Gan nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì? 14 Thực phẩm tốt cho gan
1. Gan nhiễm mỡ nên ăn gì?
Mặc dù, gan nhiễm mỡ do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể chia thành hai nhóm chính là do bia rượu và không do bia rượu (béo phì, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, thói quen ăn uống, sinh hoạt…). Tuy nhiên, dù là mắc gan nhiễm mỡ do nguyên nhân gì thì cũng cần có một chế độ ăn uống cho người bị gan nhiễm mỡ: riêng biệt và khoa học, đó là thực đơn giúp giảm cân được các bác sĩ đánh cao trong việc giúp giảm mỡ thừa ở gan.
Nghiên cứu cho thấy, có đến 90% người hay uống rượu bia bị gan nhiễm mỡ. Tỷ lệ này ở người béo phì là 95%.
Dưới đây là những lưu ý trong việc xây dựng thực đơn, bổ sung thực phẩm cho người gan nhiễm mỡ:
1.1 Các loại rau xanh, hoa quả tươi
Tăng lượng chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cholesterol, điều này rất có lợi cho người bị bệnh gan nhiễm mỡ. Trái cây tươi, rau củ, các loại ngũ cốc, các loại đậu đều là các thực phẩm chứa nhiều chất xơ phù hợp để bổ sung vào thực đơn của người bị gan nhiễm mỡ.
Khẩu phần chất xơ trung bình một người nên bổ sung là 240g trái cây và 300g rau xanh mỗi ngày. Rau xanh nên được chế biến ở dạng luộc, nấu canh, làm nộm, rau trộn salad; hạn chế xào nhiều dầu mỡ không tốt cho bệnh. Trái cây rửa sạch, ngâm nước muối hoặc gọt bỏ vỏ để hạn chế phần nào thuốc trừ sâu, chất bảo quản làm tổn thương gan.
1.2 Thực phẩm nhiều vitamin, chất chống oxy hóa
Người được chẩn đoán mắc gan nhiễm mỡ nên ưu tiên chọn những thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, bởi nhóm thực phẩm này thường có nhiều dưỡng chất, nhưng hàm lượng calo thấp. Đặc biệt, một số vitamin có thể phòng ngừa và hạn chế sự tấn công của các chất độc hại đến gan như vitamin E, vitamin C, vitamin D, vitamin B3. Vitamin còn giúp gan sản xuất glutathione, là chất quan trọng giúp gan giải độc cơ thể.
Vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có nhiều trong rau củ quả, đặc biệt là các loại hữu cơ (organic).
Thức ăn cho người bị gan nhiễm mỡ nên là những thực phẩm chứa chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn tác động của gốc tự do lên tế bào gan và giúp giảm chất béo trung tính trong máu. Bạn nên cung cấp vitamin tự nhiên và chất chống oxy hóa từ những thực phẩm sau đây: bắp cải, bông cải xanh, bông atiso, chuối, táo, cam, quýt, bưởi, mâm xôi, hồ đào, nam việt quất, việt quất, óc chó, dâu tây, chocolate đen, cherry…
1.3 Ăn nhiều cá thay cho thịt
Cá rất giàu đạm trắng, acid amin, vitamin A và D, đặc biệt cá còn tăng thêm hàm lượng omega – 3 và 6 rất tốt cho sức khỏe. Omega – 3 trong cá có tác dụng làm giảm nồng độ triglyceride trong máu (loại chất béo là thủ phạm chính gây nên bệnh gan nhiễm mỡ).
1.4 Chất béo lành mạnh
Thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh (chất béo chưa no) có thể giúp kiểm soát tốt hơn nồng độ cholesterol bên trong cơ thể, từ đó hỗ trợ cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ. Chất béo chưa no có trong các loại thực phẩm như: dầu cá, dầu thực vật, các loại đậu và các loại hạt, bơ trái và quả ô liu.
2. Gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì?
Theo điều tra dịch tễ, có khoảng 20-30% người Việt Nam đối diện với tình trạng gan nhiễm mỡ và con số này ngày càng trẻ hóa và có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân là do khẩu phần ăn uống hàng ngày không cân bằng giữa các nhóm dinh dưỡng. Nếu không được cải thiện kịp thời, gan nhiễm mỡ có thể diễn tiến đến các bệnh lý nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, thậm chí ung thư gan.
Để phòng ngừa và điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả, người bị gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì?
2.1 Chất béo, mỡ động vật
Thức ăn chứa hàm lượng chất béo cao là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh gan nhiễm mỡ. Vì vậy, người bị gan nhiễm mỡ nên tránh hoặc giảm đến mức tối thiểu việc tiêu thụ những loại thực phẩm này. Hơn nữa, ăn nhiều chất béo sẽ gây tăng cân, rối loạn mỡ máu, suy giảm trí nhớ…
Đặc biệt, người bị gan nhiễm mỡ không nên sử dụng mỡ động vật (lợn, bò, gà, vịt…), trừ mỡ cá, mà thay thế bằng dầu thực vật. Khi dung nạp quá nhiều mỡ động vật vào cơ thể sẽ tăng thêm gánh nặng cho gan, gan không đủ khỏe để bài tiết mỡ, khiến mỡ tích tụ gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ. Cụ thể, nên hạn chế sử dụng các thực phẩm: thịt heo, thịt bò, thịt cừu, thịt gia cầm, lòng đỏ trứng, các loại thịt chế biến sẵn như thịt nguội, xúc xích, thịt hộp…
Người bị gan nhiễm mỡ nên tránh hoặc giảm đến mức tối thiểu việc tiêu thụ những món ăn chứa chất béo
Khi chế biến thức ăn cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ, nên hạn chế sử dụng các nguyên liệu như dầu, mỡ, bơ và margarine. Hạn chế cholesterol, chất béo trong thực phẩm bằng cách lọc bỏ da, mỡ từ thịt heo, thịt gia cầm cũng như hạn chế ăn các nội tạng động vật (tim, gan,..); khi nấu súp, canh hãy gạt bỏ bớt chất béo. Cách chế biến giúp hạn chế tối đa chất béo là luộc, hấp, trụng, nấu canh và nướng.
2.2 Nhóm thực phẩm chứa nhiều tinh bột
Khi cơ thể dung nạp quá nhiều chất bột đường sẽ làm tăng vận chuyển carbohydrate đến gan. Tại gan, xuất hiện quá trình đường phân, kích thích gia tăng acid béo, dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ. Vì thế, với người đã bị gan nhiễm mỡ, trong chế độ ăn cần kiểm soát tốt lượng tinh bột nạp vào, nên ưu tiên các loại các loại tinh bột có nhiều chất xơ và có GI (chỉ số đường) thấp khác như gạo lứt, ngô, khoai… và hạn chế cơm, bún, phở, bánh mì… (1)
Tiêu chuẩn tiêu thụ tinh bột của một người bình thường là 100-278g (tương đương với 1 bát cơm vơi (55g), 1 lát bánh mì (27g), khoai tây (95g), khoai lang (84g). Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên dùng dưới tiêu chuẩn này (tùy thuộc vào cân nặng và hoạt động của người đó để giảm bớt cho phù hợp).
2.3 Thực phẩm, bánh kẹo và đồ uống nhiều đường
Gan có nhiệm vụ vô cùng quan trọng là chuyển hóa các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể sống, trong đó có đường. Đường phổ biến có 2 loại: glucose và fructose.
- Glucose là một loại đường đơn, được cơ thể hấp thụ trực tiếp để tạo năng lượng, giúp duy trì các hoạt động sống, và nó có nhiều trong các loại thực phẩm tự nhiên. Sau khi được hấp thụ vào máu từ hệ tiêu hóa, glucose sẽ kích thích tuyến tụy tiết hormon insulin giúp vận chuyển glucose đến các tế bào để tạo năng lượng đồng thời giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định.
- Fructose thì ngược lại, cơ thể không có khả năng tự sản xuất và cũng không có nhu cầu trực tiếp từ nó. Nhưng mỗi ngày, thông qua chế độ ăn uống (thức ăn nhanh, bánh kẹo, soda, nước ngọt có ga…) chúng ta đang đưa fructose vào người theo đường máu đưa trực tiếp đến gan. Và gan là cơ quan duy nhất có thể chuyển hóa fructose thông qua cơ chế chuyển fructose thành glycogen và lưu trữ trong gan cho đến khi cơ thể cần. Lúc đó, gan sẽ thủy phân glycogen trở thành glucose đưa vào máu.
Nếu chỉ tiêu thụ một lượng fructose ở mức vừa phải (một ít trong trái cây tươi) gan sẽ thực hiện tốt vai trò chuyển hóa của mình.
Uống nhiều nước ngọt và bánh kẹo ngọt không tốt cho gan của bạn.
Đặc biệt, khi năng lượng đang bị dư thừa gan sẽ chuyển đổi fructose thành chất béo. Lượng chất béo tích tụ nhiều trong gan sẽ gây nên bệnh gan nhiễm mỡ. Và nếu quá trình này vẫn liên tục tiếp diễn, không có biện pháp can thiệp sẽ thúc đẩy bệnh gan nhiễm mỡ tiến triển xấu đi gây xơ gan.
Ngoài ra, trong chế độ ăn hàng ngày của người bị gan nhiễm mỡ cũng cần phải giảm ngọt. Khi chế biến, nêm nếm vừa ăn, giảm đường; hạn chế ăn chè, bánh ngọt, đặc biệt là nước ngọt, nước có ga, chứa nhiều đường khiến cho bệnh tăng nặng.
2.4 Các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn
Giống như thực phẩm chứa nhiều chất béo hoặc chất kích thích, thì uống rượu bia cũng sẽ dẫn đến sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Chất cồn trong bia rượu sẽ khiến tế bào Kupffer làm gián đoạn quá trình oxy hóa acid béo, làm tăng tích lũy và giảm ly giải chất béo, gây mỡ hóa tế bào gan, dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ. Điều này lý giải vì sao kiêng bia rượu luôn là khuyến cáo hàng đầu của chuyên gia trong chế độ ăn của người gan nhiễm mỡ.
![]() |
Tùy mỗi hình thức, quá trình tích tụ mỡ trong gan diễn ra theo nhiều cơ chế khác nhau, mà theo nhiều nghiên cứu gần đây, quá trình này có sự tham gia quyết định của một loại tế bào mang tên Kupffer (nằm ở xoang gan). Cụ thể, khi tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức bởi các yếu tố độc hại như bia rượu, độc chất… sẽ phóng thích hàng loạt chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin…, trong đó TNF-α được xem là yếu tố chính gây mỡ hóa tế bào gan. |
Người bị gan nhiễm mỡ do bia rượu nên tuân thủ chặt chẽ hơn nữa việc sử dụng bia rượu so với người bị gan nhiễm mỡ không do rượu bia.
3. Top 14 thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Thực đơn cho người gan nhiễm mỡ nên ưu tiên chứa các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như các loại đậu, ngũ cốc thô, trái cây ít ngọt, rau xanh là những thực phẩm rất giàu vitamin, khoáng chất. Ưu tiên những thực phẩm giàu vitamin A, C, E có nguồn gốc tự nhiên và nhóm thực phẩm chứa chất chống oxy hóa mạnh, góp phần thúc đẩy khả năng ly giải chất béo trong gan.
Bạn có thể lưu lại danh sách những loại thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ dưới đây và bổ sung vào thực đơn cho người bệnh:
3.1 Rau cần
Theo nghiên cứu, rau cần là loại rau có nhiều chất xơ, chứa vitamin C, A, K, beta carotene và flavonoid có khả năng chống oxy hóa tế bào. Rau cần thuộc loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp nên tác động chậm và giúp ổn định đến lượng đường trong máu của bạn, từ đó hạn chế nguy cơ làm nghiêm trọng hơn tình trạng gan nhiễm mỡ.
3.2 Tỏi
Thêm tỏi vào các món ăn không những giúp tăng hương vị, mà còn giúp người bị gan nhiễm mỡ giảm trọng lượng và chất béo dư thừa trong cơ thể. Tỏi mang đến lợi ích cho người bệnh xơ vữa động mạch, bệnh tiểu đường, người có cholesterol trong máu, huyết áp cao và người tích tụ mỡ trong gan ở do uống hoặc không uống rượu bia.
3.3 Trà xanh
Uống trà xanh thường xuyên có thể giúp gia tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ mắc ung thư, đẩy lùi bệnh mất trí nhớ, giúp tinh thần tỉnh táo… đặc biệt, trà xanh còn có khả năng giảm hấp thụ chất béo trong cơ thể. Vốn dĩ trà xanh có nhiều lợi ích như vậy là nhờ chứa hợp chất chống oxy hóa EGCG (Epigallocatechin-3-gallate), đây là chất chống oxy hóa tự nhiên, có thể ngăn ngừa sự tổn thương của tế bào, trong đó có tế bào gan và mang lại nhiều lợi ích khác cho cơ thể.
Cơ thể tăng cường đốt cháy chất béo nếu sử dụng trà xanh thường xuyên
3.4 Cà phê
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống cà phê ở lượng vừa phải có thể giúp bệnh gan nhiễm mỡ chậm tiến triển và hạn chế gan bị tổn thương nghiêm trọng so với những người không uống. Caffeine trong cà phê có thể làm giảm lượng men gan bất thường của những người có nguy cơ mắc các bệnh về gan.(2)
Một nghiên cứu khác được thí nghiệm trên chuột, các nhà khoa học cho chuột uống một lượng cà phê (tương đương 6 cốc ở người) mỗi ngày. Kết quả ghi nhận: cà phê có thể khắc phục những tác hại của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu bia (NAFLD) nhờ có thể tác động đến tính thấm của ruột. Tuy nhiên, ít ai dùng được 6 cốc/ ngày! Nếu bạn dùng cà phê thường xuyên 1-2 cốc /ngày có lẽ vẫn tốt cho gan.(3)
3.5 Ngô (bắp)
Ngô thuộc nhóm thực phẩm chứa acid chưa no, có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa của chất béo, đặc biệt là cholesterol.
3.6 Nấm hương
Trong nấm hương có chứa chất xơ, vitamin A1, B1, B2, D và niacin (nicotinic), choline cùng nhiều loại acid amin khác có lợi cho sức khỏe con người. Đặc biệt là axit oleic không bão hòa phù hợp để đưa vào thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ và bệnh tiểu đường, bệnh tăng huyết áp…
Bên cạnh đó, các vitamin trong nấm hương cũng hỗ trợ thúc đẩy sự hoạt động của đường ruột và dạ dày, làm giảm sự hấp thu cholesterol gấp 10 lần so với tác dụng của clofibrate ở đường ruột. Vì vậy, nấm hương chính là thực phẩm lý tưởng cho người bị gan nhiễm mỡ.
Nấm hương cũng là nguồn thực phẩm bạn nên bổ sung vào thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ.
3.7 Nhộng tằm
Nhộng tằm là món ăn dân dã và lâu đời của người Việt. Từ khi được biết đến rộng rãi, nhộng tằm được chế biến thành nhiều món ăn nhộng xào lá lốt, nhộng chiên giòn… rất được ưa chuộng.
Mặc dù có vị béo, nhưng nhộng tằm có công dụng là giúp cải thiện chức năng gan. Ngoài vị béo, nhộng tằm còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như vitamin A, B1, C, protit… nên phù hợp để bồi bổ cơ thể của người bị suy nhược.
3.8 Hạt hướng dương
Hạt hướng dương có mùi thơm, vị béo chứa nhiều vitamin E – một chất chống oxy hóa có thể bảo vệ gan khỏi bị tổn thương. Hơn thế nữa, hạt hướng dương được cho là có thể kích thích tiêu hóa tại dạ dày và làm giảm lưu trữ chất béo ở gan, từ đó giúp giảm áp lực thải độc và giảm nguy cơ tiến triển gan nhiễm mỡ thành xơ gan và ung thư gan.
3.9 Yến mạch
Bột yến mạch là một thực phẩm giàu carbohydrate có nguồn gốc từ các loại hạt thích hợp cho việc giảm cân, giảm mỡ ở gan cho người bị gan nhiễm mỡ. Omega-3, chất xơ cũng được tìm thấy từ yến mạch, nguồn dinh dưỡng này giúp bạn cảm thấy no lâu, đặc biệt là giúp giảm mỡ thừa và phục hồi bệnh gan nhiễm mỡ một cách tích cực hơn.
Ăn bột yến mạch thường xuyên để cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp bảo vệ lá gan của người bị gan nhiễm mỡ
3.10 Quả óc chó
Quả óc chó là một trong những loại hạt cung cấp chất chống oxy hóa cao và chứa axit béo omega-3. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng ăn hạt hạt óc chó mỗi ngày giúp cơ thể giảm chất béo dư thừa ở gan, giảm tác hại của chất gây viêm và tăng độ nhạy insulin.(5)
3.11 Bơ
Mặc dù là loại trái cây có vị béo, nhưng bơ chứa lượng chất béo lành mạnh rất tốt cho sức khỏe. Sử dụng quả bơ thay thế cho bơ mặn, bơ động vật… trong thức ăn cho người bị gan nhiễm mỡ giúp làm chậm quá trình tổn thương gan.
3.12 Dầu oliu
Sử dụng dầu oliu thay thế cho mỡ động vật, dầu đậu nành… giúp tăng hiệu quả cải thiện thành phần lipid trong máu, từ đó giúp tăng cường sự chuyển hóa glucose và tăng độ nhạy cảm với glucose. Dầu ô liu cũng chứa nhiều omega-3, chất chống oxy hóa vì vậy có thể giúp kiểm soát men gan và giúp bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ không do rượu bia (NAFLD) cải thiện tình trạng của họ.
3.13 Đậu phụ
Đậu phụ và các chế phẩm từ đậu nành được biết đến là nguồn thực phẩm tốt cho tim mạch. Không những vậy, các nhà khoa học đã đưa đậu phụ vào thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ để cung cấp protein lành mạnh và giảm nguy cơ tích tụ chất béo không tốt ở gan.(6)
3.14 Cá
Cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi… là top những loại cá béo dồi dào hàm lượng axit béo omega-3. Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bị gan nhiễm mỡ nên ăn những loại cá này thay vì ăn thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt, cừu… để vừa cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ, ngăn không cho tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gan vừa cải thiện sức khỏe tổng thể.
Chế biến cá bằng cách hấp, áp chảo… để giữ được dưỡng chất nhiều hơn.
Ngoài hạn chế ăn những món ăn làm tích tụ mỡ tại gan thì bạn cũng cần thêm giải pháp tăng ly giải chất béo và giảm tích lũy mỡ ở gan, nhằm ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu thành viêm gan nhiễm mỡ, xơ gan.
Do đó, sử dụng các tinh chất thiên nhiên giúp chủ động phòng ngừa và giải độc cho gan được xem là phương pháp khoa học phòng ngừa hữu hiệu.
Bằng các nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện hai tinh chất thiên nhiên là S. Marianum và Wasabia trong sản phẩm Hewel có khả năng giúp kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer làm hạn chế hình thành các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… giúp phòng và cải thiện các bệnh về gan, giúp tăng khả năng chống độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại. Đồng thời, nhóm các tinh chất trên còn giúp hạ men gan, phòng và hỗ trợ phục hồi chức năng gan trong các trường hợp viêm gan mãn tính, xơ gan, gan nhiễm mỡ, ung thư, tổn thương gan do rượu bia.
Sử dụng mỗi ngày 2 viên Hewel để cải thiện tình trạng tổn thương tế bào gan, tăng cường giải độc gan, hạ men gan, giảm viêm gan, gan nhiễm mỡ và phòng ngừa xơ hóa hiệu quả.
“Bộ đôi” dinh dưỡng lành mạnh và kết hợp thể dục thể thao khoa học là biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh lý gan nhiễm mỡ hiệu quả. Đó là lý do vì sao các bệnh nhân luôn được khuyến khích tập thể dục hàng ngày và ăn uống lành mạnh để hỗ trợ điều trị hoặc kiểm soát bệnh gan hiệu quả.