Hiện nay gan nhiễm mỡ chưa có thuốc đặc trị nên chế độ ăn, thực đơn cho người bệnh gan nhiễm mỡ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự phát triển của bệnh.
Mặc dù, gan nhiễm mỡ do rất nhiều nguyên nhân gây ra: do bia rượu và không do bia rượu (béo phì, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, thói quen ăn uống, sinh hoạt…). Tuy nhiên, có một điểm chung trong chế độ ăn cho người gan nhiễm mỡ, đó là thực đơn giúp giảm cân được các chuyên gia khoa gan mật đánh cao trong việc giảm mỡ ở gan. Chỉ có một sự khác biệt duy nhất là người bị gan nhiễm mỡ do bia rượu nên tuân thủ chặt chẽ hơn nữa việc sử dụng bia rượu so với người bị gan nhiễm mỡ không do rượu bia.
Dưới đây là những lưu ý trong việc xây dựng thực đơn, chế độ ăn tốt cho người gan nhiễm mỡ:
Thực đơn cho người gan nhiễm mỡ cần đảm bảo tối thiểu 300g rau xanh, 200g quả chín mỗi ngày. Rau xanh nên được chế biến ở dạng luộc, nấu canh, làm nộm, rau trộn salad; hạn chế xào nhiều dầu mỡ không tốt cho bệnh. Trái cây rửa sạch, ngâm muối hoặc gọt bỏ vỏ để hạn chế phần nào thuốc trừ sâu, chất bảo quản làm tổn thương gan.
Chế độ ăn cho bệnh gan nhiễm mỡ cần đảm bảo có ít nhất 300g rau xanh + 200g trái cây tươi mỗi ngày.
Hạn chế ăn đạm
Trong chế độ ăn hàng ngày, không nên ăn quá nhiều đạm, song phải đảm bảo đủ (1g/kg cân nặng/ngày) để gan có đủ sức khỏe chống chọi với bệnh. Nên lựa chọn các thực phẩm giàu protein như: cá, thịt gia cầm (bỏ da), tôm, cua, sữa, phô mai không béo.
Ưu tiên thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Thực đơn cho người gan nhiễm mỡ nên ưu tiên chứa các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như các loại đậu, ngũ cốc thô, trái cây ít ngọt và giàu chất xơ, rau xanh là những thực vật rất giàu vitamin, khoáng chất. Ưu tiên những thực phẩm giàu vitamin A, C, E như trái cây họ cam, bơ, bí ngô, cà chùa… có tác dụng chống oxy hóa mạnh, góp phần thúc đẩy khả năng ly giải chất béo trong gan.
Hạn chế món ăn mặn, thực phẩm đóng hộp
Hạn chế những thức ăn nhiều muối như thịt muối, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp; trong chế biến, cố gắng nêm gia vị vừa ăn hoặc hơi nhạt, lượng muối hấp thu mỗi ngày không nên vượt quá 6g. Vì thói quen ăn mặn sẽ gia tăng tích tụ mỡ trong gan.
Người bị gan nhiễm mỡ nên cái nghiện nước ngọt.
Ngoài ra, trong chế độ ăn hàng ngày của người bị gan nhiễm mỡ cũng cần phải giảm ngọt. Khi chế biến, nêm nếm vừa ăn, giảm đường; hạn chế ăn chè, bánh ngọt, đặc biệt là nước ngọt, nước có ga, chứa nhiều đường hóa học, chất tạo ngọt khiến cho bệnh tăng nặng.
Bệnh viêm gan D (viêm gan siêu vi D) là một bệnh truyền nhiễm do virus HDV gây ra. Bệnh diễn biến âm thầm và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc chủ động tìm hiểu về viêm gan D sẽ...
Rau muống là món ăn phổ biến trong bữa cơm của người dân Việt Nam. Thế nhưng thông tin rau muống bị tưới nhớt thải đã và đang gây hoang mang dư luận trong suốt thời gian vừa qua. Theo nhận định...
Tất cả các loại thực phẩm có dấu hiệu của nấm mốc đều sinh ra độc chất có tên là aflatoxin độc tố vi nấm đã được chứng minh có thể gây ung thư gan trên thực nghiệm. Ung thư gan là một...
Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích lũy trong gan vượt quá 5% trọng lượng gan, và có thể dẫn đến nhiều biến chứng bệnh lý về gan nguy hiểm như viêm gan, xơ gan. Biết được nguyên nhân gan...
Biết được nguyên nhân bệnh viêm gan siêu vi C (hay còn gọi là viêm gan C) là gì sẽ giúp chúng ta nâng cao ý thức chủ động hỗ trợ phòng ngừa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của gan một cách...
Tinh chất Wasabia và S.Marianum thiên nhiên được chứng minh có tác dụng kiểm soát tế bào Kupffer, tăng cường quá trình giải độc, chống độc, tăng sức đề kháng cho gan.
Các chuyên gia giải đáp những thắc mắc về nguyên nhân, triệu chứng, nguy cơ của các bệnh lý gan. Đồng thời, tư vấn cách phòng và cải thiện các bệnh về gan một cách khoa học và hiệu quả.