Viêm gan b có lây không, có cải thiện được không?
Viêm gan B có lây qua nước bọt hay hô hấp không?
Viêm gan B lây qua 3 đường: đường máu, tình dục, đường mẹ truyền sang con.
Chủ yếu là đường máu và các sản phẩm từ máu của người bị nhiễm virus: Xảy ra khi truyền máu, phẫu thuật, tiêm chích ma túy… Hoặc dùng chung dụng cụ có khả năng vấy máu từ người bệnh như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, dụng cụ xăm người, xăm mắt, xăm môi, xỏ lỗ tai không được khử trùng đảm bảo. Virus viêm gan B đồng thời cũng lây qua vết trầy xước.
Bệnh lây truyền từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B có thể lây truyền sang thai nhi (Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%; 3 tháng giữa là 10% và tăng 60-70% khi mẹ mắc bệnh 3 tháng cuối thai kỳ). Nguy hiểm nhất là khả năng truyền bệnh cho thai nhi trong lúc sinh có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau sinh.
Đường lây thứ ba là quan hệ: Vợ hoặc chồng bị viêm gan B có thể lây cho người còn lại qua hoạt động tình dục nếu chưa tiêm phòng.
Lưu ý, virus viêm gan B không lây qua tiếp xúc thông thường như bắt tay và đường hô hấp như hắt hơi, ho. Trường hợp hôn, nếu hôn trên má thì không lây truyền viêm gan B, tuy nhiên nếu hôn môi ướt khi cả hai người bị trầy xước ở môi hoặc các bệnh về răng miệng gây chảy máu thì có thể lây nhiễm. Trường hợp lây nhiễm kiểu này giống với trường hợp lây nhiễm khi ăn chung muỗng, đũa, ly, tách… nhưng rất hiếm gặp.
Để phòng bệnh, cộng đồng cần chú ý tiêm phòng viêm gan B đối người chưa có miễn dịch với virus này. Nếu mẹ bị viêm gan B thì trẻ sơ sinh cần được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B ngay trong phòng sinh.

Viêm gan B có thể lây qua đường máu trong khi cả hai người bị các vấn đề răng miệng, nhưng hiếm gặp
Viêm gan B có cải thiện được không?
Viêm gan B khác viêm gan C, viêm gan B chưa có thuốc cải thiện bệnh, chỉ có vắc- xin ngừa bệnh. Mặc dù có thể ngừa được nhưng nhiều người hay có tâm lý chủ quan, dẫn đến tỷ lệ nhiễm viêm gan B ở người lớn không ngừng tăng lên trong thời gian qua.
“Viêm gan B không nguy hiểm bằng HIV”, đây là một nhận định sai lầm. Virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm gấp từ 50 – 100 lần so với HIV. Theo thống kê, Việt Nam có từ khoảng từ 12-16 triệu người (10-20% dân số) nhiễm virus viêm gan B. 5 triệu người trong đó trong tình trạng viêm gan mạn tính, xơ gan hoặc ung thư gan. Điều nguy hiểm hơn cả là khi bị nhiễm virus viêm gan B, chỉ có ¼ người bị viêm gan B cấp là có biểu hiện lâm sàng có thể được chẩn đoán và cải thiện. Rất nhiều trường hợp còn lại là âm thầm diễn tiến thành viêm gan B mạn tính mà không có triệu chứng gì.
Viêm gan B là một căn bệnh nguy hiểm, triệu chứng thường chỉ biểu hiện khi bệnh đã nặng.
Viêm gan B mạn tính diễn biến âm thầm theo thời gian, virus gây tổn thương gan dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như xơ gan hoặc ung thư gan. Căn bệnh này chưa có thuốc cải thiện nên kéo dài dai dẳng, gây ra rất nhiều hệ lụy và gánh nặng cho xã hội.
Vì vậy, để bảo vệ bản thân và người thân nên chủ động tiêm phòng viêm gan B, tiêm nhắc lại sau 5 – 10 năm. Cuối cùng, không quên tiêm vắc xin cho trẻ sau khi sinh và tiêm thêm huyết thanh trong trường hợp có mẹ bị nhiễm viêm gan B.