Béo phì – Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ

03-12-2020

Tác Giả: Đội Ngũ Hewel

Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng (2015), ở nước ta tỷ lệ người thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Cùng với việc làm mất đi vẻ cân đối của ngoại hình, người béo phì còn có tỷ lệ mắc bệnh tật cao hơn người bình thường, đặc biệt là các bệnh lý nguy hiểm như: bệnh tiểu đường, bệnh tim, xương khớp, ung thư và đặc biệt là các bệnh lý về gan, trong đó có gan nhiễm mỡ. Theo các chuyên gia gan mật, béo phì là nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ hàng đầu hiện nay.
 

Béo phì là nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo trong gan vượt qua 5% trọng lượng gan. Gan nhiễm mỡ có hai nhóm bệnh là gan nhiễm mỡ do rượu bia và gan nhiễm mỡ không do rượu bia. Trong đó, gan nhiễm mỡ do béo phì được xếp vào nhóm gan nhiễm mỡ không do rượu bia.

Nếu như trước đây gan nhiễm mỡ chủ yếu do rượu bia thì những năm gần đây tỷ lệ người mắc gan nhiễm mỡ không do rượu bia ngày càng có xu hướng gia tăng. Các nguyên nhân gan nhiễm mỡ không do rượu bia có thể kể đến là thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu, tăng đường máu….

Các số liệu thống kê cho thấy có khoảng hơn 70% người bị gan nhiễm mỡ không do rượu bia có liên quan đến béo phì. Trong đó chỉ có 10-15% những người có cân nặng bình thường bị gan nhiễm mỡ. Những người thừa cân, béo phì thường có thói quen ăn nhiều gây thừa chất, đặc biệt là chất béo. Việc tiêu thụ nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn thường xuyên, lười vận động cũng tiềm tàng nguy cơ khiến cho gan bị tích mỡ.

béo phì bị gan nhiễm mỡ

Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ rất cao

Triglyceride là một dạng chất béo có trong chế độ ăn hàng ngày và được hình thành trong gan, gan sẽ chuyển hóa nó thành năng lượng và phát triển tế bào. Tuy nhiên, nếu lượng chất béo triglyceride cung cấp vượt ngưỡng nhu cầu cơ thể sẽ có hiện tượng tích tụ ở gan và dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ, ảnh hưởng hoạt động của gan. Đặc biệt, khi đó các tế bào Kupffer (nằm ở xoang gan) bị kích hoạt quá mức, để đối phó với tình trạng này, tế bào Kupffer phóng thích ra các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… gây hủy hoại tế bào gan, từ đó khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ mắc gan nhiễm mỡ tăng theo chỉ số khối của cơ thể (BMI).

Đối tượng Tỷ lệ mắc gan nhiễm mỡ

Tỷ lệ mắc viêm gan nhiễm mỡ

Người không béo phì 15% 3%
Người béo phì độ I và II

(BMI từ 30.0 – 39.9 kg/m 2)

65% 20%
Người béo phì độ III (BMI ≥40 kg/ m 2 ) 85% 40%

Các con số này phản ánh được mối quan hệ mật thiết giữa thừa cân béo phì với bệnh lý gan nhiễm mỡ và khẳng định béo phì là nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ.

Hiện nay, bệnh gan nhiễm mỡ do béo phì cũng khá phổ biến ở trẻ em. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2016 cho biết gan nhiễm mỡ ảnh hưởng đến 10-20% bệnh nhi và 50-80% trẻ em bị béo phì. Khoảng 25% bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ sẽ phát triển thành xơ gan trong vòng 10 năm, trong đó những trẻ mắc béo phì có nguy cơ cao hơn.

Chẩn đoán gan nhiễm mỡ do béo phì

Phần lớn các trường hợp gan nhiễm mỡ do béo phì đều không có triệu chứng rõ ràng, bệnh thường tiến triển trong âm thầm. Một số triệu chứng không đặc hiệu và có thể xuất hiện ở giai đoạn gan nhiễm mỡ nặng như: Thường xuyên mệt mỏi, cảm giác tức vùng gan (hạ sườn phải), sụt cân, ăn không ngon miệng, buồn nôn và nôn, mất tập trung, vàng da vàng mắt, sưng tấy ở mắt cá chân và bụng… Do đó, để chẩn đoán chính xác gan nhiễm mỡ để có phương pháp điều trị kịp thời người bệnh cần đến cơ sở y tế và thực hiện một số xét nghiệm cụ thể:

– Xét nghiệm máu: Giúp kiểm tra các chỉ số của Cholesterol, Triglycerid trong máu, định lượng men gan AST, ALT, GGT.

– Siêu âm ổ bụng: Phương pháp này rất phổ biến do kỹ thuật đơn giản, ít tốn kém. Kết quả siêu âm gan nhiễm mỡ chủ yếu dựa vào sự thay đổi độ sáng của nhu mô gan hoặc đường bờ các cấu trúc mạch máu bị mờ đi do mô gan tăng thêm độ sáng.

béo phì gây gan nhiễm mỡ

Siêu âm ổ bụng là phương pháp đơn giản, ít tốn kém để chẩn đoán gan nhiễm mỡ

– Chụp cắt lớp: (CT Scan hay còn gọi là chụp CT): Đây là một kỹ thuật tinh vi và độ chính xác cao hơn, cho phép chụp cắt ngang cơ thể cùng một lúc nhiều vùng và nhiều đoạn khác nhau. Do đó, có thể cho hình ảnh để chẩn đoán chính xác bệnh gan nhiễm mỡ cùng nhiều bệnh lý khác.

– Sinh thiết gan: Đây là phương pháp xét nghiệm gan nhiễm mỡ chính xác nhất. Sinh thiết gan giúp xác định các tổn thương gan, cho biết bệnh gan gan nhiễm mỡ đang ở giai đoạn nào.

Cách phòng tránh và điều trị gan nhiễm mỡ do béo phì

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc hay phương pháp nào có thể chữa béo phì gây gan nhiễm mỡ dứt điểm. Do đó, người bệnh chỉ có thể phòng tránh và cải thiện tình trạng dần dần để hạn chế biến chứng viêm gan, xơ gan bằng cách thay đổi lối sống, thói quen dinh dưỡng để kiểm soát cân nặng và tình trạng béo phì, kèm theo đó là bổ sung các sản phẩm chăm sóc gan được các chuyên gia khuyên dùng. Cụ thể:

– Giảm cân: Đây là mục tiêu hàng đầu và quan trọng của người béo phì giúp giảm nồng độ của các men gan, insulin và cải thiện ngoại hình, chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên bạn nên lên kế hoạch giảm cân theo khoa học, với mục tiêu giảm cân từ 0,5-1.5kg/ tuần để tránh làm tổn thương gan. Các trung tâm điều trị dinh dưỡng chất lượng với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn có một kế hoạch giảm cân khoa học và hiệu quả .

dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ

Tại Hệ thống Trung tâm Dinh dưỡng Y học Vận động Nutrihome – Quy tụ những chuyên gia hàng đầu cùng đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, được đào tạo đặc biệt về Dinh Dưỡng – Y học Vận động, cùng với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại bậc nhất, bạn có thể tham khảo để tư vấn về chế độ ăn uống, tập luyện để giảm cân an toàn.

– Xây dựng lối sống khoa học: Người béo phì nên hạn chế rượu bia ở mức tối thiểu và thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh hợp lý. Cần tăng khẩu phần ăn rau xanh và hoa quả tươi trong thực đơn hàng ngày. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế các công việc áp lực, giải tỏa căng thẳng, đặc biệt ngủ đủ giấc (8 tiếng mỗi ngày, thời gian ngủ tốt nhất từ 22h – 7h sáng hôm sau) Ngoài ra cần tập luyện thể dục, thể thao đều đặn.

Giải pháp khoa học mới trong phòng tránh và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ ở người béo phì

Bên cạnh việc thực hiện chế độ giảm cân, lối sống khoa học, người béo phì cần tìm giải pháp kiểm soát hiệu quả hoạt động của tế bào Kupffer – yếu tố tham gia vào hầu hết các cơ chế sinh bệnh gan, trong đó có gan nhiễm mỡ do béo phì.

Ứng dụng thành công công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra khả năng tuyệt vời của 2 tinh chất thiên nhiên Wasabia và S. Marianum là kiểm soát hiệu quả hoạt động của tế bào Kupffer, không cho sản sinh ra các chất gây viêm làm hại gan, đồng thời hỗ trợ tăng cường chức năng gan và bảo vệ gan tốt hơn.

Các nghiên cứu thực nghiệm tại Nhật Bản và Đức đã chỉ rõ, bộ đôi Wasabia và S. Marianum giúp giảm 50% giúp ức chế sản sinh các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β trong 24h sử dụng… có tác dụng giảm tổn thương tế bào gan, ngăn chặn quá trình mỡ hóa tế bào gan, cải thiện hiệu quả gan nhiễm mỡ, đồng thời ngăn chặn các biến chứng như viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

viên uống bổ gan hewel

Mặt khác, Wasabia và S. Marianum còn tăng cường đáng kể yếu tố bảo vệ cơ thể Nrf2 – một loại protein trong cơ thể có tác dụng kích hoạt hệ thống chống oxy hóa, giúp thúc đẩy quá trình khử độc tại gan, kiểm soát tế bào Kupffer, bảo vệ gan và tái tạo hiệu quả các tế bào gan bị hư hỏng.

Đánh giá bài viết
25-08-2023

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bị gan nhiễm mỡ ăn mì tôm được không? Ăn mì gói lưu ý gì?

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh gan nhiễm mỡ. Do đó, chế độ dinh dưỡng, vận động đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện bệnh. Cũng vì vậy mà không ít người bệnh thắc mắc gan nhiễm mỡ ăn mì tôm được không?...
Chi tiết

Gan nhiễm mỡ ăn chuối được không? Loại chuối nào dùng được?

Chuối là loại quả giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chuối lại chứa lượng lớn carbs (đường và tinh bột). Vậy người gan nhiễm mỡ ăn chuối được không? Chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể qua bài chia sẻ dưới đây. Nhận biết bệnh gan...
Chi tiết

Bị gan nhiễm mỡ có chữa được không, có khỏi bệnh dứt điểm không?

Hiện nay, y học hiện đại vẫn chưa tìm được thuốc đặc trị cho bệnh gan nhiễm mỡ. Đây là lý do nhiều người lo lắng liệu bệnh gan nhiễm mỡ có chữa được không, có khỏi bệnh dứt điểm không? Câu trả lời nằm trong những chia sẻ trong...
Chi tiết

Top 8 cách phòng ngừa gan nhiễm mỡ, giúp ngăn bệnh tiến triển

Gan nhiễm mỡ nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan. Bệnh lý này thường rất khó phát hiện và việc điều trị cũng rất khó khăn khi tiến triển nghiêm trọng. Do đó, phòng tránh gan...
Chi tiết

Gan nhiễm mỡ không do rượu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách đề phòng

Gan nhiễm mỡ không do rượu là bệnh mãn tính, ảnh hưởng đến những người ít hoặc không sử dụng rượu bia. Vậy nguyên nhân thực tế là do đâu? Triệu chứng và biến chứng của bệnh này là gì? Gan nhiễm mỡ không do rượu là gì? Bệnh gan...
Chi tiết

Người bị gan nhiễm mỡ có ăn được thịt gà, thịt vịt không?

Khi bị gan nhiễm mỡ, chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Nhiều người thắc mắc người bị gan nhiễm mỡ có ăn được thịt gà, thịt vịt không? Các chuyên gia giải đáp cụ thể qua bài viết...
Chi tiết