷ lệ lây nhiễm virus viêm gan từ mẹ sang con có thể lên tới 50-90%. Càng ở giai đoạn cuối của thai kỳ, khả năng thai nhi bị lây nhiễm viêm gan B càng cao, cụ thể là:

  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm thường chỉ ở khoảng 1%.
  • Trong 3 tháng tiếp theo, tỷ lệ lây nhiễm tăng lên mức 20%.
  • Trong 3 tháng cuối cùng của thai kỳ, tỷ lệ này lên đến mức 90%. (1)

3. Phòng tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé khi trưởng thành

Virus viêm gan B giai đoạn đầu có thể chưa ảnh hưởng trực tiếp hay gây các dị tật dễ nhận biết ở trẻ sơ sinh như các loại virus khác như rubella, virus herpes simplex, virus zika, cúm,… nhưng sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng trong quá trình trưởng thành.

Trẻ sơ sinh nhiễm viêm gan virus B sẽ có nguy cơ cao dẫn đến các tình trạng viêm gan cấp tính và mạn tính. Thống kê cho thấy nếu trẻ sơ sinh nhiễm virus HBV từ mẹ thì có đến 90% trẻ sẽ mang mầm bệnh viêm gan B. Khoảng 50% trẻ sơ sinh nhiễm viêm gan B sẽ diễn tiến thành viêm gan mạn và có nguy cơ cao tiến triển thành xơ gan, suy gan, ung thư gan khi trưởng thành.

Bệnh viêm gan B khi tiến triển thành các bệnh lý nguy hiểm hơn có nguy cơ cao gây tử vong. Có đến 25% trẻ sơ sinh nhiễm viêm gan B tử vong do xơ gan, ung thư gan khi trưởng thành. WHO thống kê bệnh viêm gan B đã gây ra khoảng 820.000 ca tử vong vào năm 2019 với nguyên nhân chủ yếu là do xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan.

Chích ngừa viêm gan B khi đang có thai có an toàn không?

Việc tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho phụ nữ trong giai đoạn mang thai là hoàn toàn an toàn cho cả thai phụ và em bé. Nghiên cứu về độ an toàn của hai loại vắc xin viêm gan B hiện nay là vắc xin từ huyết tương và vắc xin tái tổ hợp cho thấy đều không gây hại đối với thai nhi.

Các trẻ em trong nghiên cứu đều có thể phát triển bình thường về thể chất trong 12 tháng theo dõi (trong nghiên cứu về độ an toàn của vắc xin từ huyết tương) và trong 22 tháng theo dõi (trong nghiên cứu về độ an toàn của vắc xin tái tổ hợp).(2)

Cũng có nghiên cứu chứng minh rằng hiệu quả của vắc xin viêm gan B đối với người trong thai kỳ là tương tự đối với những người bình thường. Theo kết quả nghiên cứu, sau 6 tháng tiêm phòng, ở phụ nữ mang thai vẫn có đầy đủ các kháng thể kháng virus viêm gan B.(3)

mang thai có tiêm phòng viêm gan b được không

Vắc xin viêm gan B đã được chứng minh độ an toàn đối với mẹ bầu và thai nhi

Những phụ nữ đang mang thai có nguy cơ cao bị lây nhiễm viêm gan B từ các nguồn xung quanh cần phải tiến hành xét nghiệm kiểm tra tình trạng nhiễm virus viêm gan B và tiêm vắc xin theo chỉ định của bác sĩ.

Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của phụ nữ yếu hơn và cũng có nhiều thay đổi về nội tiết tố nên thời gian tiêm phòng tốt nhất vẫn là trước thai kỳ với mũi tiêm ngừa cuối cùng trước khi mang thai từ 1 đến 3 tháng để cho cơ thể có thời gian tạo ra các kháng thể chống lại virus.

Phụ nữ phát hiện bản thân mang thai sau khi chích ngừa viêm gan B cần đến các cơ sở y tế để theo dõi tình trạng nhiễm viêm gan B và tham khảo ý kiến của bác sĩ về thời gian tiêm các mũi tiếp theo để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Những lưu ý khi chích ngừa viêm gan B cho phụ nữ mang thai

Bên cạnh vấn đề phụ nữ mang thai có tiêm phòng viêm gan B được không, việc tiêm ngừa trong thời gian mang thai có thể gây ra những tác dụng phụ gì và mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Một số triệu chứng nhẹ có thể diễn ra trong vài ngày sau tiêm là đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, cơ thể suy nhược, sốt, buồn nôn, viêm họng, sổ mũi, nghẹt mũi, sưng, đau tại chỗ tiêm, nhức mỏi cơ thể,… Sau khi tiêm vắc xin, mẹ bầu cần ở lại địa điểm tiêm phòng trong vòng 30p để theo dõi các phản ứng sốc phản vệ và có biện pháp xử lý kịp thời nếu cơ thể có các phản ứng lạ với vắc xin.

Tuy nhiên, nếu cơ thể có một trong các phản ứng nghiêm trọng hơn như tiêu chảy, đau bụng, co thắt dạ dày, đau lưng, ngứa ngáy cơ thể, nổi đỏ trên mặt, cổ, cánh tay, tai, ớn lạnh, mệt mỏi bất thường, đổ mồ hôi, ngất xỉu, mờ mắt, sưng mắt, mũi,… thai phụ cần liên hệ ngay với bác sĩ để được theo dõi kịp thời.

Một số vấn đề mà phụ nữ mang thai cần lưu ý đó là nên thực hiện các xét nghiệm siêu vi B trước khi tiêm và thực hiện tiêm đủ 3 mũi theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo việc tiêm phòng được an toàn và hiệu quả.

Những biện pháp khác để phòng ngừa lây truyền viêm gan B cho trẻ

Đâu là những biện pháp cần thực hiện để hạn chế tối đa việc lây nhiễm viêm gan siêu vi B theo đường từ mẹ sang con?

Đối với những phụ nữ chưa mắc viêm gan siêu vi B:

  • Phụ nữ cần thực hiện tiêm phòng vắc xin viêm gan B từ sớm cho bản thân và kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo bản thân không nhiễm virus viêm gan B.

tiêm vacxin viêm gan b ở đâu

Phụ nữ nên tiêm phòng vắc xin viêm gan B từ sớm để bảo vệ sức khỏe bản thân và tránh lây nhiễm cho con (Ảnh: Hệ thống tiêm chủng VNVC)

  • Khi có thai, phụ nữ cần thực hiện đầy đủ các xét nghiệm để nhận biết sớm các bệnh có nguy cơ lây nhiễm cho con và điều trị kịp thời theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Cho con tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24h ngay sau khi sinh để phòng ngừa virus HBV từ sớm.
  • Xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn uống đủ dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục và tránh xa các tác nhân gây hại cho gan (bia rượu, thực phẩm bẩn…) giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng cho cả mẹ và bé.
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân có khả năng dính máu như bàn chải đánh răng, dao cạo, kim tiêm, các dụng cụ xăm mình, xỏ khuyên… để hạn chế lây nhiễm viêm gan B qua đường máu.
  • Quan hệ tình dục an toàn và nếu phát hiện đối tượng có nhiễm viêm gan B, cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra.

Đối với những phụ nữ đang nhiễm viêm gan siêu vi B:

  • Nếu biết trước bản thân nhiễm viêm gan B, phụ nữ tạm thời không nên mang thai mà nên điều trị bệnh viêm gan trước cho tới khi kết quả xét nghiệm HBsAg trở về âm tính thì mới có thể lên kế hoạch mang thai.
  • Trường hợp phát hiện nhiễm viêm gan B trong khi đang mang thai, cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế khả năng lây nhiễm cho con.
  • Tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh từ sớm để hạn chế tối đa việc lây nhiễm viêm gan siêu vi B từ mẹ và cho trẻ thực hiện các xét nghiệm, khám sức khỏe định kỳ.
  • Phụ nữ nhiễm virus viêm gan cần tránh cho con bú để hạn chế việc lây nhiễm virus viêm gan B do đầu ti bị tổn thương, chảy máu.

Phụ nữ khi đang lên kế hoạch mang thai nên phòng tránh viêm gan B từ sớm và chủ động cung cấp những dưỡng chất để chống độc cho gan, tăng sức đề kháng và bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại.

Đối với câu hỏi có bầu tiêm viêm gan B có được tiêm vắc xin không và vắc xin này có gây hại gì cho cơ thể hay không, thì câu trả lời là vắc xin viêm gan B đã được chứng mình là an toàn với phụ nữ có thai. Tuy nhiên, việc tiêm ngừa trước thai kỳ hoặc tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ về thời gian tiêm phòng đối với người đang mang thai là việc cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Đánh giá bài viết
03:04 19/09/2023
Tác Giả: Đội Ngũ Hewel - Eco Pharma

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Men gan là gì? Vai trò và chức năng, phương pháp chẩn đoán

Men gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, ít người thực sự hiểu rõ men gan là gì và chức năng của men gan như thế nào. Trong bài viết này, chúng...
Chi tiết

Uống trà giải độc gan có tốt không? Hướng dẫn sử dụng đúng cách

Với thành phần chủ yếu là các loại cây cỏ thiên nhiên nên trà thảo mộc trở thành lựa chọn của nhiều người khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu mụn nhọt, ngứa ngáy… Thực tế, uống trà giải độc gan có tốt không và cần cẩn trọng...
Chi tiết

Suy giảm chức năng gan: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Suy giảm chức năng gan là một tình trạng nghiêm trọng nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân do đâu. Dấu hiệu suy giảm chức năng gan thường bị nhầm lẫn với các vấn đề gan khác, khiến cho việc chẩn đoán và điều trị trở nên phức tạp....
Chi tiết

Rối loạn chức năng gan: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa

Rối loạn chức năng gan nếu không được cải thiện kịp thời có thể dẫn đến suy giảm chức năng gan và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, khi nhận thấy triệu chứng, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và...
Chi tiết

7 Biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư gan từ sớm

Ung thư gan là căn bệnh nguy hiểm và khá phổ biến, có tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh ung thư. Tuy nhiên, bệnh diễn tiến âm thầm và thường phát hiện ở giai đoạn nặng nên khả năng cứu chữa khó khăn. Theo báo...
Chi tiết

Viêm gan B nên ăn gì và kiêng gì?Cách chăm sóc người bệnh

Viêm gan B nên ăn gì là thắc mắc của nhiều người bởi gan là bộ phận có vai trò tiêu hóa, tổng hợp, trao đổi và chuyển hóa chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, vấn đề bệnh viêm gan B kiêng ăn gì cũng rất cần được giải đáp...
Chi tiết