Viêm gan cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

09:01 25/01/2021

Thói quen uống rượu bia quá nhiều khiến nam giới dễ mắc các bệnh về gan từ viêm gan cấp tính đến viêm gan mạn tính, thậm chí đối diện với ung thư gan. Hầu hết các trường hợp viêm gan cấp tính sẽ tự khỏi, tuy nhiên, cũng có trường hợp viêm gan cấp tính tiến triển thành suy gan cấp rất nguy hiểm. Do vậy, hiểu được nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị là cách phòng ngừa bệnh tiến triển. 

1. Viêm gan cấp tính là gì?

Căn cứ vào thời gian kéo dài của bệnh, viêm gan được chia thành hai loại viêm gan cấp tính và viêm gan mãn tính. Sự khác nhau giữa hai loại viêm gan này phụ thuộc vào thời gian mà virus viêm gan tồn tại trong cơ thể. Với viêm gan cấp tính, virus chỉ tồn tại trong cơ thể dưới 6 tháng còn viêm gan mạn tính, là tình trạng virus viêm gan B tồn tại trong cơ thể trên 6 tháng, và thường không có biểu hiện rõ rệt. Phần lớn người bị viêm gan cấp tính thường tự phục hồi.

Nếu như người mắc viêm gan cấp tính thường có khả năng tự phục hồi thì viêm gan mạn tính nguy cơ cao sẽ tiến triển nặng thành xơ gan, thậm chí ung thư gan. Vì thế mà mỗi loại viêm gan lại “sở hữu” những đặc điểm riêng và mức độ gây hại cho cơ thể khác nhau.(1)

2. Triệu chứng viêm gan cấp tính

Viêm gan cấp thường có những triệu chứng như mệt mỏi, ăn không tiêu, buồn nôn, có khi bị nôn, sốt. Sau nhiều ngày có thể xuất hiện vàng da, vàng mắt. Một số bệnh nhân bị viêm gan cấp do virus B có thể bị đau khớp, bị lú lẫn và hôn mê.

triệu chứng viêm gan cấp

Những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm gan

3. Nguyên nhân gây viêm viêm gan cấp tính

Viêm gan cấp có thể đến từ các nguyên nhân như virus (thường là viêm gan A, B), ký sinh trùng, thuốc (ngộ độc paracetamol liều cao), rượu bia… Chung quy lại, viêm gan cấp được chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính: viêm gan do virus và viêm gan không do virus.

3.1 Viêm gan do virus

Viêm gan do virus, căn cứ vào loại virus, mức độ và thời gian kéo dài bệnh sẽ được phân thành những loại khác nhau bao gồm:

  • Viêm gan A: Nguyên nhân là do sử dụng thực phẩm bị nhiễm virus. Thế nhưng nguy cơ gây viêm gan cấp rất thấp vì phần lớn người mắc bệnh viêm gan A đều tự phục hồi.
  • Viêm gan B: Những nguyên nhân gây bệnh được “chỉ điểm” là do quan hệ tình dục với người mắc bệnh hoặc dùng chung kim tiêm. Virus này cũng được xác định là lây truyền từ mẹ sang con. Bệnh nguy hiểm ở chỗ chỉ 1% là có biểu hiện bệnh nhưng có khả năng lây nhiễm ngay cả khi người bệnh không còn triệu chứng.
  • Viêm gan C: Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với máu bị lây nhiễm (dùng chung kim tiêm, dụng cụ xăm hình…). Ngoài ra, bệnh còn lây qua đường tình dục và mẹ truyền cho con qua nhau thai khi sinh.
  • Viêm gan D: Bệnh chỉ xảy ra khi ai đó đã nhiễm viêm gan B và khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
  • Viêm gan E: Bệnh viêm gan E có tỷ lệ mắc bệnh cao ở các nước vùng nhiệt đới yếu kém trong khâu vệ sinh môi trường, hay xảy ra mưa lũ. Virus viêm gan E có trong phân, rác, nước thải, do đó khi gặp mưa lũ ngập lụt các vi sinh vật gây bệnh dễ sinh sôi, trong đó có virus viêm gan E.

Thuật ngữ viêm gan do virus cấp thường liên quan đến tình trạng viêm gan do một trong những loại virus gây viêm gan nêu trên. Tuy nhiên các virus khác (như Epstein-Barr virus, cytomegalovirus…) cũng có thể gây viêm gan virus cấp nhưng ít gặp hơn. (2)

3.2 Viêm gan không do virus (bao gồm viêm gan do vi khuẩn, ký sinh trùng, độc chất và viêm gan tự miễn)

Viêm gan do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng: Amip, ký sinh trùng sốt rét (P. Falciparum) hay giun, sán, sán lá gan, sán chó, các loại xoắn khuẩn… là những loại vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây bệnh cho gan. Nếu như amip gây ra bệnh amip gan thì ký sinh trùng sốt rét P. Falciparum sẽ khiến gan bị sưng to, gây suy giảm chức năng gan (bao gồm khả năng chống độc, dự trữ, sản xuất…). Vi khuẩn hoặc ký sinh trùng có thể gây nên những bệnh gan nguy hiểm và khó chữa trị như viêm đường mật và phì đại túi mật (gây ra bởi sán lá gan và giun đũa), viêm gan cấp tính (do Salmonella Typhi), tăng đáp ứng viêm và xơ hóa ở gan (do xoắn khuẩn capillariasis, giun đũa chó, giun lươn).

Viêm gan do độc chất (viêm gan do rượu bia/ thuốc): Các triệu chứng thường thấy là chán ăn, buồn nôn, ói, đau bụng, sốt, vàng da, thỉnh thoảng có rối loạn tâm thần. Loại viêm này sẽ gây ra tình trạng viêm và hoại tử tế bào gan.

  • Viêm gan do rượu bia là tình trạng tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ và có thể chuyển biến thành xơ gan
  • Viêm gan do thuốc được hình thành do thói quen lạm dụng hay tự ý dùng thuốc (uống thuốc tự tử) gây quá liều.
  • Viêm gan tự miễn: Xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công gan. Bệnh không có nguyên nhân rõ ràng nhưng một số nguyên nhân được liệt kê là có liên quan đến di truyền, chất độc và các loại thuốc. Bệnh kéo dài, không điều trị có thể dẫn đến xơ gan. Tuy nhiên, viêm gan tự miễn là bệnh rất hiếm gặp, tỉ lệ lưu hành bệnh khoảng 1.9/100.000.
bệnh viêm gan cấp tính

Viêm gan cấp tính do 2 nhóm nguyên nhân do virus và không do virus

4. Biến chứng nguy hiểm của viêm gan cấp tính

Theo các chuyên gia, viêm gan cấp thường có thể ổn định nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài thành mãn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:(3)

4.1 Viêm gan cấp tính có nguy hiểm không?

Viêm gan cấp tính là tình trạng bệnh lý về gan phát triển đột ngột và kéo dài trong thời gian dưới 6 tháng, các tế bào gan trong mô gan bị viêm gây tổn thương. Thông thường, viêm gan cấp không gây nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, viêm gan cấp có thể dẫn đến suy gan cấp gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, mọi người không nên chủ quan, và cần có biện pháp bảo vệ gan từ sớm.

4.2 Viêm gan cấp tính có lây không?

Đặc tính lây lan của viêm gan cấp tính thường xảy ra ở nhóm viêm gan do virus và ký sinh trùng. Với mỗi loại viêm khác nhau thì con đường truyền nhiễm bệnh cũng khác nhau. Cụ thể:

  • Bệnh viêm gan A thường lây qua đường tiêu hóa, từ phân người bệnh tới người lành, chẳng hạn qua thức ăn nhiễm bẩn.
  • Bệnh viêm gan B, viêm gan C và viêm gan D thường lây trực tiếp từ người sang người qua đường máu (từ mẹ sang con khi mới sinh, truyền máu; dùng chung kim chích, dụng cụ y khoa…); và lây truyền qua đường tình dục
  • Bệnh viêm gan E, cũng tương tự như viêm gan A, bệnh lây từ người sang người qua thức ăn và nước uống nhiễm virus viêm gan E. Bệnh dễ lây lan theo đường phân miệng. Tuy nhiên, so với viêm gan A, viêm gan E khó lây hơn. Đôi khi lây qua máu nhưng rất hiếm khi lây qua đường tình dục.

5. Chẩn đoán viêm gan cấp tính

Để xác định bản thân có bị viêm gan cấp tính hay không, người bệnh cần được thăm khám và làm một số xét nghiệm sau:

  • Khám lâm sàng: Qua việc thăm khám, bác sĩ sẽ phát hiện ra những triệu chứng phổ biến của bệnh viêm gan, bao gồm: vàng da, vàng mắt, sốt, mẩn ngứa, mệt mỏi, chán ăn… Từ các dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định làm tiếp xét nghiệm để xác định rõ.
kiểm tra viêm gan siêu vi cấp tính

Khám lâm sàng là bước đầu tiên để bác sĩ kiểm tra bệnh

  • Kiểm tra chức năng gan: Bác sĩ sẽ tiến hành làm một số xét nghiệm để chẩn đoán và theo dõi các bệnh hoặc các tổn thương ở gan (nếu có). Xét nghiệm này sẽ đo nồng độ protein và enzyme (còn gọi là men gan) trong máu. Kết quả nồng độ enzyme đo được sẽ cho biết mức độ tổn thương của gan, và cho biết hoạt động gan ở mức độ nào. Kiểm tra chức năng gan bao gồm các xét nghiệm sau:
  • Protein toàn phần – Albumin – Tỉ lệ A/G: Protein trong huyết thanh bao gồm chủ yếu là Albumin và Globulin, tỉ lệ A/G là tỉ lệ của hai thành phần này.
  • Bilirubin toàn phần – Bilirubin trực tiếp – Bilirubin gián tiế:: Bilirubin là sắc tố hình thành từ sự phân giải của Hemoglobin khi tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Tùy vào tỷ lệ hiện diện của các loại bilirubin có thể giúp xác định tình trạng bất thường xảy ra do nguyên nhân huyết học hay do bệnh lý gan mật.
  • AST (GOT): Chỉ số này cao cho biết gan bị tổn thương hay nhồi máu cơ tim, tuy nhiên cũng có trường hợp chỉ số này gia tăng sau khi vận động.
  • ALT (GPT): Đây là enzyme được tìm thấy chủ yếu ở gan tăng cao khi mắc bệnh lý gan hoặc bệnh ống mật.
  • Xét nghiệm máu chẩn đoán viêm gan siêu vi: Xét nghiệm máu giúp xác định người bệnh có miễn dịch với virus viêm gan trong cơ thể hay không. Đồng thời, ở những bệnh nhân phát hiện viêm gan virus cấp tính, các xét nghiệm sau đây được thực hiện để sàng lọc virus viêm gan A, B và C:

Một số xét nghiệm máu sẽ được làm:

  • Xét nghiệm HBsAg: Đây là xét nghiệm kháng nguyên vỏ của virus viêm gan B. Nếu kết quả HBsAg âm tính, nghĩa là bạn không có virus trong cơ thể. Ngược lại, nếu HBsAg dương tính, thì cần phải làm thêm một số xét nghiệm khác nữa để xác định nồng độ virus, mức độ thương tổn của gan.
  • Xét nghiệm HBeAg: HBeAg là một đoạn kháng nguyên vỏ capsid của virus viêm gan B. Sự xuất hiện HBeAg chứng tỏ virus đang nhân lên và có khả năng lây lan mạnh.
  • Xét nghiệm Anti – HBc: Anti – HBc là kháng thể kháng lõi virus viêm gan B.
  • Xét nghiệm HBV – DNA: Kiểm tra tình trạng nhân lên của virus trong cơ thể người bệnh. Chỉ số này càng cao chứng tỏ mức độ nhân lên của virus càng mạnh, tính truyền nhiễm cao.
  • Xét nghiệm HBcrAg: Xét nghiệm này giúp phân biệt rõ nhất các giai đoạn viêm gan B mạn tính, đồng thời giúp tiên lượng nguy cơ ung thư gan, nguy cơ bùng phát viêm gan B. Ngoài ra, chỉ số HBcrAg còn giúp tiên lượng khả năng chuyển đổi huyết thanh và thể hiện sự ưu việt hơn khi theo dõi bằng HBeAg và Anti – HBe.
  • Kiểm tra kháng thể IgM (Anti HAV-IgM) và IgG (Anti Anti HAV-IgG): Chẩn đoán viêm gan A cấp dựa trên phát hiện sự có mặt của Anti HAV-IgM. Nếu cơ thể dương tính kháng thể IgG (Anti Anti HAV-IgG) chứng tỏ bệnh nhân đã hoặc đang nhiễm virus viêm gan A, kháng thể IgG tồn tại trong máu bảo vệ cơ thể, trường hợp tiêm vắc-xin phòng viêm gan A thì trong máu cũng xuất hiện kháng thể này.
  • Xét nghiệm Anti-HCV là kháng thể chống Hepatitis C virus được cơ thể sinh ra khi mắc bệnh.
  • Sinh thiết gan: Được làm theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp muốn tầm soát các biến chứng nguy hiểm, bao gồm ung thư gan. Bác sĩ sẽ đưa một cây kim mỏng xuyên qua da, đi vào gan để lấy mô gan, sau đó chuyển mô gan vào phòng thí nghiệm để tiến hành quan sát tế bào gan dưới kính hiển vi.
  • Siêu âm gan: Là một xét nghiệm đặc biệt để xác định mức độ tổn thương của gan, xác định độ xơ hóa gan.

6. Điều trị viêm gan cấp tính như thế nào?

Phác đồ điều trị viêm gan cấp sẽ bao gồm: điều trị không đặc hiệu (dinh dưỡng, nâng đỡ tổng trạng, lợi mật…) và điều trị đặc hiệu (bằng kháng sinh, diệt ký sinh trùng, thuốc kháng virus hoặc kết hợp với thuốc điều hòa miễn dịch) . Nếu thuốc kháng virus có khả năng tiêu diệt virus đang phát triển thì thuốc hỗ trợ miễn dịch sẽ tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh.

Mục đích của phác đồ điều trị bệnh nhằm hạn chế sự phát triển và lây lan của vi sinh vật (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng), và bảo vệ tế bào gan, làm giảm mức độ của bệnh. Việc này có ý nghĩa quan trọng giúp ngăn chặn sự tiến triển viêm gan cấp thành suy gan cấp có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bên cạnh đó còn có một số phương pháp mới đang được sử dụng cho thấy nhiều triển vọng:

  • Các thuốc giúp tăng cường hệ miễn dịch tự thân hoặc giúp tăng cường chức năng gan: cần có chỉ định của bác sĩ.
  • Phương pháp xung mạch với tần số thấp: Yếu tố xung mạch với tần số thấp kết hợp với thuốc giúp tiêu diệt virus nhanh chóng. Liệu pháp này dựa trên dòng điện từ có thể kiểm soát được kênh ion của các tế bào, giúp tăng trao đổi hạt, ổn định hoạt động của gan.
  • Phương pháp truyền máu ozone: Bác sĩ lấy 100ml máu bệnh nhân và 100ml khí oxy theo tỉ lệ 1: 1 rồi truyền ngược vào bên trong cơ thể. Hiệu quả là ức chế virus gây hại cho gan đồng thời thúc đẩy các kháng thể sản sinh nhanh chóng nhằm cải thiện chức năng gan.

7. Biện pháp phòng tránh bệnh

Vi khuẩn, virus, rượu bia, thuốc, hóa chất độc hại… là những yếu tố tác động gây tổn thương gan. Do đó, bên cạnh việc hạn chế tiếp xúc với những yếu tố gây tổn thương gan, bạn cần chủ động thực hiện những biện pháp cụ thể để bảo vệ gan từ gốc, bao gồm:

7.1 Hỗ trợ phòng ngừa bệnh gan từ cơ chế bệnh sinh

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Chuyên ngành Độc chất của Đại học Oxford (Anh) cho thấy, khi các yếu tố độc hại như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm mốc, hóa chất độc hại… xâm nhập cơ thể, đi vào gan sẽ trực tiếp/gián tiếp kích hoạt tế bào Kupffer – một đại thực bào nằm ở xoang gan – hoạt động quá mức sẽ gây hại cho gan bằng cách tiết ra những chất gây viêm. Khi chất gây viêm được sản sinh quá nhiều sẽ gây tổn thương, thậm chí hủy hoại tế bào gan. Hậu quả là dẫn đến nhiều bệnh lý gan nguy hiểm như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan hay thậm chí ung thư gan.

Do đó, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gan tận gốc, cần phải kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer, ngăn chặn từ đầu việc sản sinh các chất gây viêm, chủ động chống độc, bảo vệ gan.

Nghiên cứu tại Nhật Bản và Đức cho thấy, sử dụng tinh chất Wasabia và S. Marianum (có trong Hewel) giúp kiểm soát tế bào Kupffer không hoạt động quá mức, qua đó giảm trên 50% các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… Từ đó làm giảm quá trình viêm và tổn thương gan, ngăn ngừa gan xơ hóa. Bên cạnh đó, Wasabia và S. Marianum còn giúp tăng gấp 3 lần Nrf2 – yếu tố bảo vệ cơ thể vô cùng quan trọng – chỉ sau 6 giờ, tăng cường khả năng chống độc, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư hại.

hewel tăng cường giải độc gan

Hewel với tinh chất Wasabia và S. Marianum giúp kiểm soát tế bào Kupffer không hoạt động quá mức bảo vệ gan an toàn, hiệu quả

7.2 Dinh dưỡng khoa học, sử dụng thuốc đúng cách đề phòng viêm gan

Chế độ dinh dưỡng khoa học với việc cung cấp cho cơ thể đầy đủ và cân đối các dưỡng chất cần thiết là cách giúp nâng cao sức khỏe tổng trạng, tăng sức đề kháng và hỗ trợ đề phòng bệnh tật trong đó có các bệnh về gan. Cụ thể:

  • Cần đa dạng các nhóm thực phẩm như rau, củ, quả, ngũ cốc, sữa và chế phẩm từ sữa, thịt cá và trứng. Để gan hoạt động tốt, bạn nên bổ sung các loại thức ăn chứa vitamin (gồm vitamin A, C, B1, B2, B6, B12 và E) và khoáng chất (như Acetate, Calcium, Ascorbate, Niacin, Pantothenic Acid, Selenium, Taurine…).
  • Không ăn quá nhiều các món ăn được chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ. Hạn chế ăn muối, không dùng quá 5gr muối mỗi ngày.
  • Chọn nguồn thực phẩm chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Không nên uống rượu bia hoặc giới hạn không uống quá 2 đơn vị cồn/ ngày và không quá 4 đơn vị cồn trong một lần uống. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một đơn vị cồn bằng 10gr cồn nguyên chất, tương đương với 3/4 chai bia, 100ml rượu vang, 330ml bia hơi hoặc 30ml rượu mạnh.
  • Cần thận trọng khi sử dụng tất cả các loại thuốc và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu đang mắc một số bệnh lý về gan, bạn càng cẩn trọng hơn khi dùng thuốc kể cả các loại thuốc Nam, Đông y… Đối với những bệnh nhân phải sử dụng lâu dài các loại thuốc điều trị nội khoa (thuốc điều trị lao, thuốc an thần, thuốc hạ mỡ máu, thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường, thuốc huyết áp…) cần có sự theo dõi của các chuyên gia và có những biện pháp bảo vệ gan đúng cách.

Để chặn đứng nguy cơ mắc các bệnh về gan, bên cạnh việc thực hiện các biện pháp phòng chống trên, việc chủ động tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh viêm gan cũng là cách bạn “chặn cửa” không cho viêm gan ghé thăm.

Viêm gan cấp tính tuy được xem là giai đoạn khởi phát, nhưng có thể tiến triển thành suy gan cấp nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, người bệnh không nên chủ quan mà cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, đồng thời xây dựng lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống khoa học, chủ động sử dụng các tinh chất thiên nhiên đã được kiểm chứng khoa học, giúp lá gan hoạt động tốt, sức khỏe dồi dào.

Đánh giá bài viết
01:44 06/12/2023
Tác Giả: Đội Ngũ Hewel - Eco Pharma

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Viêm gan C có lây qua đường nước bọt không? [Bật mí sự thật]

Virus viêm gan C (HCV) có thể gây ra tình trạng viêm gan cấp tính và mãn tính, làm tổn thương tế bào gan và dẫn đến sự hình thành các mảng xơ ở mô gan. Vậy viêm gan C có lây qua đường nước bọt không và có những...
Chi tiết

10 biến chứng viêm gan phổ biến – Bệnh có nguy hiểm không?

Biến chứng viêm gan không chỉ tác động xấu đến sức khỏe mà còn đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vì thế, phát hiện và điều trị sớm viêm gan là việc hết sức cần thiết. Bệnh viêm gan có nguy hiểm không? Viêm gan là tình trạng các...
Chi tiết

Người mắc bệnh viêm gan B có nên uống nước cam không?

Nước cam rất giàu vitamin và dưỡng chất, có công dụng hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, cải thiện tiêu hóa, giải độc cơ thể. Tuy nhiên, không phải lúc nào uống nước cam cũng tốt và không phải ai cũng phù hợp để thưởng thức nước cam. Vậy...
Chi tiết

Viêm gan tự miễn: Triệu chứng, nguyên nhân và chẩn đoán

Viêm gan tự miễn là bệnh viêm gan tính mãn tính, chưa xác định được nguyên nhân. Đáng lo ngại hơn, nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến xơ gan và suy gan. Vì vậy, hiểu rõ các vấn đề liên quan đến bệnh để thăm...
Chi tiết

Bị bệnh viêm gan B nên uống nước gì để tình trạng tiến triển tốt?

Đối với người bệnh viêm gan siêu vi B, chế độ sinh hoạt và ăn uống giúp ích rất nhiều trong việc hỗ trợ cải thiện bệnh. Hơn hết, việc điều trị viêm gan B thường kéo dài cả đời nên người bệnh cần chăm sóc gan đúng cách để...
Chi tiết

Bệnh viêm gan C có tái phát không? Cách phòng bị mắc lại ra sao?

Bên cạnh viêm gan B và rượu, viêm gan C là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm mãn tính, xơ gan và ung thư gan. Do đó, nhiều người sau khi điều trị viêm gan C thành công lại lo lắng rằng không biết viêm gan C...
Chi tiết