Người bị gan nhiễm mỡ có ăn được thịt gà, thịt vịt không?
Bị gan nhiễm mỡ có ăn thịt gà được không?
Nhiều người thắc mắc, bị gan nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không? Theo các chuyên gia, người bị gan nhiễm mỡ chỉ nên ăn ức gà vì ức gà có giá trị dinh dưỡng vượt trội hơn so với các bộ phận khác của con gà, đặc biệt nên tránh xa da gà vì chứa nhiều chất béo, ảnh hưởng đến sức khỏe gan.
1. Ăn thịt gà có tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, thịt gà có chứa hàm lượng protein, khoáng chất và vitamin cao. Tuy nhiên, đây lại là thực phẩm giàu chất béo bão hòa và dễ làm tăng lượng cholesterol máu. Cụ thể, trong 100g ức gà tỷ lệ đạm chiếm 80% và 20% chất béo, trong khi đó đùi gà có 41% đạm và có đến 59% chất béo. Cholesterol trong 100g ức gà là 106mg, ít hơn đùi gà là 124mg. Vì vậy, người bị gan nhiễm mỡ chỉ nên ăn ức gà vì chứa nhiều chất đạm mà lại ít chất béo, đặc biệt hàm lượng chất béo thấp và axit béo không no trong chất béo cao nên tốt cho người bị gan nhiễm mỡ.

Người bị gan nhiễm mỡ ăn được thịt gà không? Người bệnh ăn được thịt gà nhưng chỉ nên ăn ức gà
Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế ăn da gà, bởi da gà có chứa nhiều chất béo và lượng cholesterol rất cao nên có thể khiến cho tình trạng bệnh gan nhiễm mỡ nặng hơn. Ngoài ra, da gà là nơi ẩn náu của nhiều loại vi khuẩn, nhất là vùng da ở cổ, dù được làm sạch nhưng nếu ăn nhiều có thể dẫn đến dị ứng, mẫn cảm, nổi ban, khó thở…
2. Gan gà có tốt cho người bị gan nhiễm mỡ không?
Mặc dù, gan gà có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tuy nhiên, gan gà lại chứa một lượng cholesterol cao. Do đó, nếu người bị gan nhiễm mỡ tiêu thụ nhiều gan gà sẽ khiến lượng chất béo trong gan tăng lên và khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. (2)
3. Món ăn từ thịt gà giúp hỗ trợ cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ
Một số món từ ức gà không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ cho người bệnh, cụ thể:
3.1 Salad ức gà
Nguyên liệu:
- 200g ức gà
- 2 cây xà lách xoăn
- 1 quả trứng gà
- 3 thìa ngô ngọt
- 10 quả cà chua bi
- 2 quả dưa chuột
- Sốt mè rang
Cách thực hiện:
- Rửa sạch ức, sau đó nướng chín gà (trong nồi chiên không dầu) hoặc áp chảo để hạn chế lượng dầu ăn. Sau khi gà chín, rắc thêm 1 ít bột canh và hạt tiêu để tạo vị
- Cà chua và dưa chuột rửa sạch ngâm nước muối và cắt từng miếng vừa ăn. Cà chua bi cắt làm đôi
- Xà lách rửa sạch, sau đó thái thành từng đoạn nhỏ để dễ ăn
- Luộc trứng sau đó cắt khoanh tròn hoặc có thể cắt thành 4 phần hình miếng cau
- Ngô ngọt luộc sơ để tạo độ mềm
- Cuối cùng cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào một bát to, sử dụng lượng sốt vừa đủ, sau đó trộn đều và thưởng thức.
3.2 Nướng ức gà
Nguyên liệu
- 300g ức gà
- Hành tím và tỏi băm
- 3 muỗng cafe sa tế ớt
- Nước mắm, xì dầu, mật ong, muối, đường
- Gừng, rượu trắng

Ức gà nướng món ăn thích hợp với người bị gan nhiễm mỡ
Cách thực hiện
- Rửa sạch ức gà, chần qua với nước sôi cho thịt gà săn chắc hơn và sạch bụi bẩn
- Ngâm gà với nước muối pha loãng, thêm chút gừng đập dập và rượu trắng khoảng 10-15 phút, rửa lại với nước để khử sạch mùi hôi; vớt ra để ráo nước, dùng khăn sạch thấm để làm khô thịt gà.
- Dùng 1 cái tô, cho các nguyên liệu: 1 nửa phần hành tím và tỏi đã băm, 3 muỗng cafe ớt sa tế, 1 muỗng cafe mật ong, 1 muỗng cafe đường. Trộn đều hỗn hợp.
- Cho ức gà vào gia vị đã ướp, chà xát gia vị để thấm đều các miếng gà. Để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tiếng.
- Phết một lớp hỗn hợp gia vị nướng lên trên bề mặt gà trước khi nướng. Làm nóng nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 180 độ C khoảng 10 phút để hơi nóng lan tỏa khắp lò. Lót một miếng giấy bạc trong khay nước rồi xếp gà lên trên và bọc lại nướng ở nhiệt độ 170 độ C trong 20 phút. Lật miếng gà còn lại và nướng thêm 10 phút.
Mắc bệnh gan nhiễm mỡ có ăn được thịt vịt không?
Xét về giá trị dinh dưỡng, thịt vịt có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong 100g thịt vịt có đến 25g chất protein, 201 calorie và hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, lipit, protit, phospho, kẽm, magie, đồng, các vitamin B, A, E, K…
Thịt vịt có hàm lượng chất béo tương đối cao và thường ở giữa lớp da và thịt. Tuy nhiên, chất béo trong thịt vịt là chất béo không bão hòa (khác với chất béo bão hòa trong động vật). Do đó, lượng chất béo trong thịt vịt này được đánh giá là khá lành mạnh và ít gây hại đến sức khỏe.

Người bị gan nhiễm mỡ có ăn được thịt vịt không? Người bệnh hoàn toàn có thể ăn được thịt vịt với lượng vừa phải và cũng chỉ nên ăn phần ức vịt
Như vậy, gan nhiễm mỡ ăn được thịt vịt không? thịt vịt là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh và ít có khả năng tích mỡ ở gan. Do đó, người bệnh có thể ăn thịt vịt với lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều. Ngoài ra, bạn nên tránh xa da vịt – bộ phận chứa nhiều chất béo của vịt. Thay vào đó, người bị gan nhiễm mỡ nên ăn ức vịt vì hàm lượng chất béo thấp (2gram, trong đó chỉ có 0.5gram là chất béo bão hòa) cho mỗi 85 gram thịt. Lượng chất béo này thấp hơn so với lượng chất béo có trong ức gà (3 gam chất béo tổng và có 1 gram chất béo bão hòa). Điều này, vừa tốt cho sức khỏe vừa không lo tích thêm mỡ ở gan.
Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì?
Một số thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ, bạn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày:
1. Cà phê
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người uống cà phê đúng cách khi bị bệnh gan nhiễm mỡ ít tổn thương gan hơn những người không uống cà phê. Có được điều này là do Caffeine giúp hạn chế tình trạng tổn thương các tế bào gan, từ đó giúp giảm lượng men gan bất thường.(1)
2. Rau xanh
Các loại rau xanh, đặc biệt rau có màu xanh đậu như rau bina, cải xoăn giúp ngăn ngừa sự tích tụ chất béo trong gan.
3. Đậu phụ
Thành phần chính của đậu phụ là protein giúp giảm tích tụ chất béo trong gan.
4. Cá
Một số loại cá như cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá trích… có chứa nhiều axit béo omega-3, có khả năng cải thiện mức độ mỡ trong gan.

Cá hồi rất giàu omega-3 không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ
5. Bột yến mạch
Bột yến mạch chứa Carbohydrate không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể, mà hàm lượng chất xơ của chúng cũng giúp no lâu hơn và duy trì cân nặng ở mức ổn định, hạn chế tích tụ mỡ trong gan.
Giải pháp khoa học giúp cải thiện, phòng ngừa gan nhiễm mỡ từ gốc
Người bị gan nhiễm mỡ bên cạnh việc áp dụng nguyên tắc ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ cần có giải pháp khoa học, có cơ chế tác động vào căn nguyên gây bệnh.
Gần đây, các nhà khoa học trên thế giới phát hiện, sự hoạt động quá mức của tế bào Kupffer thường trú trong xoang gan chính là mắt xích quan trọng thúc đẩy gan nhiễm mỡ tiến triển nhanh hơn. Tế bào Kupffer lại thường xuyên bị kích hoạt quá mức bởi sự tấn công của các yếu tố độc hại từ bia rượu, thực phẩm bẩn, vi khuẩn, virus, thuốc điều trị bệnh, các yếu tố của hội chứng chuyển hóa, tự miễn…, khiến chúng phóng thích các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… hủy hoại các tế bào gan và là căn nguyên của nhiều bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan hay thậm chí ung thư gan.
Do đó, để cải thiện và phòng ngừa gan nhiễm mỡ cần có giải pháp kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer, hạn chế các tổn thương gan, nhờ đó, giúp gan khỏe mạnh và tăng cường vai trò chống độc, giải độc.
Ứng dụng thành tựu ngành sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra bộ đôi tính chất Wasabia, S. Marianum được tích hợp trong sản phẩm Hewel có khả năng kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer, ngăn ngừa quá trình viêm gây ra các bệnh lý về gan và suy giảm chức năng gan.
Hiệu quả của 2 tinh chất thiên nhiên Wasabia và S. Marianum đã được kiểm chứng bằng nhiều công trình nghiên cứu khác trên thế giới. Kết quả cho thấy rõ, 2 tinh chất này đem lại hiệu quả kiểm soát tế bào Kupffer, chỉ sau 6 tuần đã giảm trên 50% các chất gây viêm TNF-α, TGF-β, Interleukin…, nhờ đó hạ men gan, phòng ngừa tổn thương tế bào gan và hỗ trợ phục hồi chức năng gan trong các trường hợp gan nhiễm mỡ, viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan.
Bên cạnh đó, Wasabia và S. Marianum còn giúp tăng gấp 3 lần Nrf2 – loại protein có tác dụng kích hoạt hệ thống chống oxy hóa trong cơ thể – chỉ sau 6 giờ, tăng cường khả năng khử độc, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư tổn.
Trên đây là những thông tin giải đáp 2 thắc mắc gan nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không? và gan nhiễm mỡ có ăn được thịt vịt không? Nhìn chung người bệnh gan nhiễm mỡ có thể ăn được thịt gà và cả thịt vịt, tuy nhiên chỉ nên ăn phần ức và ăn với lượng vừa phải, không nên ăn thường xuyên. Để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Đặc biệt, bổ sung tinh chất thiên nhiên quý như Wasabia và S. Marianum có khả năng kiểm soát tế bào Kupffer từ đó cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ từ gốc.