Nghịch lý người gầy cũng bị gan nhiễm mỡ

18-11-2020

Tác Giả: Đội Ngũ Hewel

Nhiều người có cân nặng ở mức dưới trung bình không khỏi ngỡ ngàng với kết quả siêu âm, xét nghiệm bị gan nhiễm mỡ bởi quan niệm từ lâu vẫn cho rằng chỉ những người béo phì, thừa cân, lười vận động mới mắc bệnh này. Theo các chuyên gia gan mật, tỷ lệ người gầy mắc gan nhiễm mỡ có xu hướng ngày càng tăng. Vậy nguyên nhân vì sao người gầy bị gan nhiễm mỡ?

Vì sao người gầy vẫn mắc bệnh gan nhiễm mỡ?

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2012 cho thấy tỷ lệ phổ biến bệnh gan nhiễm mỡ ở những người béo phì là 28%, trong khi đó có đến 7% người gầy bị bệnh gan nhiễm mỡ. Có nhiều nguyên nhân khiến người gầy mắc bệnh gan nhiễm mỡ như:

  • Thiếu dinh dưỡng

Những người gầy gò, ốm yếu, suy dinh dưỡng thường có thói quen ăn ít, ngoài ra một số người ăn kiêng để giảm cân quá nhanh sẽ khiến cơ thể thiếu hụt một số dưỡng chất cần thiết cho quá trình thanh lọc mỡ thừa, đào thải mỡ bị mất đi, lâu dần có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ và các bệnh lý khác.

Hơn nữa, khi cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất sẽ dẫn đến lượng đường trong máu thấp, lúc này cơ thể tự điều chỉnh bằng cách làm tăng phân giải mỡ thành năng lượng để cung cấp cho cơ thể. Trong quá trình phân giải mỡ, lượng acid béo đi vào máu quá nhiều sẽ khiến acid béo tự do trong máu tăng và dẫn đến tích trữ mỡ trong gan. Theo thời gian, mỡ trong máu vượt mức cho phép, nhưng người bệnh lười vận động dễ sinh bệnh gan nhiễm mỡ.

gan nhiễm mỡ ở người gầy

Người gầy thường thiếu dưỡng chất là yếu tố xúc tác hình thành bệnh gan nhiễm mỡ

  • Uống nhiều rượu bia

Có đến 90% người thường xuyên uống rượu bia bị gan nhiễm mỡ. Những người gầy uống rượu bia càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn người bình thường. Cụ thể, chất cồn và độc tố trong rượu bia sẽ làm gia tăng việc tiêu hủy lipid và gia tăng acid béo tự do từ mô mỡ đến gan, vì vậy tăng tích lũy triglyceride và gây mỡ hóa tế bào gan. Đồng thời, rượu bia làm giảm hoạt tính hoặc ức chế men phân giải các Lipoprotein trong máu gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa Lipid trong máu, khiến gan nhiễm mỡ.

  • Tác dụng phụ của một số thuốc

Người gầy bị gan nhiễm mỡ có thể do sử dụng một số loại thuốc trong điều trị ung thư, HIV, trầm cảm, rối loạn nhịp tim, rối loạn lưỡng cực, đau nửa đầu… như Methotrexate, Tamoxifen, Amiodarone, Axit Valproic… và gây ra tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp Protein và chuyển hóa của Lipoprotein khiến gan bị nhiễm mỡ.

  • Tiếp xúc thường xuyên với môi trường độc hại

Một trong những nguyên nhân khiến người gầy bị gan nhiễm mỡ là do tiếp xúc, làm việc thường xuyên trong môi trường độc hại như hóa dầu, nhiễm độc phốt pho.

Ngoài ra, những người gầy mắc bệnh viêm gan hay có tiền sử bệnh gan, người bị đái tháo đường cũng có nguy cơ cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Lật mặt thủ phạm giấu mặt khiến người gầy bị gan nhiễm mỡ

Theo TTND Lê Văn Điềm, cơ chế bệnh sinh của gan nhiễm mỡ có sự tham gia quyết định của một loại tế bào mang tên Kupffer – nằm ở xoang gan, đây là tế bào đầu tiên ở gan tiếp xúc với vi khuẩn và độc tố. Khi tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức bởi các yếu tố độc hại từ rượu bia, thực phẩm bẩn, thuốc điều trị bệnh… sẽ phóng thích hàng loạt chất gây viêm trong đó TNF-α được xem là yếu tố chính gây mỡ hóa tế bào gan và Interleukin-8 làm tăng hoạt hóa bạch cầu đa nhân trung tính và dẫn đến viêm gan nhiễm mỡ.

Cách nhận biết gan nhiễm mỡ

Hầu hết người gầy bị gan nhiễm mỡ không có bất kỳ triệu chứng nào, bệnh tiến triển trong âm thầm cho đến khi gan đã bị tổn thương nghiêm trọng. Các triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn nặng gồm mệt mỏi, cảm giác tức vùng gan (hạ sườn phải), sụt cân, ăn không ngon miệng, buồn nôn và nôn, mất tập trung, vàng da vàng mắt, sưng tấy ở mắt cá chân và bụng…. Nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời người gầy bị gan nhiễm mỡ dễ đối mặt với các bệnh lý nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Gan nhiễm mỡ phát triển theo 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (Gan nhiễm mỡ mức độ nhẹ): Lượng mỡ chiếm 5-10% trọng lượng gan. Chưa có triệu chứng lâm sàng.

Giai đoạn 2 (Gan nhiễm mỡ giai đoạn vừa): Lượng mỡ chiếm trên 30% trọng lượng gan. Lâm sàng thấy gan to hơn bình thường, tăng men gan, người mệt mỏi, ăn uống kém.

Giai đoạn 3: (Gan nhiễm mỡ giai đoạn nặng): Lượng mỡ chiếm trên 30% trọng lượng gan. Xuất hiện các triệu chứng rõ rệt (mệt mỏi thường xuyên, vàng da, xuất huyết, đau cứng vùng gan, men gan tăng…) đây là giai đoạn biến chuyển thành viêm gan, xơ gan, ung thư gan…

người gầy bị gan nhiễm mỡ

Đau tức vùng gan là triệu chứng muộn của nhiều bệnh lý ở gan, trong đó có gan nhiễm mỡ

Nhìn chung, do triệu chứng gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu gần như không có hoặc rất khó nhận biết nên để có thể phát hiện bệnh và có giải pháp khắc phục kịp thời người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để làm các xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm máu để đo nồng độ men gan, mỡ trong máu, siêu âm gan, sinh thiết gan, chụp CT hay MRI…

Giải pháp khắc phục và phòng ngừa gan nhiễm mỡ cho người gầy

Hiện nay, Y học hiện chưa có thuốc đặc trị gan nhiễm mỡ, do đó để phòng ngừa và kiểm soát bệnh hiệu quả cần loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh, đặc biệt tác động đúng cơ chế gây bệnh. Cụ thể:

– Hạn chế tối đa rượu bia

Rượu bia được xem là “kẻ thù” số 1 của gan. Do đó, cần hạn chế tối đa rượu bia. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, để phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ do rượu bia người trưởng thành chỉ nên dùng mỗi ngày khoảng 270ml bia hoặc 125ml rượu vang hoặc 25ml rượu mạnh (40 độ). Nếu dùng quá mức này được coi là lạm dụng và gây ra nhiều tác hại nguy hiểm cho gan và các bộ phận khác của cơ thể.

Những người gầy bị gan nhiễm mỡ cần phải có ý thức quyết tâm loại bỏ hoàn toàn bia rượu để chức năng gan dần ổn định lại.

– Thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống khoa học

  • Để cải thiện và phòng ngừa gan nhiễm mỡ hiệu quả, bạn cần vận động 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/ tuần bằng cách đi bộ, đạp xe, chơi cầu lông… Tập luyện thể dục, thể thao không chỉ giúp đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể mà còn kích thích lưu thông máu và tăng cường sức đề kháng.
  • Trong thực đơn hàng ngày cần bổ sung các loại rau xanh, hoa quả tươi như cam, bưởi, rau cải, rau má, súp lơ, rau cần…; đồng thời bổ sung chất đạm để duy trì cân nặng ở mức ổn định từ nguồn thịt nạc như: thịt gia cầm, trứng, đậu nành, cá, hải sản, các loại đậu đỗ…; các sản phẩm từ sữa lành mạnh bao gồm ít chất béo hoặc sữa không béo, sữa chua.

Ngoài ra, trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày nên hạn chế thức ăn chế biến sẵn, thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, cay nóng, giảm đường, giảm muối và các thực phẩm giàu cholesterol và triglyceride như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, thịt đỏ, da gà…

người gầy phòng gan nhiễm mỡ

Thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống khoa học là chìa khóa để cải thiện và phòng ngừa hiệu quả bệnh gan nhiễm mỡ

– Kiểm soát hoạt động tế Kupffer – Giải pháp khoa học trong phòng và cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ

Với việc phát hiện ra tế bào Kupffer và vai trò quan trọng trong cơ chế sinh bệnh gan nhiễm mỡ, giải pháp tốt nhất được các nhà khoa học đưa ra là kiểm soát tế bào này hoạt động ở ngưỡng an toàn và không cho sản sinh các chất gây viêm để dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh từ gốc.

Nhờ vào thành công của công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra công thức đột phá của 2 tinh chất quý là Wasabia và S. Marianum thiên nhiên có tác dụng đặc hiệu lên tế bào Kupffer, giúp kiểm soát hiệu quả tế bào Kupffer. Nghiên cứu tại Nhật Bản và Đức cho thấy, sau 24h sử dụng Wasabia và S. Marianum giúp giảm 50% các chất gây viêm. Nhờ đó, hạn chế quá trình mỡ hóa tế bào gan, cải thiện hiệu quả bệnh gan nhiễm mỡ và ngăn chặn diễn tiến thành viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

Bên cạnh đó, Wasabia và S. Marianum kết hợp với nhau còn giúp kích hoạt protein bảo vệ cơ thể Nrf2 tăng gấp 3 lần chỉ sau 6 giờ, thúc đẩy quá trình khử độc trong gan, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư hại, phòng tránh gan nhiễm mỡ cũng như các bệnh lý khác về gan từ gốc.

 

 

Đánh giá bài viết
25-08-2023

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bị gan nhiễm mỡ ăn mì tôm được không? Ăn mì gói lưu ý gì?

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh gan nhiễm mỡ. Do đó, chế độ dinh dưỡng, vận động đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện bệnh. Cũng vì vậy mà không ít người bệnh thắc mắc gan nhiễm mỡ ăn mì tôm được không?...
Chi tiết

Gan nhiễm mỡ ăn chuối được không? Loại chuối nào dùng được?

Chuối là loại quả giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chuối lại chứa lượng lớn carbs (đường và tinh bột). Vậy người gan nhiễm mỡ ăn chuối được không? Chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể qua bài chia sẻ dưới đây. Nhận biết bệnh gan...
Chi tiết

Bị gan nhiễm mỡ có chữa được không, có khỏi bệnh dứt điểm không?

Hiện nay, y học hiện đại vẫn chưa tìm được thuốc đặc trị cho bệnh gan nhiễm mỡ. Đây là lý do nhiều người lo lắng liệu bệnh gan nhiễm mỡ có chữa được không, có khỏi bệnh dứt điểm không? Câu trả lời nằm trong những chia sẻ trong...
Chi tiết

Top 8 cách phòng ngừa gan nhiễm mỡ, giúp ngăn bệnh tiến triển

Gan nhiễm mỡ nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan. Bệnh lý này thường rất khó phát hiện và việc điều trị cũng rất khó khăn khi tiến triển nghiêm trọng. Do đó, phòng tránh gan...
Chi tiết

Gan nhiễm mỡ không do rượu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách đề phòng

Gan nhiễm mỡ không do rượu là bệnh mãn tính, ảnh hưởng đến những người ít hoặc không sử dụng rượu bia. Vậy nguyên nhân thực tế là do đâu? Triệu chứng và biến chứng của bệnh này là gì? Gan nhiễm mỡ không do rượu là gì? Bệnh gan...
Chi tiết

Người bị gan nhiễm mỡ có ăn được thịt gà, thịt vịt không?

Khi bị gan nhiễm mỡ, chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Nhiều người thắc mắc người bị gan nhiễm mỡ có ăn được thịt gà, thịt vịt không? Các chuyên gia giải đáp cụ thể qua bài viết...
Chi tiết