Gan nhiễm mỡ độ 2 nên uống thuốc gì? Các thói quen gây bệnh?

05-07-2022

Tác Giả: Đội Ngũ Hewel

Nói đến bệnh gan nhiễm mỡ, nhiều người chỉ nghĩ đó là bệnh của người nghiện rượu, thừa cân béo phì. Tuy nhiên, không ít người dù không thuộc 2 đối tượng trên vẫn có thể mắc gan nhiễm mỡ độ 2 vì tính chất công việc phải ngồi nhiều, ít vận động, ăn uống kém dinh dưỡng và thức khuya. Vậy gan nhiễm mỡ độ 2 có nguy hiểm không, uống thuốc gì, có điều trị khỏi không là thắc mắc của rất nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích này.

mắc gan nhiễm mỡ độ 2 do ngồi nhiều

Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ độ 2

Gan nhiễm mỡ độ 2 là giai đoạn tích tụ và nuôi bệnh, khi lượng mỡ trong máu chiếm 10-20% trọng lượng gan. Lúc này người bệnh bắt đầu xuất hiện các biểu hiện như chán ăn, ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn, mệt mỏi… Gan nhiễm mỡ độ 2 do nhiều yếu tố, trong đó có những nguyên nhân phổ biến sau đây:

  • Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 mà không biết hoặc chủ quan không cải thiện, điều trị khiến bệnh phát triển nặng hơn và chuyển sang gan nhiễm mỡ độ 2.
  • Do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh như ăn nhiều chất béo, đồ ngọt, ít vận động…
  • Thường xuyên uống nhiều rượu bia: Việc cơ thể dung nạp quá nhiều rượu bia, và liên tục trong khoảng thời gian dài gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Bởi chất cồn trong rượu bia làm gián đoạn quá trình oxy hóa acid béo, làm tăng tích lũy và giảm ly giải chất béo, gây mỡ hóa tế bào gan.
  • Bị béo phì: Đây là đối tượng có nguy cơ cao dẫn đến gan nhiễm mỡ. Cơ thể của người béo phì thường xuyên cung cấp chất béo vượt ngưỡng cơ thể hấp thu nên gây ra hiện tượng tích tụ mỡ trong gan.
  • Tiểu đường: Bệnh tiểu đường sẽ làm rối loạn chuyển hóa glucose, đường huyết cao sẽ tạo thành một lớp bao phủ khiến gan mất đi chức năng chuyển hoá cholesterol dẫn tới tình trạng tích tụ nhiều cholesterol gây ra gan nhiễm mỡ.
  • Sút cân quá nhanh: Nguyên nhân là khi cơ thể không cung cấp đủ dưỡng chất sẽ giảm lượng đường trong máu, buộc cơ thể phải phân giải mỡ để cung cấp năng lượng cho hoạt sống của bản thân. Việc mỡ phân giải nhiều làm tăng lượng acid béo trong máu khiến gan tích mỡ. Hơn nữa, chế độ ăn uống kiêng khem quá mức cũng không đủ cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là những chất có vai trò chuyển hóa chất béo như protein, vitamin, muối vô cơ… là nguyên nhân mỡ xấu tích tụ lại ở hầu hết các cơ quan nội tạng, nhiều nhất là gan.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số loại thuốc điều trị mỡ máu, rối loạn nhịp tim, lao phổi, ung thư như: Methotrexate, Tamoxifen, Amiodarone và Axit Valproic… có thể gây ra tác dụng phụ, làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp protein và quá trình chuyển hóa lipoprotein gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ.

thói quen gây gan nhiễm mỡ độ 2

Người béo phì có nguy cơ gan nhiễm mỡ cao hơn so với người bình thường

Không bị thừa cân vẫn bị gan nhiễm mỡ

Cảm thấy sức khỏe có phần sa sút, chị M.C (31 tuổi, trưởng phòng tài chính) đã đến bệnh viện để khám, và khá sốc khi bác sĩ thông báo kết quả xét nghiệm cho thấy chị đang bị gan nhiễm mỡ độ 2. Sở dĩ bất ngờ là vì chị không uống rượu bia, không thích ăn các loại bánh kẹo và nước ngọt, cũng không bị thừa cân.

Theo chuyên gia lý giải, tình trạng gan nhiễm mỡ độ 2 của chị có thể là do tính chất công việc văn phòng, phải ngồi liên tục nhiều giờ trong ngày. Trên thực tế, không chỉ những người thừa cân hoặc nghiện bia rượu, những người dinh dưỡng kém, giảm cân quá nhanh hay những người ngồi nhiều, ít vận động cũng nguy cơ cao bị gan nhiễm mỡ và các chứng bệnh khác.

Khi được chuyên gia giải thích, chị M.C cũng cho biết thêm đúng là do công việc phải ngồi nhiều, ít đi lại, thậm chí có khi bận đến mức quên cả đi tiểu tiện nên dù chị không thừa cân nhưng vòng hai lại to ra. Thêm vào đó, do khối lượng công việc nhiều nên ăn uống không đúng giờ, có khi chỉ ăn qua loa cho qua bữa. Chị cũng thường phải thức đêm để giải quyết công việc.

Theo báo cáo mới đây của trường Đại học Missouri (Hoa Kỳ), việc ngồi liên tục và quá lâu nói riêng và ít vận động nói chung gây tác hại cho cơ thể. Đây cũng là vấn đề của cuộc sống hiện đại và gây ra nhiều bệnh lý. Vì khi cơ thể ở tư thế ngồi, các khối cơ thư giãn và hoạt động enzyme tiêu hóa giảm 90-95%, khiến lượng chất béo tồn đọng nhiều trong máu và gan. Do vậy, với những người ngồi làm việc quá lâu hoặc thường xuyên ngồi xem tivi, online trong thời gian dài ngoài khả năng bị gan nhiễm mỡ còn có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, đường huyết…

Thói quen gây hại gan thường gặp của dân văn phòng

Không chỉ là chế độ dinh dưỡng, uống nhiều rượu bia, mà chính những thói quen trong cách sinh hoạt, cách ăn uống, ngủ nghỉ thường gặp của nhân viên văn phòng cũng ảnh hưởng không nhỏ làm suy giảm chức năng gan, gây ra các bệnh lý về gan.

1. Ngồi nhiều và lâu

Nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn giới văn phòng, những người lao động trí óc có thói quen ngồi tại chỗ liên tục trong thời gian dài, ít vận động sẽ gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể và là nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm.

2. Thức khuya

Theo khoa học, khoảng từ 23h đến 1h sáng, gan sẽ làm nhiệm vụ thải độc, loại bỏ các chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Từ 1h đến 3h, túi mật trong gan giúp cơ thể tiêu hoá chất béo, mỡ xấu, cholesterol trong thức ăn và trong máu. Nếu bạn thức khuya, gan sẽ “vất vả” hơn làm tăng sinh các phản ứng oxy hóa tại gan.

gan nhiễm mỡ độ 2 uống thuốc gì

Thói quen thức khuya là một trong những nguyên nhân khiến gan suy yếu

3. Nhịn ăn

Gan đảm đương rất nhiều vụ và để đảm bảo hoạt động, gan cần được cung cấp năng lượng đầy đủ. Trong khi đó, thói quen nhịn ăn (đặc biệt là nhịn ăn sáng) sẽ khiến gan không đủ năng lượng làm giảm tần suất thanh lọc máu, làm cho các độc chất tích tụ ở gan ngày càng nhiều.

4. Nhịn tiểu

Mỗi ngày, gan phải tiếp nhận khoảng 4g nồng độ amoniac trong máu và những chất độc, virus, vi khuẩn khác từ thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm… Thói quen nhịn tiểu, các chất như amoniac, ure và nhiều thành phần khác trong nước tiểu sẽ thấm vào tĩnh mạch thận, sau đó vào máu và quay ngược trở lại gan. Lúc này, gan sẽ phải gồng gánh thêm một lượng amoniac, ure và nhiều chất độc hại khác có trong nước tiểu.

Thói quen thức khuya, nhịn ăn, hay nín tiểu vừa làm độc chất tích tụ ở gan càng nhiều khiến các tế bào gan phải làm việc liên tục để khử độc chất tạo ra các phản ứng oxy hóa sản sinh ra các chất trung gian độc hại (ROS Reactive Oxygen Species) kích hoạt tế bào Kupffer (là một đại thực bào nằm trong xoang gan, có nhiệm vụ xử lý các vi khuẩn, hồng cầu già chết… tạo phản ứng miễn dịch) phóng thích quá nhiều các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β và Interleukin…

Các chất này sẽ hủy hoại các tế bào gan và làm suy giảm vai trò của gan, đóng vai trò quan trọng góp phần gây ra những bệnh lý nguy hiểm của gan. Trong đó, yếu tố tiền viêm TNF-α được nghiên cứu cho thấy là chất gây gan nhiễm mỡ.

Lời khuyên cho người mắc gan nhiễm mỡ độ 2

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị gan nhiễm mỡ, phương pháp hỗ trợ cải thiện chủ yếu vẫn là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và tăng cường vận động, tập thể thao. Đặc biệt, cần tăng cường và duy trì luyện tập thể thao với những người mắc bệnh nhiễm mỡ độ 2 là do ngồi nhiều, ít vận động.

Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo mỗi ngày nên dành ít nhất ba mươi phút cho các hoạt động vận động cơ thể nhằm thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng cường hiệu quả chuyển hóa năng lượng. Lưu ý, cần vận động đều đặn mỗi ngày với một cường độ vừa phải sẽ giúp kiểm soát tốt cân nặng và tình trạng sức khỏe, giảm các nguy cơ bệnh thể chất và tâm lý.

Với những người mắc gan nhiễm mỡ, nên tham vấn với chuyên gia dinh dưỡng về chế độ dinh dưỡng cũng như môn thể thao, cường độ tập luyện phù hợp với mỗi cá nhân. Điều này phụ thuộc vào tuổi tác, chiều cao, cân nặng, cũng như điều kiện sức khỏe đi kèm như người bệnh có mắc các bệnh về tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu… để các chuyên gia thiết kế riêng cho từng cá nhân.

Bên cạnh đó, người bệnh nên lưu ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và kiểm tra sức khỏe định kỳ từ 3-6 tháng/lần, đồng thời sử dụng sản phẩm bảo vệ gan dựa trên cơ chế kiểm soát tế bào Kupffer nhằm hạn chế sản sinh các yếu tố TNF-α giúp hỗ trợ phòng và cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.

gan nhiễm mỡ độ 2 chữa được không

Mỗi ngày cần dành ra 30 phút để vận động giúp gan được hoạt động tốt hơn

Điều trị gan nhiễm mỡ độ 2 nên uống gì?

Đến nay chưa có loại thuốc đặc trị nào dành cho gan nhiễm mỡ, chỉ có một số loại thuốc bổ sung giúp kiểm soát gan nhiễm mỡ độ 2 bao gồm:

  • Choline: Loại thuốc này có thể phòng ngừa và hỗ trợ hoặc làm giảm tình trạng gan nhiễm mỡ, giúp chuyển đổi methyl và thay đổi lipoprotein trong cơ thể.
  • Methionine (met): Loại thuốc này cung cấp methyl tạo thành choline cho cơ thể người bệnh đang thiếu hụt, hỗ trợ làm tan mỡ trong gan, bảo vệ gan và giải độc gan. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc chỉ bằng 10-20% choline.
  • Acid amin: Đây là chất căn bản để hình thành các mô trong cơ thể. Ngoài ra, chúng còn có vai trò duy trì và phục hồi chức năng gan, phục hồi các tế bào tổn thương ở gan. Vì vậy, muốn duy trì hàm lượng protein trong cơ thể, người mắc bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 cần bổ sung thêm acid amin. Tuy nhiên, không dùng nhiều.
  • Các loại vitamin: Những loại vitamin rất tốt và cần thiết cho quá trình trao đổi chất cho cơ thể. Cần lưu ý bổ sung các loại vitamin B, C, E cần thiết vào quá trình hòa tan chất béo trong gan, cung cấp dinh dưỡng, và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ độ 2 có nguy hiểm không?

Gan nhiễm mỡ giai đoạn 2 là giai đoạn chuyển tiếp giữa mức độ nhẹ và nặng của bệnh. Bệnh ở giai đoạn 2 là khi bệnh tiến triển nặng hơn so với giai đoạn 1, lúc này bệnh thường có những biểu hiện rõ ràng hơn như chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, đau bụng…

Xét về mức độ nguy hiểm thì gan nhiễm mỡ cấp độ 2 chưa nguy hại đến tính mạng. Tuy nhiên, gan nhiễm mỡ giai đoạn 2 được là giai đoạn “tiền thân” của các bệnh lý nguy hiểm về gan như viêm gan, xơ gan, ung thư gan, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị tích cực từ sớm. Bệnh chuyển từ giai đoạn 2 sang giai đoạn 3 là rất nhanh. Từ đây, bệnh gan nhiễm mỡ rất khó điều trị và để lại nhiều biến chứng.

Nếu thấy cơ thể có biểu hiện bất thường thì cần thăm khám sớm để có hướng điều trị càng sớm càng tốt. Gan nhiễm mỡ ở giai đoạn 2 vẫn có cơ hội phục hồi nếu phát hiện và điều trị tích cực kịp thời.

Gan nhiễm mỡ độ 2 có chữa khỏi được không?

Vì chưa có thuốc đặc trị cho gan nhiễm mỡ nên cách điều trị bệnh tốt nhất là bên cạnh sử dụng một số thuốc giúp kiểm soát gan nhiễm mỡ theo chỉ định của bác sĩ thì cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng, luyện tập và chủ động bổ sung các dưỡng chất giúp chống độc, bảo vệ gan từ bên trong.

Người bị gan nhiễm mỡ nên cần có chế độ ăn khoa học cân đối 4 nhóm dưỡng chất quan trọng là tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Nên tăng cường rau xanh, trái cây tươi, hạn chế các thực phẩm có nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, tránh nhóm gia vị cay nóng, hạn chế rượu bia và thường xuyên vận động.

Song song đó, người bệnh cần có biện pháp chủ động chống độc, bảo vệ gan từ sớm. Theo các nhà khoa học Mỹ, nguyên nhân gốc rễ gây ra các bệnh lý về gan là do tế bào Kupffer hoạt động quá mức, phóng thích quá nhiều các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β và Interleukin… hủy hoại các tế bào gan và làm suy giảm chức năng của gan. Vì vậy, cần có biện pháp kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer.

hewel cải thiện gan nhiễm mỡ độ 2

Hewel kết hợp bộ đôi tinh chất quý từ thiên nhiên là Wasabia và S.Marianum có tác dụng phòng ngừa và cải thiện các bệnh lý về gan

Trải qua nhiều năm nghiên cứu bằng sinh học phân tử và ứng dụng công nghệ tiến tiến, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời sản phẩm Hewel kết hợp bộ đôi tinh chất quý từ thiên nhiên là Wasabia và S.Marianum có tác dụng phòng ngừa và cải thiện các bệnh lý về gan.

Nhờ khả năng kiểm soát tốt tế bào Kupffer của bộ đôi hoạt chất Wasabia và S.Marianum, Hewel mang đến hiệu quả kép chống độc, kháng khuẩn từ bên ngoài và ngăn chặn sự phá hủy – tổn thương tế bào gan, bảo vệ gan từ bên trong. Đặc biệt, giúp hạ men gan, phòng và hỗ trợ phục hồi chức năng gan trong các trường hợp viêm gan mạn tính, xơ gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan, tổn thương gan do rượu bia.

Ngoài ra, để tầm soát sức khỏe, cũng như phát hiện và điều trị tích cực từ sớm gan nhiễm mỡ độ 2, mọi người cần theo dõi sức khỏe của mình, thăm khám sức khỏe định kỳ, và khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì cần đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín để thăm khám ngay. Việc phát hiện bệnh sớm thì khả năng chữa trị càng dễ và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Đánh giá bài viết
18-09-2023

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bị gan nhiễm mỡ ăn mì tôm được không? Ăn mì gói lưu ý gì?

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh gan nhiễm mỡ. Do đó, chế độ dinh dưỡng, vận động đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện bệnh. Cũng vì vậy mà không ít người bệnh thắc mắc gan nhiễm mỡ ăn mì tôm được không?...
Chi tiết

Gan nhiễm mỡ ăn chuối được không? Loại chuối nào dùng được?

Chuối là loại quả giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chuối lại chứa lượng lớn carbs (đường và tinh bột). Vậy người gan nhiễm mỡ ăn chuối được không? Chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể qua bài chia sẻ dưới đây. Nhận biết bệnh gan...
Chi tiết

Bị gan nhiễm mỡ có chữa được không, có khỏi bệnh dứt điểm không?

Hiện nay, y học hiện đại vẫn chưa tìm được thuốc đặc trị cho bệnh gan nhiễm mỡ. Đây là lý do nhiều người lo lắng liệu bệnh gan nhiễm mỡ có chữa được không, có khỏi bệnh dứt điểm không? Câu trả lời nằm trong những chia sẻ trong...
Chi tiết

Top 8 cách phòng ngừa gan nhiễm mỡ, giúp ngăn bệnh tiến triển

Gan nhiễm mỡ nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan. Bệnh lý này thường rất khó phát hiện và việc điều trị cũng rất khó khăn khi tiến triển nghiêm trọng. Do đó, phòng tránh gan...
Chi tiết

Gan nhiễm mỡ không do rượu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách đề phòng

Gan nhiễm mỡ không do rượu là bệnh mãn tính, ảnh hưởng đến những người ít hoặc không sử dụng rượu bia. Vậy nguyên nhân thực tế là do đâu? Triệu chứng và biến chứng của bệnh này là gì? Gan nhiễm mỡ không do rượu là gì? Bệnh gan...
Chi tiết

Người bị gan nhiễm mỡ có ăn được thịt gà, thịt vịt không?

Khi bị gan nhiễm mỡ, chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Nhiều người thắc mắc người bị gan nhiễm mỡ có ăn được thịt gà, thịt vịt không? Các chuyên gia giải đáp cụ thể qua bài viết...
Chi tiết