Bị gan nhiễm mỡ ăn mì tôm được không? Ăn mì gói lưu ý gì?
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh gan nhiễm mỡ. Do đó, chế độ dinh dưỡng, vận động đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện bệnh. Cũng vì vậy mà không ít người bệnh thắc mắc gan nhiễm mỡ ăn mì tôm được không? Câu trả lời sẽ được chuyên gia giải đáp cụ thể qua bài chia sẻ dưới đây.
Thế nào là bệnh gan nhiễm mỡ?
Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ mỡ hay chất béo trong tế bào gan và lượng mỡ chiếm hơn 5% trọng lượng lá gan.
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ là gan nhiễm mỡ do bia rượu và gan nhiễm mỡ không do bia rượu. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác dẫn đến gan nhiễm mỡ như mắc bệnh lý (béo phì, tiểu đường tuýp 2, tăng lipid máu, viêm gan,…) hoặc do thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, lối sống lười vận động.
Gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu thường không có triệu chứng, do tình trạng lắng đọng mỡ tại gan xảy ra từ từ nên người bệnh khó cảm nhận được. Phần lớn người bệnh phát hiện mắc gan nhiễm mỡ khi kiểm tra chức năng gan hoặc khám sức khỏe tổng quát định kỳ.
Tuy nhiên, cũng có một số người bệnh xuất hiện triệu chứng gan nhiễm mỡ không đặc trưng như: mệt mỏi, cảm giác tức nặng vùng gan. Gan nhiễm mỡ cấp độ nặng hơn có thể gây ra tình trạng vàng da, buồn nôn và nôn, chán ăn, mất tập trung. Nhiều trường hợp xuất hiện triệu chứng cũng là lúc bệnh đã diễn tiến nặng sang viêm gan, xơ gan, ung thư gan…
Mắc bệnh gan nhiễm mỡ ăn mì tôm được không?
Gan nhiễm mỡ có ăn được mì tôm không? Gan nhiễm mỡ ăn mì ăn liền tốt không? là vấn đề nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia, gan nhiễm mỡ vẫn ăn được mì tôm. Tuy nhiên, người bệnh không nên ăn quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến gan và sức khỏe.
Dưới đây là các lý do người bệnh gan nhiễm mỡ phải hạn chế ăn mì tôm:
-
- Thành phần chính của mì tôm là bột lúa mì được xếp cùng nhóm cung cấp chất đường bột (carbohydrate). Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu carbohydrate khiến cơ thể chuyển hóa carbohydrate dư thừa thành chất béo. Nếu chất béo lắng đọng lâu ngày trong gan sẽ khiến tình trạng gan nhiễm mỡ chuyển biến nặng hơn.
-
- Mặc dù, các chất phụ gia trong mì tôm đã qua quá trình kiểm định và được cấp phép bởi cơ quan chức năng, nhưng nếu tiêu thụ thường xuyên có thể làm tăng áp lực lên gan và tăng khả năng gây viêm gan.
-
- Mì gói tuy cung cấp một số khoáng chất cho cơ thể nhưng lại không có nhiều chất dinh dưỡng. Do đó, ăn mì gói thường xuyên sẽ không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, ảnh hưởng đến hoạt động của gan. Để bổ sung dinh dưỡng, bạn có thể kết hợp mì gói cùng những thực phẩm giàu đạm như thịt bò, thịt heo, tôm, trứng, nấm, đậu hũ. Đồng thời, bổ sung thêm chất xơ và vitamin như cải xanh, giá đỗ, cà chua, cà rốt,…
-
- Theo khuyến cáo, mỗi ngày chúng ta không nên ăn quá 2g muối. Lượng muối trong mỗi gói mì có thể hơn 3g, vượt ngưỡng nên sử dụng trong một ngày. Lượng muối cao không chỉ tác động xấu đến gan mà còn gây nguy hại với người bệnh cao huyết áp, bệnh thận… Do đó, để giảm muối, bạn có thể chỉ nên sử dụng ½ lượng gia vị của gói mì.(1)

Gan nhiễm mỡ có ăn được mì tôm không? Người gan nhiễm mỡ vẫn có thể ăn mì tôm nhưng cần hạn chế tối thiểu
Bị gan nhiễm mỡ nên tránh ăn gì?
Một số loại thực phẩm người bệnh gan nhiễm mỡ nên hạn chế để ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn như:
1. Thực phẩm chứa nhiều đường
Tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường có thể dẫn tới thừa cân, béo phì, tiểu đường type 2. Đây là những nguyên nhân gián tiếp gây ra các biến chứng nguy hiểm ở người bệnh gan nhiễm mỡ do làm gia tăng lượng mỡ gan.
Người gan nhiễm mỡ nên tránh ăn thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo ngọt, kem, chè… Đồng thời, hạn chế ăn các loại hoa quả có hàm lượng đường fructose cao như vải, táo, chuối, nho…
Thực phẩm chiên rán, giàu cholesterol
Thực phẩm chiên rán, chứa nhiều cholesterol như mỡ và phủ tạng động vật, thịt đỏ, lòng đỏ trứng gà, bơ, phô mai; thịt đã qua chế biến như xúc xích, thịt xông khói… không tốt cho người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Nếu ăn nhiều dễ gây thừa cân – béo phì, tăng tỷ lệ triglyceride trong máu, tăng hàm lượng cholesterol xấu gây hại gan.
Thay vào đó, người bị gan nhiễm mỡ nên sử dụng dầu thực vật, tăng cường ăn rau xanh và các loại cá giàu axit béo omega-3 (như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ) để hỗ trợ cải thiện mức độ chất béo trong gan.

Người bị gan nhiễm mỡ cần hạn chế thực phẩm chiên rán, giàu cholesterol
2. Thực phẩm đóng hộp hoặc chứa nhiều muối
Lạm dụng thức ăn nhiều muối như thịt muối, dưa cà muối, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp… có thể làm gia tăng lượng mỡ tích tụ trong gan.
Ngoài ra, lượng muối nạp vào cơ thể quá nhiều cũng điều chỉnh hệ thống hormone làm nhiệm vụ điều hòa cân bằng huyết áp và dịch ngoại bào, thúc đẩy quá trình viêm gan và xơ hóa, khiến gan nhiễm mỡ tiến triển nặng hơn.
Theo các chuyên gia, cần nêm gia vị vừa ăn hoặc hơi nhạt, tổng lượng muối hấp thụ một ngày không nên vượt quá 6g.
3. Hạn chế rượu bia
Uống nhiều rượu sẽ thúc đẩy quá trình chuyển từ gan nhiễm mỡ sang xơ gan, thậm chí là ung thư gan. Đồng thời, dung nạp nhiều rượu bia vào cơ thể khiến gan phải hoạt động nhiều hơn để đào thải các chất độc hại ra ngoài, khiến chức năng gan suy giảm.
Chủ động bảo vệ gan bằng dưỡng chất thiên nhiên quý
Theo các chuyên gia, cơ chế gây bệnh chính của gan nhiễm mỡ là do tế bào Kupffer (là tế bào đầu tiên ở gan tiếp xúc với vi khuẩn và độc tố) bị kích thích quá mức làm gián đoạn quá trình oxy hóa acid béo, tăng tích lũy và giảm phân giải chất béo. Tình trạng này kéo dài dẫn đến ứ đọng nhiều chất béo và Glycogen ở gan gây mỡ hóa tế bào gan, khiến cho gan ngày càng suy yếu và tăng biến chứng viêm gan, xơ gan.
Do đó, bên cạnh xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động hợp lý, người bị gan nhiễm mỡ có thể bổ sung thêm bộ đôi tinh chất thiên nhiên quý là Wasabia Japonica (nguồn gốc Nhật Bản) và S.Marianum (nguồn gốc Địa Trung Hải và Đông u) có trong sản phẩm Hewel để hỗ trợ bảo vệ gan tốt hơn.
Hewel của Mỹ mang đến hiệu quả kép: ngăn chặn sự phá hủy – tổn thương tế bào gan, bảo vệ gan từ bên trong và kháng khuẩn do nhiễm vi sinh vật, chống lại hóa chất từ môi trường bên ngoài, nhờ đó giúp phòng và cải thiện các bệnh về gan hiệu quả chỉ với 2 viên mỗi ngày.
Dưới góc độ sinh học phân tử, tinh chất S. Marianum kết hợp cùng Wasabia Japonica có khả năng hỗ trợ kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer, làm hạn chế hình thành các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… Nhờ đó, cải thiện tình trạng tổn thương tế bào gan, tăng cường giải độc gan, hạ men gan, giảm viêm gan, gan nhiễm mỡ và phòng ngừa xơ hóa hiệu quả.
Bên cạnh đó, Wasabia giúp tăng gấp 3 lần Nrf2 (loại protein có tác dụng kích hoạt hệ thống chống oxy hóa trong cơ thể), tăng cường khả năng khử độc, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư tổn.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc gan nhiễm mỡ ăn mì tôm được không của bạn. Theo đó, người gan nhiễm mỡ vẫn có thể ăn được mì tôm nhưng cần hạn chế. Đồng thời, xây dựng lối sống, chế độ ăn uống, vận động khoa học, lành mạnh, kết hợp bổ sung 2 viên Hewel mỗi ngày để tăng sức đề kháng cho gan.