Gan nhiễm mỡ có thể gặp phải ở người bị tăng huyết áp, stress hoặc tuổi cao; thường được phát hiện tình cờ khi tình cờ đi xét nghiệm một bệnh khác; có thể kiểm soát được thông qua cải thiện một bệnh lý khác... là những thông tin thú vị cho những ai đang có nhu cầu tìm hiểu về gan nhiễm mỡ.
1. Trong gan, bình thường mỡ có khoảng 5%, là giới hạn cho phép. Khi lượng mỡ tích tụ trên 5% thì người la gọi là gan nhiễm mỡ. Hay nói cách khác, gan nhiễm mỡ (bệnh lý) là tình trạng tích tụ bất thường của mỡ trong gan.
Cơ chế nhiễm mỡ ở gan
2. Số người
bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng tăng trên thế giới, chiếm tỷ lệ đến 20- 30% ở các nước phát triển. Theo một thống kê của Mỹ, khoảng từ 80- 100 triệu người dân Mỹ đang mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Theo Hiệp hội nghiên cứu bệnh gan Hoa Kỳ (AASLD), gan nhiễm mỡ là bệnh lý hàng đầu trong số bệnh gan mạn tính hiện nay.
3. Tại Việt Nam, hiện nay chưa có con số thống kê, báo cáo chính thức về tình hình gan nhiễm mỡ trong cộng đồng của người Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người chỉ tình cờ phát hiện gan nhiễm mỡ qua kiểm tra sức khỏe định kỳ và cần phải làm thêm một số xét nghiệm cần thiết mới có thể biết được chỉ là gan nhiễm mỡ đơn thuần hay đã bị viêm gan.
4. Hiện không có tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán gan nhiễm mỡ. Đa số bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu đều không có triệu chứng gì. Khi bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn, đau bụng dưới hạ sườn trên bên phải thì đó là những triệu chứng gợi ý để chuyên gia chẩn đoán. Khi đi siêu âm thấy gan nhiễm mỡ, sau đó chuyên gia sẽ cho xét nghiệm máu để xem gan có bị viêm hay không. Thậm chí một số trường hợp khó chẩn đoán thì chuyên gia sẽ chỉ định sinh thiết gan (giải phẫu bệnh) để tìm bệnh. Nếu bệnh nhân ở giai đoạn viêm gan nhiễm mỡ thì chuyên gia sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách hỗ trợ phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện.
5. Trong số những người viêm gan nhiễm mỡ có đến 20% chuyển biến sang xơ gan sau này. Tỉ lệ này là không nhỏ nhưng còn nguy hiểm hơn nữa khi đến
xơ gan thì phải đặt vấn đề ghép gan. Số tiền ghép gan lên đến con số hàng tỷ đồng. Nhiều gia đình ở Việt Nam không có khả năng đáp ứng chi phí này.
6. Hiện nay không có thuốc hỗ trợ cải thiện đặc hiệu gan nhiễm mỡ mà chỉ cải thiện bắc cầu qua trung gian. Như gan nhiễm mỡ hay gặp ở những người có hội chứng rối loạn chuyển hóa, bệnh nhân bị tăng đường huyết, tăng huyết áp, thừa cân béo phì, giảm HDL cholesterol, tăng triglyceride máu… thì chuyên gia sẽ hỗ trợ cải thiện những bệnh này và hướng dẫn bệnh nhân ăn uống sinh hoạt. Ngoài ra những người mắc các bệnh lý suy tuyến yên, tuyến giáp, stress, tuổi cao hoặc quá gầy… cũng có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ.
7. Cải thiện tùy vào mức độ nặng của gan nhiễm mỡ và sự tuân thủ của bệnh nhân. Ngoài thuốc thì bệnh nhân phải có chế độ ăn uống điều độ, kiểm soát huyết áp, đường huyết tốt; tập thể dục, giảm cân có hiệu quả thì sẽ nhanh phục hồi. Tuy nhiên, khi phục hồi nếu không duy trì các chế độ ăn uống, tập luyện thì gan cũng sẽ nhiễm mỡ lại.
8. Nếu gan nhiễm mỡ đơn thuần, chưa bị viêm gan thì bệnh nhân chỉ cần kiêng cữ rượu bia, ăn chế độ ăn phù hợp, cân bằng đạm, đường, mỡ, không ăn quá nhiều chất ngọt, béo và thường xuyên tập thể dục.
Hồ Khúc