Người bị gan nhiễm mỡ uống sữa đậu nành được không?

10-04-2023

Tác Giả: Đội Ngũ Hewel

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ là do thói quen ăn uống không khoa học, thiếu lành mạnh. Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị bệnh gan nhiễm mỡ, do đó để cải thiện bệnh cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, cung cấp các thực phẩm tốt cho gan và sử dụng các sản phẩm bổ gan hiệu quả. Nhiều  người thắc mắc bị gan nhiễm mỡ uống sữa đậu nành được không?

1. Người bị gan nhiễm mỡ uống sữa đậu nành được không?

Theo các chuyên gia, người bị gan nhiễm mỡ có thể uống sữa đậu nành. Trong một số trường hợp sữa đậu nành không chỉ giúp giảm triệu chứng gan nhiễm mỡ mà còn phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ và các bệnh lý khác ở gan.

1.1 Đậu nành làm giảm triệu chứng gan nhiễm mỡ phải không?

Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan dư thừa quá nhiều và ảnh hưởng đến chức năng gan. Ở giai đoạn đầu, gan nhiễm mỡ được xem là bệnh lành tính và hầu hết không có triệu chứng rõ ràng, tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm và đúng cách, gan nhiễm mỡ có thể biến chứng thành xơ gan, thậm chí ung thư gan.

Gần đây, các nhà khoa học của Đại học Illinois đã phát hiện protein từ đậu nành có thể làm giảm một cách đáng kể việc tích tụ mỡ trong gan và triglycerid ở gan của người bị béo phì.

Ngoài ra, trong một nghiên cứu khác, các chuyên gia đã so sánh việc tích tụ mỡ ở gan của chuột béo phì với chế độ ăn có chứa chất casein (protein của sữa) hoặc protein của đậu nành trong 17 tuần. Kết quả cho thấy chuột bị béo phì giảm 20% lượng mỡ tích tụ và triglyceride. Do đó, người ta tin rằng protein có trong đậu nành có thể dùng để giảm triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ.

Hơn nữa, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, phân lập protein có trong đậu nành giúp khôi phục một phần con đường tín hiệu Wnt / β-catenin – một nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất béo.(2)

bị gan nhiễm mỡ có được uống sữa đậu nành

Bị gan nhiễm mỡ uống sữa đậu nành được không? Câu trả lời là có, uống sữa đậu nành hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh

Bên cạnh đó, đậu nành có hàm lượng dinh dưỡng cao, hàm lượng đạm thực vật phong phú cùng với vitamin B, các nguyên tố vi lượng, vitamin B3 cùng các thành phần có lợi khác. Do đó, sữa đậu nành không chỉ tốt cho bệnh nhân tim mạch, tiểu đường, béo phì mà còn tốt cho người bệnh gan, trong đó có gan nhiễm mỡ.

Tuy nhiên, đối với những người bị gan nhiễm mỡ do béo phì hoặc những bệnh nhân đang muốn giảm cân thì nên lựa chọn các loại sữa đậu nành không đường, đây cũng là cách có thể giúp cho người bệnh giảm tình trạng gan nhiễm mỡ. Cùng với sữa đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành khác như đậu phụ, tào phớ… cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp nâng cao sức khỏe cho người bị gan nhiễm mỡ.

1.2 Uống sữa đậu nành giúp phòng ngừa gan nhiễm mỡ

Uống sữa đậu nành với lượng thích hợp sẽ bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân, giúp nâng cao khả năng miễn dịch, từ đó phòng ngừa các bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh gan nhiễm mỡ. (1)

2. Những lưu ý khi uống sữa đậu nành

Để đạt được hiệu quả cao trong cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ, bạn cần lưu ý:

    • Không ăn kèm với trứng: Sữa đậu nành rất giàu protein, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và nhiều chất dinh dưỡng khác, do đó, nếu cùng lúc với việc ăn trứng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong sữa đậu nành cũng như trong trứng.
    • Không nên uống quá nhiều: Uống sữa đậu nành quá nhiều dễ gây rối loạn tiêu hóa: khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do các dưỡng chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không được hấp thu hết, làm ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.
    • Không dùng sữa đậu nành với đường nâu hoặc mật ong: Axit hữu cơ trong đường nâu và mật ong liên kết với protein trong sữa đậu nành có thể làm phá vỡ các chất dinh dưỡng có trong đậu nành.

uống sữa đậu nành giúp phòng gan nhiễm mỡ

Không nên uống sữa đậu nành với đường nâu hoặc mật ong

    • Không uống sữa đậu nành khi đói: Nếu uống sữa đậu nành khi đói thì protein trong sữa đậu nành sẽ bị phân hủy, không phát huy được vai trò bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
    • Không uống sữa đậu nành chưa chín: Sữa đậu nành chưa được nấu chín có chứa nhiều chất độc hại như chất ức chế men trypsin, saponin… khi uống vào sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài.
    • Đối tượng không nên uống sữa đậu nành: Do đậu nành có tính hàn, do đó những người có thể trạng kém, tinh thần mệt mỏi hoặc bệnh nhân bị bệnh gout cũng nên tránh vì uống sữa đậu nành có thể dẫn đến đầy bụng, trướng hơi, ợ chua, tiêu chảy. Ngoài ra, những người bị thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều… cũng không nên uống sữa đậu nành vì có thể khiến triệu chứng trở nặng hơn.
  • Không uống sữa đậu nành cùng thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycin có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành.

3. Các loại sữa mà người mắc gan nhiễm mỡ có thể uống

3.1 Sữa chua

Sữa chua là thành phẩm của quá trình lên men sữa bột, sữa động vật hoặc sữa bò tươi. Sữa chua có hàm lượng dinh dưỡng cao nên rất tốt với sức khỏe. Theo các chuyên gia, chỉ cần sử dụng một hũ sữa chua mỗi ngày giúp nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ tiêu hóa, giúp đường ruột khỏe mạnh hơn.

Đặc biệt, với người mắc bệnh gan nhiễm mỡ cần sử dụng sữa chua mỗi ngày giúp kiểm soát lượng cortisol tiết ra, đồng thời hỗ trợ các axit amin để dễ dàng thực hiện hoạt động đốt cháy lượng mỡ thừa, chất béo tích trữ trong cơ thể, đặc biệt là các tế bào gan. Nhờ đó, giúp kiểm soát tốt cân nặng và hạn chế việc hấp thu chất béo gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, chỉ nên cung cấp khoảng 250 đến 500g sữa chua mỗi ngày.(3)

3.2 Sữa gạo

Sữa gạo là một dạng sữa thực vật nên không có chứa hàm lượng cholesterol và có rất ít protein. Do đó, người bị gan nhiễm mỡ có thể sử dụng loại sữa này để sức khỏe ổn định, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ cung cấp canxi cho cơ thể.

Tuy nhiên, sữa gạo chứa ít hàm lượng đạm nên không thể cung cấp lượng đạm cho cơ thể. Do đó, bên cạnh với việc sử dụng sữa gạo, người bị gan nhiễm mỡ nên sử dụng theo các thực phẩm bổ sung chất đạm khác để đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh.

3.3 Sữa dừa

Sữa dừa không chứa hàm lượng cholesterol nên người bệnh gan nhiễm mỡ có thể thêm loại sữa này vào thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng với liều lượng ít vì trong sữa dừa cũng chứa chất béo bão hòa. Tuy chất béo này không có nhiều khả năng lưu trữ hoặc tích tụ trong gan nhưng để đảm bảo an toàn, người bệnh chỉ nên sử dụng sữa dừa 1 lần trong tuần.

3.4 Sữa hạnh nhân

Sữa hạnh nhân có mùi hương dịu nhẹ, dễ uống, đặc biệt là không gây kích ứng. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người bị gan nhiễm mỡ nên bổ sung sữa hạnh nhân trong chế độ dinh dưỡng của mình để kiểm soát được lượng chất béo trong cơ thể. Đặc biệt, sữa hạnh nhân không chứa cholesterol và chất béo bão hòa nên rất tốt cho sức khỏe, đồng thời, hỗ trợ rất tốt trong quá trình điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.

Ngoài ra, sữa hạnh nhân chứa rất ít calo nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng mà không sợ việc tăng cân mất kiểm soát, giúp cơ thể không bị tích tụ mỡ thừa và giảm gánh nặng cho các tế bào gan.

đậu nành làm giảm triệu chứng gan nhiễm mỡ

Sữa hạnh nhân có hương vị dịu nhẹ và rất thích hợp cho những bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ

3.5 Sữa tỏi

Tỏi chứa hàm lượng allicin và hợp chất sulfur dồi dào nên hỗ trợ tốt trong việc hạn chế sự tổng hợp của nồng độ cholesterol trong máu, giúp đào thải tốt các độc tố, lượng mỡ thừa bên trong cơ thể. Do đó, người bị gan nhiễm mỡ có thể dùng sữa tỏi để cải thiện tình trạng bệnh.

Chủ động bổ sung tinh chất thiên nhiên quý giúp phòng ngừa và hỗ trợ gan nhiễm mỡ

Sữa đậu nành có tác dụng tốt cho gan, tuy nhiên chỉ có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh chứ không có khả năng điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Do đó, cần tìm giải pháp khoa học hơn, có cơ chế tác động vào căn nguyên gây bệnh.

Theo thời gian, gan bị các yếu tố gây hại liên tục tấn công như: rượu bia, thực phẩm nhiễm độc, vi khuẩn, virus… khiến tế bào Kupffer (đại thực bào nằm ở xoang gan) phải hoạt động quá mức và tiết ra nhiều chất gây viêm, gây tổn thương các tế bào gan. Kết quả khiến gan bị hủy hoại, là nguyên nhân chính gây ra gan nhiễm mỡ, viêm gan, tăng men gan, xơ gan, ung thư gan.

Vì vậy, theo các nhà khoa học, để bảo vệ gan hiệu quả cần phải kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer, hạn chế tổn thương tế bào gan từ rất sớm, nhờ đó giúp gan giữ vững và tăng cường các chức năng tổng hợp và vai trò giải độc, khử độc.

hewel phòng gan nhiễm mỡ

Hewel đến từ Mỹ, với bộ đôi tinh chất đột phá S. Marianum và Wasabia Japonica thiên nhiên được chứng minh hỗ trợ kiểm soát tế bào Kupffer, tăng cường quá trình giải độc, chống độc, tăng sức đề kháng cho gan, từ đó cải thiện hỗ trợ giảm tình trạng gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra bộ đôi tinh chất quý Wasabia và S. Marianum thiên nhiên có tác dụng đặc hiệu lên tế bào Kupffer. Nghiên cứu cho thấy, bộ đội tinh chất này hỗ trợ kiểm soát tế bào Kupffer, làm giảm các chất gây viêm. Nhờ đó, hỗ trợ hạn chế quá trình mỡ hóa tế bào gan, cải thiện mô học gan nhiễm mỡ và ngăn chặn diễn tiến thành viêm gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan.

Bên cạnh đó, Wasabia có tác dụng tăng cường giải độc và bảo vệ gan vượt trội. Cụ thể, Isothiocyanates (ITCs) có trong Wasabia làm kích hoạt yếu tố Nrf2 thúc đẩy pha II của quá trình giải độc. Song song đó, hoạt chất Isothiocyanate còn cảm ứng mạnh với Glutathione-S-transferase (GST) giúp thúc đẩy quá trình giải độc, bảo vệ gan, tái tạo tế bào gan hư hại.

Qua những thông tin trên, hi vọng bạn được giải đáp thắc mắc gan nhiễm mỡ uống sữa đậu nành được không?. Ngoài bổ sung sữa đậu nành vào chế độ ăn hàng ngày, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Đặc biệt, bổ sung các tinh chất thiên nhiên quý như S. Marianum và Wasabia có khả năng kiểm soát tế bào Kupffer, từ đó, hạn chế quá trình mỡ hóa tế bào gan, cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ cũng như phòng ngừa các bệnh lý ở gan.

Đánh giá bài viết
19-09-2023

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bị gan nhiễm mỡ ăn mì tôm được không? Ăn mì gói lưu ý gì?

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh gan nhiễm mỡ. Do đó, chế độ dinh dưỡng, vận động đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện bệnh. Cũng vì vậy mà không ít người bệnh thắc mắc gan nhiễm mỡ ăn mì tôm được không?...
Chi tiết

Gan nhiễm mỡ ăn chuối được không? Loại chuối nào dùng được?

Chuối là loại quả giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chuối lại chứa lượng lớn carbs (đường và tinh bột). Vậy người gan nhiễm mỡ ăn chuối được không? Chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể qua bài chia sẻ dưới đây. Nhận biết bệnh gan...
Chi tiết

Bị gan nhiễm mỡ có chữa được không, có khỏi bệnh dứt điểm không?

Hiện nay, y học hiện đại vẫn chưa tìm được thuốc đặc trị cho bệnh gan nhiễm mỡ. Đây là lý do nhiều người lo lắng liệu bệnh gan nhiễm mỡ có chữa được không, có khỏi bệnh dứt điểm không? Câu trả lời nằm trong những chia sẻ trong...
Chi tiết

Top 8 cách phòng ngừa gan nhiễm mỡ, giúp ngăn bệnh tiến triển

Gan nhiễm mỡ nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan. Bệnh lý này thường rất khó phát hiện và việc điều trị cũng rất khó khăn khi tiến triển nghiêm trọng. Do đó, phòng tránh gan...
Chi tiết

Gan nhiễm mỡ không do rượu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách đề phòng

Gan nhiễm mỡ không do rượu là bệnh mãn tính, ảnh hưởng đến những người ít hoặc không sử dụng rượu bia. Vậy nguyên nhân thực tế là do đâu? Triệu chứng và biến chứng của bệnh này là gì? Gan nhiễm mỡ không do rượu là gì? Bệnh gan...
Chi tiết

Người bị gan nhiễm mỡ có ăn được thịt gà, thịt vịt không?

Khi bị gan nhiễm mỡ, chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Nhiều người thắc mắc người bị gan nhiễm mỡ có ăn được thịt gà, thịt vịt không? Các chuyên gia giải đáp cụ thể qua bài viết...
Chi tiết