Bị viêm gan B có hiến máu được không? Tiêm vacxin thì sao?
Hiến máu là nghĩa cử cao đẹp mang đậm giá trị nhân văn. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ điều kiện để hiến máu. Nhiều người bị viêm gan B thắc mắc: viêm gan B có hiến máu được không? Cùng chuyên gia đi tìm câu trả lời chính xác nhất qua bài viết dưới đây.
Viêm gan B là gì?
Viêm gan B (hay còn gọi là viêm gan siêu vi B) là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus viêm gan B (HBV). HBV ảnh hưởng lớn đến hoạt động của gan, gây viêm gan và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy gan, xơ gan, ung thư gan đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Viêm gan B được chia làm 2 dạng là viêm gan B cấp tính và viêm gan B mạn tính.
- Viêm gan B cấp tính, phát sinh trong khoảng 6 tháng kể từ khi người bệnh nhiễm virus. Đa phần viêm gan B cấp tính không có triệu chứng hoặc chỉ bị nhẹ và trên thực tế có đến 90% người trưởng thành bị nhiễm HBV sẽ tự khỏi bệnh. Tuy nhiên, một số ít trường hợp nếu hệ miễn dịch không thể tự loại bỏ được virus, viêm gan B sẽ tiến triển thành dạng mạn tính.
- Viêm gan B mạn tính là tình trạng nhiễm virus kéo dài 6 tháng trở lên kể từ khi bị nhiễm. Virus viêm gan B không được loại bỏ mà tiếp tục tồn tại một cách âm thầm trong máu và gan của người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, viêm gan B mạn tính có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như suy gan, xơ gan, ung thư gan và thậm chí là tử vong.
Theo các chuyên gia, khả năng viêm gan B tiến triển thành mạn tính phụ thuộc nhiều vào độ tuổi của người bệnh. Người nhiễm HBV có độ tuổi càng trẻ thì khả năng viêm gan phát triển thành mãn tính càng cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có đến 80-90% trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh trong năm đầu đời và 30-50% trẻ bị nhiễm bệnh trước 6 tuổi tiến triển thành mạn tính. Trong khi đó, tỷ lệ này ở người trưởng thành mắc bệnh thấp hơn rất nhiều (dưới 5%).
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng đe dọa đến tính mạng người bệnh
2. Các con đường lây truyền viêm gan B
Các con đường lây truyền viêm gan B tương tự như virus HIV, tuy nhiên khả năng lây nhiễm của HBV cao hơn 100 lần so với HIV. Các con đường lây truyền viêm gan B cụ thể:(2)
2.1 Lây truyền qua đường máu
Virus HBV dễ dàng lây lan qua đường máu bằng nhiều hình thức khác nhau:
- Dùng chung bơm kim tiêm với người bệnh, đặc biệt là tiêm chích ma túy
- Nhận máu hoặc các chế phẩm từ máu có chứa virus, sử dụng dụng cụ y tế dính máu có chứa virus không được khử trùng đúng cách
- Dùng các dụng cụ xăm hình, xỏ khuyên, làm móng hoặc thực hiện các thủ thuật y tế, thẩm mỹ có chứa virus chưa qua khử trùng
- Dùng chung vật dụng cá nhân có nguy cơ tiếp xúc với máu người bệnh như dao cạo râu, bàn chải đánh răng…
2.2 Lây nhiễm từ mẹ sang con
Phụ nữ mang thai bị nhiễm virus HBV có thể truyền bệnh cho con, trẻ có thể bị nhiễm virus HBV khi tiếp xúc với máu của mẹ hoặc thông qua dịch âm đạo khi trẻ chui qua âm đạo của mẹ lúc sinh. Tỷ lệ lây nhiễm phụ thuộc vào thời điểm mẹ bầu bị nhiễm bệnh. Cụ thể, nếu người mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ, tỉ lệ lây nhiễm sang con là 1%. Trong 3 tháng giữa thai kỳ tỉ lệ là 10% và trên 60% nếu mẹ bị nhiễm trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nguy cơ lây truyền cho trẻ có thể lên đến 90% nếu không có biện pháp bảo vệ sau sinh.
2.3 Lây truyền qua đường tình dục
Virus viêm gan B hiện diện trong tinh dịch và dịch âm đạo của người bệnh, do đó khi quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh viêm gan B sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh, kể cả khi quan hệ tình dục bằng miệng hoặc hậu môn.
Tuy nhiên viêm gan B không lây lan qua các tiếp xúc thông thường như bắt tay, ôm… Bệnh cũng không lây lan khi ho, hắt hơi, dùng chung dụng cụ ăn uống…
3. Người mắc bệnh viêm gan B có hiến máu được không?
Các chuyên gia khẳng định, người mắc bệnh viêm gan B không thể hiến máu cho các đối tượng khác được dù có cùng nhóm máu với các đối tượng cần truyền máu. Bởi con đường lây nhiễm chính của virus HBV là qua đường máu khi kết quả là dương tính hoặc ngay cả khi kết quả xét nghiệm HBV đã âm tính và chỉ duy nhất anti HBe dương tính. Vì vậy, những đối tượng này vẫn có nguy cơ lây nhiễm virus cho đối tượng nhận máu, do đó, những người bị viêm gan B hoặc có tiền sử viêm gan B không thể hiến máu cho các đối tượng khác.
Người bị viêm gan B không được hiến máu vì có thể lây virus cho người nhận máu
Cần lưu ý, vì con đường lây nhiễm virus HBV khá đa dạng và dễ dàng. Do đó, khi bị nhiễm HBV người bệnh cần nâng cao ý thức phòng ngừa cho những người xung quanh, ngoài việc không được hiến máu, người bệnh cần bảo vệ cho người bạn đời của mình bằng cách dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, người mẹ nhiễm bệnh mang thai cần tư vấn dự phòng từ bác sĩ chuyên khoa, tránh các vết thương hở tiếp xúc với người khác…(3)
4. Người tiêm vắc xin viêm gan B có được hiến máu không?
Tiêm vắc xin viêm gan B có được hiến máu không? Câu trả lời là có, tuy nhiên, những người đã tiêm vắc xin viêm gan B sẽ tạm hoãn hiến máu 2 tuần kể từ ngày tiêm vắc xin ngừa viêm gan B và phải chắc chắn rằng đang không bị nhiễm virus viêm gan B. (1)
5. Đã điều trị khỏi viêm gan B có được hiến máu không?
Nếu bạn đã được điều trị thành công viêm gan B và kết quả xét nghiệm viêm gan B của bạn gồm HBsAg âm tính và Anti HBs dương tính thì bạn hoàn toàn có thể hiến máu trở lại. Lưu ý, khi đi hiến máu bạn cần mang theo kết quả của 2 xét nghiệm trên để làm bằng chứng.
6. Phương pháp điều trị viêm gan B hiệu quả
Tùy thuộc vào thể trạng và cấp độ của viêm gan B mà bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp:
- Đa số trường hợp viêm gan B cấp tính thường sẽ tự khỏi, tuy nhiên cũng có tỷ lệ nhỏ tiến triển thành suy gan cấp nguy hiểm đến tính mạng. Do đó người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và theo dõi. Người bệnh cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để hỗ trợ cơ thể tăng sức đề kháng để chống lại virus.
- Trường hợp viêm gan B mạn tính, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc. Liệu pháp điều trị bằng thuốc chỉ được sử dụng nếu virus viêm gan B đang hoạt động. Hiện nay, có 7 loại thuốc được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận gồm 5 loại thuốc uống và 2 loại thuốc tiêm: Tenofovir disoproxil (Viread) hay Tenofovir alafenamide (Vemlidy), Entecavir (Baraclude), Telbivudine (Tyzeka hoặc Sebivo), Adefovir Dipivoxil (Hepsera), Lamivudine (Epivir-HBV, Zeffix hoặc Heptadin):, Interferon alpha , Peg-interferon alpha.
Lưu ý, người bệnh phải tích cực điều trị theo phác đồ của bác sĩ để hỗ trợ phòng ngừa xơ gan, ung thư gan. Khi bệnh đã chuyển sang thể mạn tính, virus viêm gan B sẽ sinh sôi mạnh mẽ hơn ở những bệnh nhân bị ức chế miễn dịch hoặc ngưng đột ngột thuốc kháng virus đang sử dụng. Do đó, phải tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của bác sĩ, việc bỏ dở liệu trình giữa chừng có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn với các biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh nên bổ sung tinh chất thiên nhiên, hỗ trợ tăng cường khả năng chống độc, giải độc và bảo vệ gan. Theo các chuyên gia, khi bị virus viêm gan B tấn công các tế bào gan, lúc này các tế bào Kupffer liên tục phóng thích các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β… để bảo vệ gan. Tuy nhiên, khi bị kích thích quá mức sẽ sản sinh các chất gây viêm làm tổn thương các tế bào gan, gây ra viêm, xơ hóa gan, hình thành bệnh lý như gan nhiễm mỡ, viêm gan, tăng men gan, xơ gan, ung thư gan. Vì vậy, muốn gan khỏe, hoạt động hiệu quả phải kiểm soát ổn định tế bào này.
Nhờ vào ứng dụng thành công của công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ phát hiện bộ đôi tinh chất quý là Wasabia và S. Marianum thiên nhiên (có trong sản phẩm Hewel) có khả năng hỗ trợ kiểm soát hiệu quả hoạt động của tế bào Kupffer. Kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Nghiên cứu bệnh Gan Hoa Kỳ (AASLD) cho thấy, sự kết hợp của bộ đôi tinh chất Wasabia và S. Marianum giúp kiểm soát tế bào Kupffer hỗ trợ cải thiện đáng kể tình trạng viêm và tổn thương các tế bào gan, ngăn chặn quá trình hình thành các sợi xơ hóa gan. Ngoài ra, bộ đôi này còn thúc đẩy quá trình khử độc tại gan, tăng cường khả năng chống độc cho gan. Nhờ đó, bộ đôi tinh chất này hỗ trợ các liệu pháp khắc phục viêm gan siêu vi B, C; giảm tác hại của hóa trị, xạ trị. Đồng thời, tăng cường hoạt động tế bào gan, bảo vệ và tái tạo cấu trúc gan.
Hewel chứa bộ đôi tinh chất Wasabia và S. Marianum có khả năng hỗ trợ kiểm soát hiệu quả tế bào Kupffer giúp hỗ trợ các liệu pháp khắc phục viêm gan siêu vi B, C và tăng cường khả năng chống độc, bảo vệ gan
Như vậy viêm gan B có hiến máu được không? Câu trả lời là không. Và qua những thông tin giải đáp liên quan về bệnh viêm gan B, hy vọng bạn có thể trang bị cho mình những kiến thức căn bản về căn bệnh này để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cũng như phòng ngừa lây truyền cho những người xung quanh.