Gan nhiễm mỡ độ 1 không triệu chứng và cách điều trị

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh diễn tiến rất âm thầm, không có triệu chứng ở giai đoạn đầu nên rất khó phát hiện. Nhiều người vô tình đi khám bệnh tổng quát, khám sức khỏe định kỳ hoặc tầm soát một bệnh khác mới phát hiện ra bị gan nhiễm mỡ độ 1. Việc phòng ngừa và nhận biết triệu chứng ban đầu và điều trị gan nhiễm mỡ độ 1 hiệu quả là cách tốt nhất để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến.


biểu hiện gan nhiễm mỡ độ 1

Đi khám định kỳ, phát hiện gan nhiễm mỡ độ 1

Trong lần đi kiểm tra sức khỏe theo lịch khám định kỳ của công ty, anh L.P được chuyên gia thông báo các chỉ số mỡ máu như Cholesterol, Triglyceride cao hơn bình thường và hình ảnh siêu âm bụng cho thấy anh bị gan nhiễm mỡ. Làm tiếp một số xét nghiệm được chỉ định, chuyên gia kết luận anh bị gan nhiễm mỡ độ 1, cần theo dõi hỗ trợ cải thiện và thay đổi thói quen sinh hoạt đề phòng diễn tiến.
 
Tương tự, chị M.L trong một lần đi khám tại trung tâm dinh dưỡng để được chuyên gia tư vấn cách giảm cân do chị đang thừa cân, chị cũng được chuyên gia thông báo đang bị gan nhiễm mỡ độ 1. Điều đáng nói là cả anh L.P hay chị M.L không hề có triệu chứng gì trước đó.
 
Theo các chuyên gia chuyên khoa gan mật, phần lớn các trường hợp gan nhiễm mỡ không có triệu chứng đặc hiệu để nhận biết. Bệnh nhân thường được phát hiện tình trạng gan nhiễm mỡ hoặc men gan cao thông qua việc khám sức khỏe tổng quát định kỳ, siêu âm bụng hoặc một số trường hợp được phát hiện khi định chụp cắt lớp điện toán để tầm soát một bệnh khác. Triệu chứng gan nhiễm mỡ độ 1 rất mờ nhạt, chỉ có một vài trường hợp bệnh nhân cảm thấy hơi mệt mỏi, chán ăn và suy nhược hoặc có cảm giác hơi tức ở vùng hạ sườn phải.
 cách điều trị gan nhiễm mỡ độ 1
 
Theo các chuyên gia chuyên khoa gan mật, phần lớn các trường hợp gan nhiễm mỡ không có triệu chứng đặc hiệu nên rất khó nhận biết

Nhận biết về gan nhiễm mỡ độ 1 

Gan nhiễm mỡ còn gọi là gan thoái hóa mỡ là tình trạng ứ đọng mỡ trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan. Tùy thuộc vào hàm lượng mỡ tích tụ trong gan, bệnh được chia thành ba loại: 
  • Gan nhiễm mỡ độ 1 (thể nhẹ): Mỡ chiếm từ 5 - 10% trọng lượng gan. 
  • Gan nhiễm mỡ độ 2 (thể vừa): Mỡ chiếm 10 - dưới 30% trọng lượng gan.
  • Gan nhiễm mỡ độ 3 (thể nặng): Mỡ chiếm >= 30% trọng lượng gan.
Gan nhiễm mỡ cấp độ 1 là giai đoạn đầu tiên, nhẹ nhất của gan nhiễm mỡ và dễ chữa hơn so với gan nhiễm mỡ cấp độ 2 và 3. Bệnh ở giai đoạn đầu phát triển khá âm thầm, các triệu chứng bệnh cũng không bộc lộ rõ ràng và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nên đôi khi bạn thường khó nhận biết.
 
Để phát hiện gan nhiễm mỡ độ 1 thường dựa vào các xét nghiệm y học. Nếu bạn có các biểu hiện sau đây thì cần nghĩ đến khả năng gan bạn có vấn đề cần đi khám: 
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, thiếu năng lượng.
  • Thường xuyên đau nhẹ, sốt nhẹ, khó chịu vùng hạ sườn phải.
  • Chán ăn, ăn uống khó tiêu, luôn cảm giác thấy no và đầy bụng.
  • Buồn nôn, nôn, nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu.
  • Vàng da, vàng mắt do nồng độ bilirubin trong máu tăng cao.
Tốt nhất khi nghi ngờ mình có các vấn đề về gan hay sức khỏe, đừng chờ đợi xuất hiện các triệu chứng nặng hơn mà hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, kiểm tra chức  năng gan sớm, vì bạn sẽ không thể nào biết mình có bị bệnh hay không nếu chưa đến khám tại chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác. 
 
Các đối tượng cần đề phòng vì có nguy cơ dễ bị gan nhiễm mỡ cao như: thừa cân béo phì, tăng mỡ máu, uống nhiều rượu bia, bị tiểu đường type 2, béo bụng (nữ 80 cm, nam 90 cm), người cao tuổi… cần theo dõi sức khỏe đều đặn 6 tháng - 1 năm /lần. 

Điều trị gan nhiễm mỡ độ 1 

1. Không có thuốc điều trị gan nhiễm mỡ

Mặc dù có nhiều nghiên cứu được tiến hành, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có thuốc cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ. Mục đích hỗ trợ cải thiện chỉ có thể kiểm soát các yếu tố liên quan đến hội chứng chuyển hóa như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, tiểu đường đi kèm với gan nhiễm mỡ nhằm cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ và ngăn chặn diễn tiến đến xơ gan. Nếu là gan nhiễm mỡ do rượu bia, cần nhanh chóng cai rượu để tránh bệnh diễn tiến nặng hơn.
 
Nhìn chung, nếu đang trong tình trạng gan nhiễm mỡ độ 1, cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và vận động. 

2. Cách điều trị gan nhiễm mỡ độ 1

Gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu thường không can thiệp bởi y khoa mà chỉ cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt, vận động, ngủ nghỉ cũng như chế độ dinh dưỡng theo hướng tích cực, khoa học và cân đối để duy trì chỉ số cân nặng hợp lý được xem là “liều thuốc” hữu hiệu cho người bị gan nhiễm mỡ độ 1. Một số cách điều trị dành cho người bị bệnh gan nhiễm mỡ như sau: 
 
thuốc điều trị gan nhiễm mỡ độ 1
 
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là điều rất quan trọng đối với bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ

2.1 Điều chỉnh chế độ ăn uống

Theo một nghiên cứu được công bố trong tạp chí American Journal of Clinical Nutrition, những người ăn thừa khoảng 1.000 calo thực phẩm trong 3 tuần chỉ tăng 2% trọng lượng cơ thể. Mặc dù vậy, lượng mỡ trong gan đã tăng lên đến 27%. Do đó, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là điều rất quan trọng đối với bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ. Nếu đang bị gan nhiễm mỡ độ 1, nên giảm hoặc loại bỏ các loại thực phẩm béo và các thực phẩm có nhiều đường từ chế độ ăn uống của bạn. Chọn thực phẩm lành mạnh như trái cây tươi, rau, và ngũ cốc. Thay thế các loại thịt đỏ với protein động vật nạc như thịt gà và cá. Người bị gan nhiễm mỡ cần lưu ý một số điều sau:   
  • Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi: Đây nhóm dưỡng chất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa, enzyme giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, giảm cholesterol, giúp cơ thể điều hòa đường trong máu, tăng cường hệ miễn dịch cho gan. 
  • Nên ăn ngũ cốc nguyên cám: Đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều các vitamin thiết yếu có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là quá trình phân hủy các chất độc hại có nguy cơ đọng lại ở gan sau quá trình lọc máu.
  • Hạn chế tiêu thụ nhóm thực phẩm chứa nhiều bột tinh chế: Mì ống, bột tinh chế, khoai tây, bánh ngọt vì chúng chứa lượng lớn carbohydrate có thể dẫn đến sự lắng đọng chất béo trong gan.
  • Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ (chất béo hòa tan): Người bị gan nhiễm mỡ cần hạn chế thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đặc biệt là mỡ động vật, thức ăn chiên rán, giúp kiểm soát hàm lượng cholesterol trong cơ thể. 
  • Tránh các thức ăn chứa nhiều đường, muối: Để tránh “gánh nặng” cho gan khiến bệnh tiến triển nặng hơn thì cần điều chỉnh khẩu vị ăn uống, tránh nạp vào cơ thể quá nhiều đường và muối. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, lượng đường và muối sử dụng của mỗi người là 5g/mỗi ngày. 

2.2 Giảm cân và cai rượu

Theo nghiên cứu, có đến 70% những người bị béo phì mắc gan nhiễm mỡ, trong khi chỉ 10 - 15% những người có cân nặng bình thường bị gan nhiễm mỡ. Vì vậy, với những người có chỉ số cơ thể (BMI) ở mức cao thì cần có biện pháp giảm cân về mức bình thường. Cách tính BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)x2]. BMI lý tưởng của người Việt Nam là từ 18,5 đến 22,9.
 
Theo Tiến sĩ Eric Rim của Đại học Harvard, uống rượu bia với lượng vừa phải có thể làm tăng nồng độ cholesterol tốt lên đến 20%. Nghiên cứu cũng cho thấy uống rượu, bia có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách tăng độ nhạy cảm với insulin của mô. Tuy nhiên, tất cả những lợi ích trên chỉ có khi bạn dùng rượu bia với lượng hợp lý. Ngược lại, lạm dụng rượu bia gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe mà trong đó, gan là bộ phận chịu tổn hại đầu tiên gây ra các vấn đề như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan thậm chí ung thư gan.
 
điều trị gan nhiễm mỡ độ 1
Hạn chế rượu bia và duy trì cân nặng hợp lý là điều quan trọng đối với người bị gan nhiễm mỡ 
 
Nếu đang trong giai đoạn gan nhiễm mỡ độ 1 do rượu bia, việc hạn chế rượu dần dần rồi cai rượu là cách tốt nhất giúp gan hồi phục. Các khuyến cáo chỉ ra rằng một người không nên uống 2 đơn vị trong 1 ngày và không nhiều hơn 14 đơn vị mỗi tuần. Cũng không nên uống dồn cả 14 đơn vị trong một hoặc 2 ngày mà phải chia ra trong ít nhất từ 3 ngày trở lên (một đơn vị cồn của Tổ chức Y tế Thế giới bằng 10g cồn nguyên chất).
 
Tuy nhiên, để ngưng hẳn rượu bia là điều khá khó, vì thế bạn nên làm việc này theo lộ trình giảm dần rồi quyết tâm cho cho bản thân trong tuần ít nhất phải có 3 ngày không uống rượu bia rồi từ từ dừng hẳn. Một số gợi ý sau có thể giúp bạn giảm dần rượu bia cũng như giảm tác hại của chúng khi đang trong tình trạng gan nhiễm mỡ độ 1.
  • Chọn rượu độ cồn thấp: Lựa chọn những loại rượu có nồng độ cồn thấp như rượu vang… Đây là loại rượu có nồng độ cồn thấp 4 - 5 lần so với những loại rượu mạnh. Một ly rượu vang 100ml thường chứa 1 độ cồn trong khi 1 độ cồn thường đã có trong khoảng 30ml rượu mạnh.
  • Có thời gian cách khoảng: Thay vì liên tục cạn chén trong các buổi tiệc tùng, liên hoan, bạn hãy xem bia rượu như đồ uống thưởng thức và nhâm nhi từng ngụm. Theo các chuyên gia, cơ thể của bạn có thể tiêu hóa chừng 35 - 40ml rượu trong vòng một giờ. Vì vậy chọn cách uống từ từ, chậm rãi vừa giảm bớt lượng rượu vừa giảm gánh nặng thải độc của gan.           

2.3 Thường xuyên vận động

Người bị gan nhiễm mỡ độ 1 có thể có những triệu chứng như mệt mỏi, ăn không ngon, khó tiêu. Vì thế tập thể dục vừa có tác dụng giảm bớt triệu chứng khó chịu vừa tăng sức khỏe giúp bệnh hồi phục nhanh hơn.
 
Nguyên tắc trong khi luyện tập đầu tiên là phải làm ấm cơ thể, luyện tập, sau đó làm nguội. Bạn nên tập đều đặn thường xuyên duy trì 30 phút/ ngày, cân bằng giữa các cơ quan trong cơ thể, và tập vừa sức. Một số bộ môn phù hợp cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ bao gồm: đi bộ, đạp xe, chạy bộ, thể dục nhịp điệu, thể dục thẩm mỹ, khiêu vũ… Riêng đối với một số bệnh lý liên quan như tiểu đường hay rối loạn mỡ máu, trong quá trình luyện tập cần kiểm tra mức đường huyết và mỡ máu định kỳ.  

2.4 Kết hợp sử dụng sản phẩm bảo vệ gan 

Trên thực tế, y học hiện chưa có thuốc đặc trị gan nhiễm mỡ. Để phòng và kiểm soát bệnh hiệu quả, cần đi đúng nguyên nhân và cơ chế gây bệnh. Ngày nay, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và phát hiện vai trò của tế bào Kupffer. Kupffer là đại thực bào nằm ở xoang gan có nhiệm vụ tạo ra phản ứng miễn dịch và bắt giữ các virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, loại bỏ tế bào hồng cầu chết để bảo vệ gan. Tuy nhiên, khi tế bào này hoạt động quá mức sẽ gây ra tình trạng viêm làm tổn thương tế bào gan, gây ra các bệnh lý về gan. Vì vậy, để bảo vệ gan cần kiểm soát tế bào Kupffer, là giải pháp mới giúp ngăn ngừa và cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ từ gốc theo cơ chế bệnh sinh.
 
hewel chống độc bảo vệ gan
 
Hewel chứa bộ đôi hoàn hảo Wasabi và S.Marianum giúp kiểm soát tế bào Kupffer, chủ động chống độc, bảo vệ gan hiệu quả từ bên trong
 
Tinh chất từ Wasabia và S. Marianum thiên nhiên trong sản phẩm Hewel có tác dụng đặc hiệu lên tế bào Kupffer. Nghiên cứu cho thấy, sử dụng Wasabia và S. Marianum giúp kiểm soát tế bào Kupffer, làm giảm các chất gây viêm. Nhờ đó, hạn chế quá trình mỡ hóa tế bào gan, cải thiện mô học gan nhiễm mỡ và ngăn chặn diễn tiến thành viêm gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan.
 
Để hiểu về nguồn gốc và công dụng của Wasabi và S.Marianum, chuyên gia Lê Văn Điềm chia sẻ: “Wasabia – một loại dược liệu quý và được người Nhật sử dụng trong y học và ẩm thực dành riêng cho giới quý tộc và hoàng gia. Trong Wasabia có chứa 3 hợp chất độc đáo gọi chung là Isothiocyanates mà không thể tìm thấy ở bất kỳ loài thực vật nào khác. Chúng có tác dụng chống độc, kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer ở gan và thậm chí hạn chế nguy cơ ung thư gan.
 
Một thảo dược khác là S. Marianum cũng được đánh giá là  có khả năng bảo vệ gan, được người La Mã sử dụng từ hơn 2000 năm trước. Nhờ sự phát triển của y học hiện đại, các chuyên gia đã phát hiện những tác dụng quan trọng của S. Marianum, đặc biệt là khả năng kiểm soát tế bào Kupffer. Nhờ vậy, giúp làm chậm quá trình xơ hóa, kích thích hình thành tế bào gan mới để phục hồi, thay tế bào gan bị hủy hoại”. Bộ đôi hoàn hảo Wasabi và S.Marianum hiện đã có mặt trong sản phẩm của Hewel giúp chăm sóc và bảo vệ gan từ sớm.
 
Bên cạnh thăm khám bệnh định kỳ để tầm soát, phát hiện và điều trị gan nhiễm mỡ độ 1 theo chỉ định của bác sĩ thì cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tăng cường vận động và chủ động sử dụng sản phẩm bảo vệ gan từ sớm an toàn và hiệu quả từ sản phẩm Hewel.

Chán ăn hậu Covid-19: Ăn không tiêu phải làm sao và nguyên nhân
Hiện nay, nhiều người sau khi khỏi bệnh lại gặp các di chứng hậu Covid và chúng tồn tại dai dẳng. Phần lớn trong số đó là các di chứng về tiêu hóa như: chán ăn, ăn không tiêu, buồn nôn và nôn,...
Chi tiết
Tổn thương gan hậu Covid-19 điều trị như thế nào cho hiệu quả?
Hậu Covid-19 không chỉ để lại các di chứng thường gặp như: mệt mỏi, khó thở, đau tức ngực, đau khớp, rối loạn chức năng nhận thức mà còn gây ra những tổn thương nghiêm trọng ở gan. Vậy...
Chi tiết
Người bị ung thư gan nên ăn gì và kiêng gì?
Ung thư gan là giai đoạn bệnh gan đã có những chuyển biến xấu cần được chăm sóc kỹ lưỡng, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng. Lúc này, chức năng gan suy giảm, cơ thể bị sụt cân nhanh chóng...
Chi tiết
Bị mẩn ngứa, dị ứng, nổi mụn nhọt uống Hewel được không?
Mẩn ngứa, dị ứng, nổi mụn có thể là biểu hiện của chức năng gan kém, không thể đào thải được chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Trong trường hợp này có thể dùng viên uống Hewel bảo vệ gan,...
Chi tiết
Gan nhiễm mỡ độ 4 có hay không? Nguy hiểm thế nào?
Gan nhiễm mỡ hay còn gọi là tình trạng thoái hóa mỡ gan, khi tình trạng mỡ vượt quá 5% trọng lượng của gan. Tùy theo mức độ mỡ tích tụ trong gan mà được chia thành các giai đoạn bệnh khác...
Chi tiết


hewel popup 2023