Vì sao phải tầm soát ung thư gan?

10:01 18/01/2021

Việt Nam có tỷ lệ mắc ung thư gan cao nhất thế giới, mỗi năm có hơn 10.000 ca bệnh mới với tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, ung thư gan ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện, phần lớn những ca bệnh đến khám đã chuyển qua giai đoạn nặng, khiến quá trình điều trị vô cùng khó khăn. Do đó, tầm soát ung thư gan là cách tốt nhất để phát hiện các bất thường ở gan, đặc biệt phát hiện sớm ung thư gan, tạo thuận lợi cho quá trình điều trị.

Thế nào là tầm soát ung thư gan?

Ung thư gan là sự phát triển và tăng trưởng mất kiểm soát của các tế bào gan bất thường và gây lấn át tế bào gan bình thường. Ung thư gan tiến triển âm thầm, hầu như không có triệu chứng ở giai đoạn đầu và chỉ xuất hiện các triệu chứng mờ nhạt như ăn không ngon, khó tiêu, mệt mỏi, đầy hơi. Các triệu chứng này thường nhầm lẫn với các vấn đề tiêu hóa thông thường. Khi ung thư gan bước vào giai đoạn muộn các triệu chứng mới rõ ràng hơn như vàng da, vàng mắt, đau hạ sườn phải, nước tiểu sẫm màu, chán ăn, sụt cân…

Tầm soát ung thư gan được thực hiện bằng các phương pháp xét nghiệm đặc biệt giúp phát hiện tế bào ung thư ở giai đoạn rất sớm, kể cả khi chưa có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh cũng như các tế bào gan bất thường có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng gan. Từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời để kiểm soát và điều trị bệnh.

vì sao phải tầm soát ung thư gan

Tầm soát ung thư gan là cách nhanh và chính xác nhất để phát hiện tế bào ung thư bất thường ở gan.

Lợi ích của việc tầm soát ung thư gan

Theo các chuyên gia gan mật, tầm soát ung thư gan cần được thực hiện định kỳ 6 tháng/lần là tốt nhất. Việc tầm soát ung thư gan đem lại rất nhiều lợi ích trong quá trình điều trị, cụ thể:

– Nhanh chóng phát hiện các tế bào ung thư bất thường ở gan. Phát hiện ung thư gan càng sớm khả năng kiểm soát và cải thiện bệnh càng hiệu quả, giúp giảm thiểu chi phí điều trị.

– Đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp và kịp thời để giảm nguy cơ tử vong cho người bệnh.

– Ngăn chặn sớm và phát hiện sự di căn của các tế bào ung thư gan tới các cơ quan khác trong cơ thể.

– Phát hiện, ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư. Nhờ đó, bác sĩ sẽ có biện pháp cụ thể hoặc đưa ra lời khuyên hợp lý giúp người bệnh kiểm soát tốt các yếu tố đó đồng thời ngăn ngừa bệnh không tiến triển thành ung thư.

Các phương pháp tầm soát ung thư gan

Bước đầu tiên trong tầm soát ung thư gan đó là khám lâm sàng. Trong quá trình khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tìm các hạch bất thường, khối u trên cơ thể đồng thời đánh giá nguy cơ mắc bệnh ung gan dựa trên cơ sở tuổi tác, giới tính, tiền sử gia đình, nghề nghiệp… sau đó tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các phương pháp tầm soát ung thư gan như:

  • Chẩn đoán hình ảnh

Chẩn đoán hình ảnh bằng phương pháp siêu âm gan được sử dụng phổ biến hiện nay bởi độ nhạy cảm lên đến 68-87%. Ngoài ra, siêu âm gan còn thực hiện rất đơn giản, tiết kiệm chi phí, không gây hại và có thể chẩn đoán được khối u >1cm. Siêu âm gan còn giúp phát hiện các bệnh lý khác như xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

  • Xét nghiệm máu

Đây là phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư gan được sử dụng phổ biến. Đo nồng độ AFP trong máu (Alpha-fetoprotein) – loại protein được tiết ra từ các tế bào gan chưa trưởng thành của thai nhi. Có hơn 70% người bị ung thư gan có nồng độ AFP cao. Tuy nhiên, AFP tăng lên có thể do xơ gan, viêm gan mạn tính. Chỉ số nồng độ AFP trung bình của người trưởng thành là dưới 25 UI/ml, nếu chỉ số tăng trên 25 UI/ml người bệnh có nguy cơ mắc ung thư gan hoặc cảnh báo các bất thường ở gan.

  • Sinh thiết gan

Sinh thiết gan là một thủ thuật mà bác sĩ sẽ dùng một kim sinh thiết nhỏ chọc qua da và lấy một mảnh nhỏ nhu mô gan để làm xét nghiệm bằng cách quan sát dưới kính hiển vi. Đây là phương pháp tầm soát ung thư gan chính xác nhất, tuy nhiên vì còn tồn tại nhiều rủi ro như: nhiễm trùng, chảy máu… nên chỉ được chỉ định khi thật sự cần thiết (có khối u).

các chỉ số tầm soát ung thư gan

Sinh thiết gan là phương pháp chẩn đoán ung thư gan chính xác nhưng chỉ được thực hiện khi thực sự cần thiết.

Đối tượng nên tầm soát ung thư gan

Mỗi người có nguy cơ cao cần chủ động tầm soát ung thư gan 6 tháng/lần. Đặc biệt việc tầm soát ung thư gan cần thiết với những đối tượng như:

– Người bị xơ gan

– Người có tiền sử viêm gan tự miễn hoặc trong gia đình có người bị bệnh lý ung thư gan

– Người bị viêm gan B, viêm gan C

– Người thường xuyên uống rượu bia

– Người thừa cân, béo phì

– Người có tiền sử bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường

Ngoài ra khi có những triệu chứng như thường xuyên mệt mỏi, nước tiểu có màu vàng đậm, đau âm ỉ vùng gan, rối loạn tiêu hóa thường xuyên, xuất huyết dưới da cũng nên tầm soát ung thư gan để phát hiện sớm các bất thường ở gan và có phương án xử lý kịp thời.

Chủ động phòng ngừa ung thư gan bằng giải pháp khoa học được chuyên gia khuyên dùng

Để hạn chế nguy cơ mắc ung thư gan mỗi người cần chủ động phòng ngừa ung thư gan bằng các biện pháp như:

Tiêm phòng vắc xin viêm gan B: Mắc viêm gan B làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan, do đó tiêm ngừa vắc xin là cách tốt nhất để phòng ngừa viêm gan B.

Hạn chế bia rượu, từ bỏ thuốc lá: Đây là 2 yếu tố hàng đầu khiến gan tổn thương và tăng nguy cơ mắc ung thư gan.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Sử dụng sản phẩm tươi sống, nguồn gốc rõ ràng, bổ sung nhiều trái cây, hoa quả, không ăn thức ăn bị ẩm mốc, nói không với thực phẩm chứa lượng muối và đường cao.

Duy trì thói quen sống lành mạnh: Tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe tổng thể, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, làm việc quá sức, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn.

Chọn lọc sản phẩm bảo vệ gan uy tín

Khi nghiên cứu về cơ chế sinh bệnh gan, các nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện ra, khi bị kích hoạt quá mức, tế bào Kupffer sẽ phóng thích ra các chất gây viêm làm gan hư hại, tổn thương. Tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức một mặt là do sự xâm nhập của các độc chất từ thực phẩm kém an toàn, môi trường ô nhiễm, thuốc lá, bia rượu, hóa chất, virus, thuốc điều trị… vào cơ thể.

Đồng thời, các chất độc hại cũng khiến tế bào gan làm việc quá mức khi thực hiện vai trò khử độc, làm sản sinh ra các sản phẩm trung gian tiếp tục kích hoạt tế bào Kupffer mạnh mẽ và một lần nữa gây chết tế bào gan nhiều hơn khiến gan nhanh chóng suy yếu, từ đó gây ra các bệnh lý gan nguy hiểm như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan hay thậm chí ung thư gan.

Do đó, cần chủ động chống độc, bảo vệ gan ngay từ khi gan chưa nhiễm độc hoặc nhiễm độc chưa nặng nề giúp gan duy trì tốt nhiều vai trò quan trọng bằng cách kiểm soát từ gốc cơ chế sinh bệnh cho gan là sự hoạt động quá mức của tế bào Kupffer.

Gần đây bằng những thành tựu vượt trội của ngành công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã ứng dụng thành công tinh chất Wasabia và S.Marianum thiên nhiên giúp kiểm soát hiệu quả hoạt động tế bào Kupffer.

Nghiên cứu tại Nhật Bản và Đức cũng cho thấy sử dụng Wasabia và S. Marianum giúp kiểm soát tế bào Kupffer trước tác động của các hóa chất độc hại, vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng…, làm giảm trên 50% các chất gây viêm TNF-α, TGF-β, Interleukin… nhờ đó hạn chế quá trình viêm và tổn thương gan, ngăn chặn hình thành các mô sợi gây xơ gan.

Đồng thời Wasabia và S. Marianum còn giúp tăng gấp ba lần loại protein bảo vệ cơ thể – Nrf2 chỉ sau sáu giờ, kiểm soát tế bào Kupffer, tăng cường khả năng khử độc, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư hỏng.

Gan là nội tạng đơn lớn nhất cơ thể, đảm nhiệm hơn 500 nhiệm vụ phức tạp mà cho đến nay, vẫn chưa có bộ phận nhân tạo nào có thể thay thế. Vì vậy, bảo vệ gan, giúp gan tăng khả năng chống độc khi các yếu tố này càng ngày càng gia tăng trong đời sống hiện đại là phương pháp bảo vệ gan, phòng ung thư gan được chuyên gia gan mật khuyến nghị.

Tố Y

 

Đánh giá bài viết
09:25 18/09/2023
Tác Giả: Đội Ngũ Hewel - Eco Pharma

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Men gan là gì? Vai trò và chức năng, phương pháp chẩn đoán

Men gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, ít người thực sự hiểu rõ men gan là gì và chức năng của men gan như thế nào. Trong bài viết này, chúng...
Chi tiết

Uống trà giải độc gan có tốt không? Hướng dẫn sử dụng đúng cách

Với thành phần chủ yếu là các loại cây cỏ thiên nhiên nên trà thảo mộc trở thành lựa chọn của nhiều người khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu mụn nhọt, ngứa ngáy… Thực tế, uống trà giải độc gan có tốt không và cần cẩn trọng...
Chi tiết

Suy giảm chức năng gan: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Suy giảm chức năng gan là một tình trạng nghiêm trọng nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân do đâu. Dấu hiệu suy giảm chức năng gan thường bị nhầm lẫn với các vấn đề gan khác, khiến cho việc chẩn đoán và điều trị trở nên phức tạp....
Chi tiết

Rối loạn chức năng gan: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa

Rối loạn chức năng gan nếu không được cải thiện kịp thời có thể dẫn đến suy giảm chức năng gan và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, khi nhận thấy triệu chứng, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và...
Chi tiết

Có bầu tiêm viêm gan B được không? Lưu ý chích ngừa khi có thai

Trung tâm tư vấn Y khoa - Công ty CPDP ECO nhận được câu hỏi như sau: Chào chuyên gia, vợ tôi vừa chích ngừa viêm gan B thì phát hiện có thai. Hai vợ chồng tôi rất lo lắng, không biết có thai thì chích ngừa có sao hay...
Chi tiết

7 Biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư gan từ sớm

Ung thư gan là căn bệnh nguy hiểm và khá phổ biến, có tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh ung thư. Tuy nhiên, bệnh diễn tiến âm thầm và thường phát hiện ở giai đoạn nặng nên khả năng cứu chữa khó khăn. Theo báo...
Chi tiết