4 cách phòng ngừa viêm gan B hiệu quả và đúng khoa học
Hiện nay, virus viêm gan B vẫn là mối đe dọa lớn đến sức khỏe toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2019, khoảng 296 triệu người đang sống chung với bệnh viêm gan B mãn tính, với 1,5 triệu ca nhiễm mới mỗi năm. Ở Việt Nam hiện nay số người nhiễm virus viêm gan B chiếm khoảng 20% dân số. Điều đáng nói, virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm nhanh gấp 100 lần so với virus HIV/AIDS. Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh, chuyên gia chỉ ra 4 cách phòng ngừa viêm gan B hiệu quả, đúng khoa học ngay sau đây.
Viêm gan B nguy hiểm như thế nào?
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Viêm gan B tồn tại dưới 2 dạng là viêm gan B cấp tính (kéo dài trong vòng 6 tháng kể từ khi người bệnh tiếp xúc với virus HBV) và viêm gan B mạn tính (kéo dài hơn 6 tháng). Viêm gan B cấp tính có thể tự khỏi mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, có khoảng 10% trường hợp viêm gan B không tự khỏi hoặc không thể điều trị khỏi hoàn toàn có khả năng kéo dài thành mạn tính và người bệnh phải chấp nhận sống chung với nó suốt đời.
1. Khả năng lây nhiễm cao
Nếu như viêm A chỉ lây qua đường ăn uống thì con đường lây nhiễm của viêm gan B đa dạng hơn và tương tự như HIV/AIDS, với 3 đường lây chính:
-
- Lây truyền qua đường máu: dùng chung bơm kim tiêm, nhận truyền máu hoặc các chế phẩm có chứa virus; xăm hình, xỏ khuyên, làm móng hoặc thực hiện các thủ thuật y tế, thẩm mỹ không đảm bảo vệ sinh, có chứa virus; dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng có dính máu người bệnh.
-
- Lây truyền qua quan hệ tình dục: virus viêm gan B lây truyền khi quan hệ tình dục khác giới hoặc đồng giới thông qua tiếp xúc với tinh dịch, dịch âm đạo hoặc máu của người bệnh.
-
- Mẹ truyền sang con: phụ nữ mang thai nhiễm viêm gan B có thể lây truyền sang cho con. Tỷ lệ lây nhiễm phụ thuộc vào thời điểm người mẹ bị nhiễm bệnh. Nếu trong 3 tháng đầu thai kỳ người mẹ mắc bệnh, tỷ lệ lây nhiễm sang con là 1%. Nếu người mẹ nhiễm virus trong 3 tháng giữa thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm là 10% và 60% nếu người mẹ nhiễm bệnh trong 3 tháng cuối thai kỳ. Và nguy cơ lây truyền cho em bé có thể lên đến 90% nếu không có biện pháp bảo vệ sau sinh.
2. Không có triệu chứng rõ ràng
Theo thống kê, hầu hết trẻ dưới 5 tuổi, người suy giảm hệ thống miễn dịch, khi nhiễm virus HBV cấp tính sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Những đối tượng còn lại gồm trẻ lớn hơn, thanh thiếu niên, người trưởng thành chỉ có khoảng 30-50% sẽ có các triệu chứng ban đầu như: sốt; mệt mỏi; chán ăn, ăn không ngon; buồn nôn và nôn; đau bụng; nước tiểu có màu vàng đậm; phân nhạt màu; đau khớp; vàng da, vàng mắt. Tuy nhiên, các triệu chứng này dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên người bệnh dễ chủ quan khiến bệnh âm thầm tiến triển thành viêm gan B mạn tính.

Rối loạn tiêu hóa cũng là một trong những triệu chứng thường thấy của viêm gan B
3. Biến chứng nguy hiểm
Viêm gan B khi bước vào giai đoạn mãn tính nếu không được can thiệp điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:
Xơ gan: Viêm gan B mạn tính có thể hình thành các mô sẹo ở gan, gây xơ gan làm suy giảm khả năng hoạt động của gan và có thể gây tử vong vì các biến chứng như: nhiễm khuẩn, chảy máu tiêu hóa và hôn mê gan.
Ung thư gan: Những người bị nhiễm viêm gan B mãn tính có nguy cơ ung thư gan cao hơn 200 lần so với những người không mắc bệnh.
Suy gan: Virus HBV dần phá hủy các tế bào gan, làm tổn thương và suy giảm chức năng gan. Lúc này, gan không thể thực hiện được các chức năng quan trọng như thải độc, lọc máu, chuyển hóa chất, tổng hợp chất… Suy gan cấp dẫn đến suy hô hấp, suy đa tạng và gây tử vong.
Các vấn đề sức khỏe khác: Người bị viêm gan B mãn tính có thể phát triển thành viêm cầu thận, tăng áp tĩnh mạch cửa, bệnh não gan.
Cách phòng ngừa viêm gan B hiệu quả
Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để phòng ngừa viêm gan B là tiêm tiêm phòng vaccine. Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt khoa học và hạn chế các nguy cơ có thể làm lây truyền virus viêm gan B. Cụ thể:
1. Tiêm phòng vaccine
Đây là cách phòng bệnh viêm gan B hiệu quả nhất. Trẻ em và người lớn cần tiêm vaccine đúng lịch và đủ số mũi tiêm theo khuyến cáo. Tùy vào từng độ tuổi mà số mũi tiêm vaccine phòng viêm gan B được khuyến cáo cũng khác nhau.
-
- Tất cả trẻ sơ sinh cần được tiêm chủng 1 mũi vaccine ngừa viêm gan B ngay sau tiêm, tốt nhất là trong vòng 24 giờ sau khi sinh.
-
- Riêng với trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm viêm gan B, ngoài 1 mũi vaccine ngừa viêm gan B như các trẻ khác, bé cần được tiêm thêm 1 mũi kháng thể HBIg trong vòng 12-24h đầu sau sinh, để tạo miễn dịch thụ động và một mũi vaccine viêm gan B tái tổ hợp để tạo miễn dịch chủ động cho trẻ.
-
- Đối với người lớn, trước khi tiêm vaccine cần làm xét nghiệm máu, để xem cơ thể đã có kháng thể HBV chưa. Trường hợp chưa từng nhiễm virus viêm gan B bác sĩ sẽ chỉ định tiêm vaccine phòng ngừa.

Tiêm ngừa viêm gan B là cách phòng ngừa viêm gan B hiệu quả và an toàn nhất (Nguồn: VNVC – Hệ thống tiêm chủng vắc xin cho người lớn và trẻ em)
2. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống hàng ngày giữ vai trò đối với sức khỏe của gan và góp phần phòng ngừa viêm gan B cũng như các bệnh về gan khác. Bên cạnh việc ăn đầy đủ và cân bằng các nhóm dưỡng chất. Bạn cần chọn ưu tiên chọn các thực phẩm đa dạng chất dinh dưỡng như: protein nạc, sữa, chất béo lành mạnh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh…. giúp gan hoạt động trơn tru hơn. Các loại thực phẩm như: cam, bưởi, việt quất, nho, táo, quả hạch và các béo được khuyến khích vì có lợi cho gan.
Bạn nên uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày giữ cho gan luôn hoạt động tốt. Ngoài ra, bạn nên tránh chất béo trans-fat trong thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn…; thực phẩm không còn tươi, thức ăn hun khói, tái sống và các loại thức ăn có gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu…

Chế độ ăn uống nhiều rau xanh, trái cây góp phần duy trì sức khỏe của gan và cũng là cách phòng ngừa viêm gan B hiệu quả
3. Thói quen lành mạnh
Tập thể dục, thể thao thường xuyên là bí kíp để có một lá gan khỏe mạnh. Thể dục, thể thao giúp giảm căng thẳng cho gan, tăng mức năng lượng, kiểm soát cân nặng nhờ đó phòng ngừa nhiều bệnh lý ở gan. Một số bộ môn luyện tập giúp hỗ trợ chức năng của gan như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, tập tạ, yoga…
Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày để gan làm việc hiệu quả hơn, đồng thời, hạn chế thức khuya. Ngoài ra, bạn cần tránh xa stress, căng thẳng và cố gắng giải tỏa áp lực, cân bằng giữa công việc và cuộc sống, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, đi du lịch và thực hiện các đam mê, sở thích của bản thân.
Ngoài ra bạn cần hạn chế rượu, bia. Theo các chuyên gia, uống rượu bia không có ngưỡng nào là an toàn nên cần hạn chế tối đa. Nếu có uống, không nên vượt quá 2 đơn vị cồn/ngày với nam giới, 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới. Một đơn vị cồn tương đương với 3/4 lon bia 330ml (5%); 1 ly rượu vang 100ml (13,5%) hoặc một chén rượu mạnh 30ml (40%).
4. Quan hệ tình dục an toàn
Một trong những con đường lây nhiễm virus HBV thường gặp là quan hệ tình dục không an toàn. Dùng bao cao su không chỉ là cách phòng ngừa viêm gan B mà còn phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.
Làm thế nào để phòng tránh viêm gan B khi tiếp xúc với người bệnh?
Ngoài 4 cách phòng ngừa viêm gan B kể trên, bạn cần lưu ý các biện pháp phòng tránh viêm gan B khi tiếp xúc với người bệnh:
-
- Không dùng chung kim tiêm hoặc các dụng cụ y tế đã tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của người bệnh.
- Đeo găng tay nếu phải chạm vào máu hoặc vết thương hở
- Khi xăm hình hoặc xỏ xuyên cần chọn địa chỉ an toàn, đảm bảo các dụng cụ được vô trùng đúng cách
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, đồ cắt móng tay…
Chủ động cải thiện chức năng gan, tăng khả năng thải độc và bảo vệ gan nhờ kiểm soát hiệu quả tế bào Kupffer
Theo các chuyên gia, khi virus HBV xâm nhập vào gan, một mặt sẽ sẽ làm tổn thương các tế bào gan, mặt khác sẽ khiến tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức và sản sinh ra các chất gây viêm, đặc biệt là Interleukin, làm huỷ hoại tế bào gan, khiến gan suy giảm chức năng và có thể dẫn đến xơ gan, thậm chí ung thư gan.
Do đó, các nhà khoa học trên thế giới nhấn mạnh, việc kiểm soát tế bào Kupffer là mục tiêu quan trọng trong việc giải độc, chống độc, phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về gan. Trải qua nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra bộ đôi tinh chất Wasabia Japonica và S. Marianum thiên nhiên (có trong sản phẩm Hewel) có khả năng khử độc và hỗ trợ kiểm soát hiệu quả tế bào Kupffer. Nhờ đó, mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ, chăm sóc và phòng ngừa các bệnh lý ở gan.
Các nghiên cứu tại Nhật và Đức đã chỉ rõ, 2 tinh chất Wasabia Japonica và S. Marianum giúp giảm sản sinh đến 50% các chất gây viêm Interleukin, TNF-α, TGF-β…, nhờ đó chủ động chống độc cho gan từ bên trong và các chất độc tấn công từ bên ngoài. Mặt khác, Wasabia Japonica và S. Marianum còn tăng cường đáng kể Nrf2 (loại protein đặc biệt có tác dụng kích hoạt hệ thống chống oxy hóa) lên đến 3 lần nhờ đó thúc đẩy quá trình khử độc tại gan, phòng tránh các bệnh về gan và giúp gan khỏe mạnh thực hiện tốt vai trò chuyển hóa, giải độc cho cơ thể. Đây được đánh giá là giải pháp toàn diện từ gốc nhờ đánh đúng vào tác nhân sinh bệnh.

Viên uống Hewel chứa bộ đôi tinh chất Wasabia Japonica và S. Marianum giúp hỗ trợ kiểm soát hiệu quả hoạt động của tế bào Kupffer, tăng cường chống độc, giải độc, bảo vệ gan
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, với tốc độ lây lan nhanh. Do đó, cần chủ động phòng ngừa viêm gan B bằng cách tiêm phòng đầy đủ; xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học; quan hệ tình dục an toàn. Đồng thời, bổ sung 2 viên Hewel mỗi ngày để hỗ trợ kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer, nhờ đó tăng cường chống độc, giải độc, bảo vệ gan.